Vì sao Ấn Độ hiện đại hoá quốc phòng?


TQ - Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm lực quốc phòng, gia tăng hiện diện quân sự, xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới với Ấn Độ, và đặc biệt là liên tiếp tuyên bố chủ quyền đối với bang Arunachal Pradesh khiến Ấn Độ phải hiện đại hóa quân đội.

Tháng 10 vừa qua, giới hoạch định chính sách quốc phòng Ấn Độ đưa ra quyết định mang tính chiến lược then chốt, theo đó triển khai tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos có tầm bắn 290 km tới khu vực phía Đông để tăng cường khả năng đối phó với Trung Quốc. Theo báo Daily News & Analysis, Ấn Độ sẽ tăng cường khả năng giám sát trên không bằng việc đưa vào sử dụng ít nhất 114 trực thăng chiến đấu hạng nhẹ LCH do Công ty nội địa Hindustan Aeronautics Ltd. thiết kế với vai trò chính là phòng thủ trên không chống các mục tiêu di chuyển chậm, phá các hoạt động phòng không của đối phương, trinh sát và chống tăng.

Ngoài ra, New Delhi sẽ tuyển thêm 100.000 quân trong 5 năm tới, đồng thời sẽ triển khai thêm 4 sư đoàn tới khu vực miền Đông. Tại đây, Ấn Độ hiện có 120.000 quân, được hậu thuẫn bởi hai liên đội Sukhoi 30 MKI từ Tezpur.


Theo tờ The Times of India, New Dehlicòn cũng có kế hoạch trong 5 năm tới sẽ triển khai thêm 2 đơn vị biệt kích với quân số 1.600. Lực lượng này sẽ được tăng cường khả năng chiến đấu độc lập, đủ sức hoạt động trong trạng thái bị cô lập suốt 48 giờ. Mỗi binh sỹ biệt kích sẽ được trang bị hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị liên lạc cá nhân tiên tiến gắn trực tiếp trên người và không cần điều khiển bằng tay. Ngoài ra, những binh sỹ này còn được trang bị hệ thống máy tính và bản đồ số được tích hợp trong quần áo để phân tích tình trạng tác chiến.

Ngoài ra, pháo siêu nhẹ và xe tăng thiết giáp cũng sẽ được triển khai đến khu vực Đông Bắc. Gần đây, New Dehli cũng hết sức quan ngại trước quan hệ quân sự ngày càng gần gũi giữa Trung Quốc và Pakistan, đặc biệt sau khi Bắc Kinh hứa chuyển giao cho Islamabad 50 chiến đấu cơ JF-17 trong 6 tháng tới. Để tăng cường phòng thủ trên mặt trận phía tây với Pakistan, Ấn Độ đã quyết định triển khai trực thăng hạng nhẹ ALH được trang bị tên lửa không đối không và tên lửa chống tăng.

Phản ứng trước động thái tăng cường tiềm lực quốc phòng của Ấn Độ, gần đây Nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) có bài viết nhấn mạnh các hành động quân sự của Ấn Độ ở quân khu miền Đông xuất phát từ tham vọng nhằm kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, động thái tuyển thêm quân của Ấn Độ sẽ “chẳng đi tới đâu”.

Theo giới quan sát, bất chấp tuyên bố việc tuyển thêm quân của Ấn Độ sẽ chẳng đi đến đâu, nhưng về phía Trung Quốc, nước này cũng có nhiều động thái quân sự đáng quan tâm. Bắc Kinh cũng củng cố sự hiện diện quân sự tại Tây Tạng, rất gần Tuyến kiểm soát thực tế (LAC) ở bang Arunachal Pradesh. Theo tiết lộ của một báo cáo năm 2010 do Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra, Trung Quốc đã thay thế tên lửa đạn đạo tầm trung dùng nhiên liệu lỏng CSS-3 bằng tên lửa CSS-5 MRBMs hiện đại hơn nhiều. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đầu tư nhiều tiền của để xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giáp biên giới Ấn Độ để hỗ trợ quá trình cơ động và triển khai của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA). Về vũ khí, Bắc Kinh cũng triển khai các tên lửa liên lục địa, chẳng hạn DF-31 và DF-31A tại Delingha, phía Bắc Tây Tạng. Trên biên giới giáp Ấn Độ, Trung Quốc đã triển khai 13 trung đoàn phòng thủ biên giới, với khoảng 300.000 quân. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng rất chú ý đến vấn đề xây dựng các sân bay tại Hoping, Pangta và Kong Ka. Các sân bay này cùng với 6 sân bay khác ở khu tự trị Tây Tạng sẽ được sử dụng để hỗ trợ các máy bay chiến đấu và tăng cường khả năng không vận của PLA.

Theo giới phân tích, đứng trước tình hình hiện nay, khi sức mạnh của Trung Quốc phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến chính trị quốc phòng, sẽ rất khó để bất kỳ một đối thủ nào đó đối đầu trực diện với Bắc Kinh, và Ấn Độ không phải là trường hợp ngoại lệ. Thông qua các diễn đàn song phương và đa phương, Ấn Độ cần tuyên bố rõ rằng, New Dehli không mong muốn xung đột vũ trang với Bắc Kinh, New Dehlichỉ tăng cường tiềm lực quốc phòng để đối phó với các cuộc tiến công từ nước ngoài. Và việc xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự ở bang Arunachal Pradesh có thể giúp Ấn Độ tăng cường khả năng phòng thủ truyền thống.

Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã kéo dài từ lâu. Tuy nhiên, đây không phải là bài toán không có lời giải. Giới phân tích cho rằng, cách tốt nhất để tháo gỡ vấn đề nan giải này là hai bên thông qua một cơ chế đàm phán và xây dựng lòng tin lẫn nhau./.

Thế Phương (Theo các báo nước ngoài)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang