Mỹ, Iran căng thẳng nhưng sẽ không đánh nhau?


DATVIET - Mỹ, Saudi Arabia lẫn Iran đang làm “rùm beng” lên tại Liên Hiệp Quốc xung quanh "kế hoạch ám sát" Đại sứ Saudi tại Washington. Nhiều người lo ngại, cẳng thẳng lần này giữa các bên sẽ có thể thổi bùng lên một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Iran.

Chiến tranh Mỹ - Iran?

Căng thẳng giữa Mỹ - Iran xung quanh "kế hoạch ám sát" Đại sứ Saudi tại Washington có thể thổi bùng lên một cuộc chiến giữa hai nước? Ảnh: Ipolitiquest.

Hiện không chỉ Mỹ, Saudi Arabia mà cả Iran đều gửi thư phản đối lên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon liên quan đến việc Mỹ mạnh mẽ cáo buộc rằng, các mật vụ Iran lên kế hoạch ám sát Đại sứ Saudi tại Washington. Tuy nhiên, trong khi chưa rõ bao giờ Hội đồng Bảo an sẽ chính thức đứng ra xử lý vấn đề này thì Iran đang bắt đầu gửi đi những tín hiệu mâu thuẫn, đáng ngờ.

Trong khi Ngoại trưởng nước này tuyên bố rằng vụ ám sát sẽ được điều tra cẩn thận thì Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad lại khẳng định chẳng có gì để điều tra cả và rằng Mỹ luôn thêu dệt nên những lời buộc tội mới chống lại Iran.

Trước đó, đầu mùa xuân năm 2003, cựu Tổng thống George Bush cáo buộc chế độ Saddam Hussein chống lại hòa bình và nhân loại, đặc biệt là việc theo đuổi chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt. Kết quả là tháng 3/2003, các cáo buộc trên bị đẩy lên đỉnh điểm, biến thành cuộc chiến tranh xâm lược khi Mỹ quyết định đưa quân vào Iraq.

Những gì đang diễn ra xung quanh hai đối thủ truyền thống Mỹ - Iran khiến nhiều lo ngại về một kịch bản tồi tệ nhất: xảy ra chiến tranh. Mối lo ngại này không phải là không có căn cứ bởi theo nhiều nhà quan sát, quan hệ Iran - Mỹ hiện rất giống với những gì từng diễn ra đối với Iraq – Mỹ. Đầu tiên là buộc tội, tranh cãi rồi kêu gọi lênh trừng phạt mới từ cộng đồng quốc tế…cuối cùng là một cuộc chiến tranh xâm lược.

Và nếu ai chứng kiến phiên điều trần về vụ Iran tại Quốc hội Mỹ cũng sẽ phải thừa nhận rằng tình hình hiện nay giữa Mỹ và Iran hoàn toàn giống với tình hình năm 2002 – 2003.

Nghị sĩ đảng Cộng hòa Peter King mô tả vụ tấn công khủng bố nhằm vào Đại sứ được xem là một hành động gây chiến. Lời cáo buộc của King nhận được sự đồng thuận từ Nghị sĩ đảng Dân chủ Carl Levin. Còn Ileana Ros-Lehtinen, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, yêu cầu chính quyền Obama nên cứng rắn hơn với Iran.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Chính phủ hứa hẹn rằng các hàng loạt các biện phát trừng phạt Iran mạnh mẽ chưa từng có trước đó đang được gấp rút soạn thảo. Do đó, chẳng có gì khó hiểu khi người ta lo sợ, cuối cùng thì chiến tranh cũng nổ ra.

Mỹ đừng mơ xâm lược Iran

Tuy nhiên, khó mà đoán được động thái của Quốc hội Mỹ trong lúc này và liệu những gì đang diễn ra xung quanh Iran có đủ khả năng để bùng lên thành một cuộc chiến hay không bởi thực tế là, nếu xâm lược Iran là một việc dễ dàng thì Mỹ đã xâm lược từ lâu.

Kể từ năm 2003, Iran bị kẹp bởi quân đội Mỹ từ ba mặt: phía Nam với sự hiện diện của hạm đội Mỹ ở Vùng vịnh Pécxích; phía Tây: quân đội Mỹ đóng quân ở Iraq và từ phía Đông là ở Afghanistan.

Do đó, nếu Mỹ muốn xâm lược Iran, quân đội Mỹ thuận lợi, dễ dàng huy động, triển khai.

Tuy nhiên, nếu trước đây, vì một vài lý do Mỹ không thể tấn công Iran thì hiện giờ Mỹ lại càng không thể.

Lý do là cho tới nay, Chính quyền Obama vẫn chắc nịch về ý định rút gần như toàn bộ quân khỏi Iraq vào cuối năm nay và nếu không có gì thay đổi thì toàn bộ quân đội Mỹ ở Afghanistan cũng sẽ được trở về nhà vào cuối năm 2014 theo các cam kết của Mỹ.

Điều này sẽ khiến cho Iran có thể thở phào nhẹ nhõm.

Ngoài ra, chính sách đối ngoại mới của chính quyền Obama vừa chuyển dịch trọng tâm sang châu Á cũng sẽ là một yếu tố cản trở việc hình thành cuộc chiến Mỹ - Iran. Trên Tạp chí Chính sách đối ngoại, Ngoại trưởng Hilary Clinton có bài viết khẳng định Mỹ sẽ quay lại châu Á với tựa đề: “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là tuyên bố “Tương lai của đời sống chính trị được quyết định ở châu Á chứ không phải ở Iraq hay Afghanistan”. Đây được xem là lời khẳng định dứt khoát cho sự kết thúc của cuộc chiến tranh kéo dài suốt 10 năm qua ở Afghanistan và Iraq của Mỹ và trong 10 năm tiếp theo “chúng ta cần chuyển trọng tâm về hướng Đông”, nơi đáng để Mỹ “đầu tư thời gian và công sức”.

Điều đó có nghĩa là, Chính quyền Tổng thống Obama sẽ không bắt đầu một cuộc chiến tranh ở Trung Đông; đặc biệt là trong bối cảnh, người Mỹ đã bắt đầu nhận thấy sự nổi lên của một đối thủ toàn cầu mới là Trung Quốc. Do đó, mối bận tâm về Trung Quốc và phía Đông sẽ khiến Mỹ sẽ không còn rảnh tay để lo chuyện Iran thêm nữa.

Đó là lý do nhiều nhà phân tích ví von rằng xung đột với Iran liên quan đến vụ ám sát Đại sứ Saudi Arabia chỉ là món quà chia tay mà Mỹ dành tặng Iran và sau đó, các vấn đề với nước này sẽ được để lại ở phía sau.

Lê Dung (theo RIA Novosti)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang