Tìm hiểu xe tăng Expeditionary của Mỹ


DATVIET - Thiết kế T-95 (Nga) từng được thán phục vì có tháp pháo tự động hóa cao độ. Tuy nhiên, đây không phải mẫu xe tăng đầu tiên như vậy.

Từ năm 1980, Sư đoàn bộ binh số 9 của Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm một loạt các mẫu xe tăng thử nghiệm, là một phần trong chương trình Ứng dụng công nghệ cao vào các sư đoàn bộ binh hạng nhẹ (HTLD - High Technology Light Division).

Một trong những mẫu thử nghiệm sau đó được phát triển khá hoàn thiện là xe tăng Expeditionary.

Được thiết kế với mục đích có thể được chuyên chở trên máy bay vận tải C-130, xe tăng Expeditionary có kích thước khá khiêm tốn, chỉ dài 7,49 mét (bao gồm cả pháo chính), rộng 2,69 mét và cao 2,8 mét với tổng khối lượng chỉ có 19 tấn.

Điểm đặc biệt của loại xe tăng này là tháp pháo sử dụng hệ thống nạp đạn tự động EGT (External Gun Turret), được thiết kế với kích cỡ khá nhỏ và vị trí lùi về cuối xe với phần thân trước xe được thiết kế với độ nghiêng lớn.

Xe được trang bị một động cơ diesel công suất 495 mã lực, có thể chạy với tốc độ tới 80 km/h và tầm hoạt động 480 km.

Một trong những mẫu phác thảo thiết kế xe tăng T-95 của Nga.

Xe tăng Expeditionary chỉ có khối lượng 19 tấn và dễ dàng chuyên chở bằng máy bay vận tải C-130 phục vụ các nhiệm vụ phản ứng nhanh.

Lớp giáp của Expeditionary được làm bằng thép có độ cứng cao, có khả năng chống lại các loại đạn súng máy và mảnh văng của pháo.

Ngoài ra, trong điều kiện chiến trường, xe tăng này có khả năng lắp thêm các miếng giáp rời khác, gồm giáp phản ứng nổ ERA trong thời gian ngắn và không cần dụng cụ đặc biệt. Xe cũng được trang bị hệ thống chữa cháy tự động Halon 1301 cùng với hệ thống phòng chống NBC.

Kíp xe gồm ba người: trưởng xe, pháo thủ và lái xe ngồi trong một khoang bọc giáp đặc biệt ở gần phía sườn xe.

Vũ khí chính của Expeditionary là pháo nòng xoắn cỡ 105 mm được đặt trên tháp pháo tách rời xe, không có người bên trong và trang bị hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay.

Vũ khí chính của Expeditionary là pháo nòng xoắn M35 cỡ 105 mm được điều khiển từ xa với hệ thống nạp đạn tự động kiểu ổ quay có 9 viên đạn nạp sẵn.

Ngoài ra, xe tăng còn có súng máy M240 cỡ 7,62 mm cơ số đạn là 400 viên. Ngoài ra, xe còn mang thêm 26 đạn pháo 105 mm và 3.600 viên đạn 7,62 mm cho súng máy.

Hệ thống điện tử của xe tăng Expeditionary là loại hiện đại nhất trong thập niên 1990 của Mỹ với máy tính kiểm soát hỏa lực M21, thiết bị đo xa laser AN/VVG-2 cùng thiết bị trinh sát ảnh nhiệt AN/TAS-4.

Ngoài ra, lái xe còn được trang bị kính tiềm vọng nhìn đêm AN/VVS-2 cho phép quan sát tốt hơn trong điều kiện ánh sáng yếu.

Pháo chống tăng tự hành, hỗ trợ hỏa lực bắn thẳng M1128 Stryker, hiện đang phục vụ trong quân đội Mỹ đã được trang bị tháp pháo của xe tăng Expeditionary (sau khi cải tiến).

Tuy mang nhiều đặc điểm thiết kế rất hiện đại nhưng Expeditionary gặp phải nhiều vấn đề do hạn chế về khoa học kỹ thuật đương thời.

Do kích cỡ nhỏ, tháp pháo của xe không được trang bị thiết bị ổn định tầm, hướng và các hoạt động như nạp đạn, sửa chữa đều yêu cầu kíp xe thao tác từ phía ngoài.

Súng máy M240 trang bị theo xe cũng không phải là loại đồng trục mà được lắp phía rìa tháp pháo, điều này làm giảm độ chính xác khi tác xạ.

Thêm nữa, cơ chế nạp đạn kiểu ổ quay và pháo chính của Expeditionary thường gặp trục trặc khi vận hành, khiến loại xe tăng này khó được chấp nhận.

Chương trình phát triển xe tăng Expeditionary bắt đầu từ năm 1982. Phần thân xe của mẫu thử đầu tiên được hoàn thành vào tháng 12/1983 và phần tháp pháo được hoàn thành vào giữa năm 1984.

Vào tháng 4/1985, sau khi hoàn thành thử nghiệm tại sa mạc Nevada, lần đầu tiên xe tăng Expeditionary đã được giới thiệu trước công chúng tại Fort Knox.

Tuy nhiên, xe tăng Expeditionary đã thất bại trước xe tăng M8 Buford trong chương trình đấu thầu sản xuất xe tăng hạng nhẹ AGS năm 1992 (sau này chương trình AGS bị hủy bỏ và xe tăng M8 Buford không bao giờ được đưa vào trang bị chính thức trong quân đội Mỹ).

Năm 1996, xe tăng Expeditionary một lần nữa lại được đưa ra thị trường nhưng chẳng có khách hàng nào đặt mua và sau đó phải nhường chỗ cho biến thể pháo tự hành bánh hơi M1128 Stryker.

Sau này, thiết kế tháp pháo ưu việt của Expeditionary được cải tiến, nâng cấp và gắn trên thân xe Stryker để trở thành biến thể pháo chống tăng tự hành M1128, có khả năng vận chuyển bằng máy bay vận tải C-130 và đang phục vụ trong quân đội Mỹ.

Nguyễn Linh (theo Military Today)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang