'Tê giác xám', tinh hoa quân sự Đức và Nhật


DATVIET - Một trong những “ông hoàng chiến trường” nổi tiếng khắp châu Á, thậm chí trên thế giới là “Tê giác xám” Type-90 của “Đất nước Mặt trời mọc”.

Lịch sử ra đời

Năm 1976, Công ty Mitsubishi đã bắt đầu chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ mới để thay cho các loại xe tăng đã quá lạc hậu Type-61 và Type-74.

Tham gia vào công trình chế tạo xe tăng mới, ngoài các kỹ sư Nhật Bản còn có các chuyên gia của các công ty Đức (Mac và Krauss-Maffei), những người đã từng tham gia chế tạo xe tăng chiến đấu chủ lực Leopad.

Chính vì vậy, xe tăng mới của Nhật chịu một số ảnh hưởng bởi các ý tưởng của người Đức. Điều này được thể hiện rõ nhất là ở hình dạng bên ngoài.

Năm 1989, sau khi đưa vào thử nghiệm và hoàn thành, xe tăng mới được đưa vào trang bị cho Cục Phòng vệ Nhật bản với mã số Type-90.

Bắt đầu từ năm 1992, Type-90 được sản xuất hàng loạt. Cho đến năm 2010, trong trang bị của Bộ Quốc phòng Nhật Bản có 341 xe tăng Type-90. Theo kế hoạch, nhu cầu ban đầu về số lượng Type-90 của lực lượng tăng thiết giáp Nhật Bản được ước tính khoảng 600 chiếc.

Các chuyên gia đánh giá Type-90 là một trong các loại xe tăng tốt và đắt nhất trên thế giới

Kết cấu

Type-90 được thiết kế theo sơ đồ cổ điển với bộ phận động cơ - truyền động nằm ở phía sau, khoang lái nằm bên trái, khoang chứa đạn nằm bên phải, khoang chiến đấu nằm chính giữa thân xe. Type-90 có thể nạp đạn tự độn nên giảm số lượng kíp chiến đấu.

Type-90 "ngụy trang" hợp địa hình thực tế

Giáp trang bị cho xe là loại giáp nhiều lớp kết hợp giáp gốm do công ty gốm sứ Kyoto sản xuất. Trọng lượng xe tăng nặng 50,2 tấn.

Trên cơ sở xe tăng chiến đấu chủ lực Type 90, Nhật Bản đã chế tạo xe sửa chữa – sơ tán bọc thép BREM 90 và xe tăng Type-91.

Hiện nay, các chuyên gia đánh giá Type-90 là một trong các loại xe tăng tốt và đắt nhất trên thế giới. Chính phủ Nhật Bản cho biết, giá mỗi chiếc Type-90 khoảng 8-9 triệu USD.

Vũ khí

Tháp pháo của Type-90 được lắp pháo nòng trơn 120mm Rh-M-120 sản xuất tại Nhật Bản theo giấy phép và công nghệ của công ty Rheinmetall (Đức).

Pháo có thể bắn tất cả các loại đạn 120mm (đạn dùng cho pháo trên xe tăng “Leopad-2” của Đức và M1A1 “Abrams” của Mỹ).

Vũ khí chính của Type-90 là pháo nòng trơn 120mm Rh-M-120

Vũ khí phụ của xe tăng bao gồm súng máy 7,62mm (được lắp đặt đồng trục với pháo) và súng máy phòng không 12,7mm (được lắp đặt trên tháp pháo).

Ở mặt tháp gần phía sau lắp thêm ống phóng lựu đạn khói. Ngoài ra, trên xe tăng còn bố trí thiết bị chuyên dụng tạo màn khói dày đặc cho nhiệm vụ ngụy trang.

Động cơ "khủng"

Type 90 được lắp động cơ diesel 10 xilanh do Công ty Mitsibishi sản xuất. Động cơ được trang bị hệ thống tăng áp, hệ thống làm mát, có thể tăng công suất tối đa 1.500 mã lực. Vận tốc tối đa khi hành tiến trên đường nhựa là 70km/h, khi lùi – 42km/h.

Nhờ có công suất động cơ lớn, nên xe có thể vượt quãng đường 200m trong khoảng 20 giây. Type-90 có thể vượt qua đoạn hào rộng 2,7m và vượt qua tường thẳng đứng cao 1m. Dự trữ nhiên liệu cho hành trình lên tới 350km, thùng nhiên liệu đầy là 1.100 lít.

Hệ thống điều khiển hỏa lực

Hệ thống điều khiển hỏa lực do (FCS) công ty Mitsubishi sản xuất được cho là một trong những hệ thống tốt nhất thế giới gồm các thiết bị quan sát có trường nhìn rộng, dẫn đường cho chỉ huy xe tăng và xạ thủ, thiết bị đo xa bằng laser.

FCS bảo đảm khả năng tự động theo dõi mục tiêu trên cơ sở hoạt động của thiết bị quan sát hồng ngoại.

“Trái tim” của FCS là máy tính đường đạn kỹ thuật số 32 bit. Khi tính toán tiêu diệt mục tiêu, máy tính này sẽ điều chỉnh tham số bắn có cân nhắc tốc độ và hướng gió, nhiệt độ môi trường xung quanh (các dữ liệu được truyền từ các bộ cảm biến bố trí trên tháp xe tăng)...

Xe tăng có thể khai hỏa ở trạng thái cố định hoặc khi hành tiến trong bất kỳ thời gian nào, tiêu diệt mục tiêu dù là mục tiêu di động hay cố định.

Thiết bị ngắm bắn của xạ thủ do Công ty Nikon Corporation chịu trách nhiệm sản xuất, còn thiết bị ngắm bắn cho chỉ huy do Công ty Fuji sản xuất.

Thiết bị ngắm bắn của người chỉ huy chỉ có 1 kênh quang học nhìn đêm, cho phép phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trực tiếp hoặc “chuyển” các mục tiêu do mình phát hiện cho xạ thủ, để sục sạo tìm các mục tiêu mới.

Anh Dũng (tổng hợp)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang