Khám phá 'đại bàng' F-15E của không quân Mỹ


DATVIET - F-15E là mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm do tập đoàn MacDonnell Douglas thiết kế sản xuất. Đây là loại máy bay "dày dặn" kinh nghiệm tham gia nhiều chiến dịch không kích của quân đội Mỹ trong quá khứ.

Bối cảnh ra đời

Đại bàng F-15E được hỗ trợ nhiều hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.

Sự ra đời của chiếc F-15 Eagle đã xua tan nỗi lo lắng đến từ chiếc tiêm kích Mig-25 của Liên Xô. Tuy nhiên, không lâu sau giới quân sự Mỹ nhận thấy rằng chiếc F-15 Eagle không có khả năng tấn công mặt đất, vai trò của chiếc máy bay bị hạn chế ở tác chiến không đối không, trong khi chiếc F-111 chuyên thực hiện việc tấn công mặt đất đã cho thấy sự lạc hậu cần được thay thế.

Khái niệm tiêm kích đa chức năng xuất hiện, và kết quả là sự ra đời của chiếc F-15E được phát triển trên cơ sở của F-15 Eagle, được sản xuất bởi Tập đoàn McDonnell Douglas ( hiện nay đã sát nhập vào Boeing). Chuyến bay đầu tiên của F-15E diễn ra vào ngày 11/12/1986, chính thức phục vụ trong biên chế không quân Mỹ từ tháng 4/1988.

Thiết kế

Chiếc F-15E được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không và khả năng tác chiến không đối đất. Để thực hiện được vai trò đa nhiệm, khung máy bay được thiết kế lại khá nhiều. Gia cố khả năng chịu đựng gia tốc trọng trường của khung máy bay, động cơ mới mạnh hơn.

Buồng lái được thiết kế hai chỗ ngồi, phi công phía trước chịu trách nhiệm điều khiển máy bay, phi công phía sau chịu trách nhiệm quản lý và khai thác các hệ thống vũ khí.

Buồng lái của phi công ngồi trước.

Sau ghế ngồi của phi công phía trước được bố trí 4 màn hình LCD đa chức năng, hiển thị các thông tin thu được từ radar, các hệ thống cảm biến, hệ thống chiến tranh điện tử, quản lý giao diện giữa máy bay và môi trường xung quanh, tình trạng vũ khí và các mối đe dọa có thể có đến từ nhiều hướng khác nhau. Phi công phía trước được trang bị màn hình hiển thị HUD, 3 màn hình LCD đa chức năng, hiển thị các thông tin về chuyến bay và chiến thuật đội hình.

Hệ thống điện tử

F-15E được trang bị radar mảng pha đa chức năng APG-70, cung cấp khả năng phát hiện và giám sát mục tiêu ở trên không và trên mặt đất một cách hiệu quả với cự ly xa hơn.

Radar phía trước được hỗ trợ bởi một radar phía sau cung cấp các quan sát về địa hình, cung cấp khả năng bay tại độ cao thấp với cơ chế men theo địa hình.

Hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp TEWS bao gồm máy thu cảnh báo radar AN/ALR-56, hệ thống gây nhiễu tín hiệu radar, hệ thống tác chiến điện tử ALQ-131 ECM, hệ thống xác định bạn - thù AN/APX-76.

Hệ thống dẫn đường quán tính sử dụng hệ thống laser con quay hồi chuyển, liên tục xác định vị trí của máy bay cung cấp thông tin cho máy tính trung tâm và các hệ thống khác, hiển thị lên bản đồ chuyển động số trên màn hình của phi công phía trước và phía sau.

Hệ thống nhắm mục tiêu hồng ngoại LANTIRN, cho tác chiến không đối đất vào ban đêm. Hệ thống này gồm có hai quả AN/AAQ-13 và AN/AAQ-14 cung cấp khả năng chỉ thị và nhắm mục tiêu ảnh nhiệt trong điều kiện đêm tối cực kỳ hiệu quả, hệ thống tương thích với các tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.

Vũ khí

Chiếc F-15E có khả năng tương thích với tất cả các loại vũ khí hiện có của không quân Mỹ. Vũ khí trang bị có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ, không đối không hay không đối đất hoặc kết hợp không đối không và không đối đất. F-15E được vũ trang một pháo M61 Vulcan 20mm, cơ số đạn là 510 viên.

Động cơ

Chiếc F-15E được trang bị hai động cơ Pratt & Whitney F100-PW-220 hoặc 229, tiên tiến được thiết kế theo công nghệ kỹ thuật số mang lại hiệu năng hoạt động tối ưu. Động cơ sử dụng hệ điều khiển điện tử kỷ thuật số cung cấp khả năng tăng tốc một cách nhanh chóng.Cung cấp lực đẩy có đốt sau là 129kN mỗi chiếc, đây là một trong những chiếc máy bay hiếm hoi có tỷ lệ lực đẩy lớn hơn trọng lượng, cho phép máy bay có thể cất cánh tăng tốc rất nhanh.

Vận tốc tối đa của chiếc F-15E đạt Mach 2,5, tầm hoạt động 3.900km với thùng nhiên liệu phụ, vận tốc lên cao đạt 254m/s, trần bay 18.200m.

Nâng cấp

Không quân Mỹ đã thông qua kế hoạch nâng cấp năng lực tác chiến cho F-15E bằng hàng loạt các thay đổi. Điển hình là sự thay thế radar APG-70 bằng radar quét mảng pha điện tử AN/APG-82 mang lại năng lực tác chiến không đối không đối đất hoàn toàn mới dự định chính thức trang bị vào năm 2014.

Lịch sử hoạt động

Chiếc F-15E đã tham gia rất nhiều chiến dịch quân sự của NATO trên khắp thế giới, chiếc F-15E đã chứng minh được vai trò dẫn đầu của mình trong các chiến dịch không kích của Mỹ và NATO:

- Chiến dich Bão táp sa mạc, những chiếc F-15E được giao nhiệm vụ săn lùng các bệ phóng tên lửa Scud. Những chiếc F-15E đã chứng minh được giá trị của mình trong thực hiện các phi vụ tấn công sâu vào các mục tiêu trọng yếu, hỗ trợ lực lượng liên quân trên bộ. Hai chiếc F-15E bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không của Iraq.

- Thực thi vùng cấm bay ở miền Bắc và niềm Nam Iraq từ năm 1993-1999, những chiếc F-15E đảm đương vai trò chính trong tuần tra không phận Iraq rất nhiều bệ phóng tên lửa SA-2/3 của Iraq đã bị tiêu diệt.

- Chiến dịch không kích Kosovo năm 1999, những chiếc F-15E đã tiêu hủy khá nhiều bệ phóng tên lửa đối không SA-6 của Serbia.

- Chiến dịch Enduring Freedom từ năm 2001-2009 truy quét tàn quân Taliban và bọn khủng bố Al qaeda tại Afghanistan. Sự kiện đáng nhớ là vào ngày 13/9/2009 một chiếc F-15E đã sử dụng một quả tên lửa đối không AIM-9 Sidewinder và bắn hạ một chiếc máy bay trinh sát không người lái MQ-9 Reaper, các phi công đã không thể giải thích được sự nhầm lẫn "kỳ lạ" này.

- Chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, 24 chiếc F-15E đã được điều động đến thực hiện nhiệm vụ vô hiệu hóa hệ thống phòng không của Iraq. Ngày 3/4/2003 một chiếc F-15E đã tiêu diệt nhầm một xe phóng rocket M270 của Liên quân bằng một quả bom dẫn đường laser, làm 3 người chết và 5 người khác bị thương .Trong chiến dịch lần này, những chiếc F-15E đã đạt hiệu suất tiêu diệt 60% hệ thống phòng không của Iraq.

- Chiến dịch "bình minh Odyssey" năm 2011, thực thi lệnh áp đặt vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya, 10 chiếc F-15E được điều động đến thực hiện nhiệm vụ tại đây. Một chiếc F-15E Strike Eagle số hiệu 91-304 đã bị rơi do hỏng hóc về cơ khí.

Thông số kỹ thuật cơ bản:
Chiều dài: 19,43m
Chiều cao: 5,63m
Sải cánh: 13,05m
Diện tích cánh: 56,6m2
Trọng lượng rỗng: 14.300kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: 36.700kg

Quốc Việt (tổng hợp)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang