Sự thật về tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay


DATVIET - Nếu USS George Washington được coi là người vận chuyển bất khả chiến bại thì DF-21D của TQ được coi là “kẻ hạ gục người vận chuyển”.

Nhận xét trên được đăng tải trên một Tạp chí quân sự của Autralia. Vấn đề tên lửa DF-21D của Trung Quốc trở thành nội dung đặc biệt trên các phương tiện truyền thông Mỹ và báo chí phương tây.

Trong một bài báo, hãng thông tấn AP cho rằng sức mạnh của tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D có thể làm “cân bằng số dư sức mạnh trên biển” trước đây. ("Cân bằng số dư sức mạnh trên biển": Hiện nay trên thế giới, hàng không mẫu hạm George Washington của Mỹ có thể được coi là "bất khả chiến bại" do chưa có tên lửa diệt hạm của nước nào có khả năng đánh chìm. Do đó sức mạnh trên biển của Mỹ được xem là lớn nhất. Tên lửa DF-21D do Trung Quốc nghiên cứu chế tạo được giới thiệu có khả năng đánh chìm tàu sân bay của Mỹ, nên có thể coi DF-21D là yếu tố cân bằng sức mạnh với Mỹ trên biển.)

Khi mới xuất hiện, câu chuyện cải biến DF-21 cho mục tiêu diệt hạm được giới quân sự cho là câu chuyện đùa.

Theo phân tích của một số chuyên gia quân sự nước ngoài, với nền tảng công nghệ radar của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu tàu sân bay có thể bị phát hiện từ đường chân trời, máy bay hải quân hoặc tàu ngầm. Các dữ liệu thu được sẽ gửi tới tên lửa DF-21D để tấn công các tàu sân bay Mỹ.

Tốc độ bay của tên lửa DF-21D khoảng 7-10 Mach, mỗi giây tên lửa DF-21D đạt tốc độ trung bình là 2.380 mét, nếu tấn công tàu sân bay trong cự ly 1.000km, toàn bộ quá trình bay mất 420,16 giây (khoảng 7 phút). Độ sai lệch của DF-21D có thể đạt đến CEP 90 m. Với khả năng mang 900kg thuốc nổ, đầu đạn DF-21D có phạm vi sát thương đạt khoảng 300-500 mét. Theo những thông số như vậy, USS George Washington hoàn toàn có thể là "bia tập bắn" của DF-21D trên biển.

Ảnh chụp một bãi đất được cho là nơi diễn ra cuộc thử nghiệm tên lửa DF-21. Ảnh trên: Tên lửa DF-21.

Cách đây không lâu, khi thông tin về DF-21D có vẻ như là một ý tưởng viển vông nhưng càng ngày, những thông số (nếu không bị thổi phồng) được công bố cho thấy mức độ nguy hiểm của nó.

Điều đặc biệt, ngoài Trung Quốc, có một số quốc gia khác theo đuổi ý tưởng này và thực hiện một số thiết kế biến đổi tên lửa đạn đạo cho nhiệm vụ tiêu diệt tàu sân bay, như Ukraina với tên lửa METCH (Sword) và Thunder. Tuy nhiên, phạm vi chiến đấu của các tên lửa này chỉ khoảng 120-290 km, thua xa so với khoảng cách 1.000 km của DF-21D.

Trước đây, Hải quân Liên Xô từng trao nhiệm vụ tấn công tàu sân bay cho tên lửa hành trình siêu âm SS-N-19, có cự ly phóng đạt 500km. Các chuyên gia Nga cho biết tên lửa này được phóng dựa trên sự định vị của vệ tinh.

Kế thừa gia sản quốc phòng Liên Xô, Nga cũng từng có kế hoạch sử dụng máy bay ném bom mang tên lửa Kh22, có cự ly phóng khoảng 400-500 km để tiêu diệt tàu sân bay. Đặc biệt, tên lửa có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường.

Ngọc Sơn (tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang