Đa năng hóa pháo phản lực bắn loạt


QDND - Pháo phản lực bắn loạt là một trong các loại hỏa lực cơ bản, chủ yếu của pháo binh. Ra đời từ yêu cầu thực tế chiến trường, pháo phản lực bắn loạt ngày càng được phát triển, hiện đại hóa nhằm nâng cao uy lực chiến đấu. Bên cạnh khả năng chiến đấu trên mặt đất, pháo phản lực bắn loạt còn liên tục cải tiến theo hướng đa năng hóa, có thể lắp trên các phương tiện mang khác nhau hoặc tách rời làm vũ khí mang vác.

Những ưu điểm nổi bật của pháo phản lực bắn loạt là có tốc độ bắn rất nhanh, có thể phóng hàng trăm phát đạn trong thời gian ngắn, khả năng cơ động cao và kích thước linh hoạt để lắp trên các phương tiện cơ giới. Với tính năng kỹ thuật, chiến thuật hiện nay, pháo phản lực bắn loạt thường được sử dụng để tiêu diệt mục tiêu diện với khả năng hủy diệt trên chiến trường.

Hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad. Ảnh tư liệu

Những thành tựu khoa học-công nghệ tiên tiến đang được ứng dụng mạnh mẽ để phát triển các hệ thống pháo phản lực bắn loạt theo hướng nâng cao tầm bắn, độ chính xác bắn và khả năng sát thương của đạn. Nhờ có các loại vật liệu mới và nhiên liệu đẩy tiên tiến mà tầm bắn của các loại pháo phản lực phóng loạt tăng lên từ 50% tới 100%, mà không tăng trọng lượng hoặc giảm khối lượng đầu đạn của rốc-két. Hệ thống pháo phản lực bắn loạt Grad của Nga sau khi cải tiến đã nâng tầm bắn từ 20km lên 41km; đạn pháo không chỉ sát thương bộ binh mà còn tiêu diệt hiệu quả các loại xe tăng, thiết giáp hiện đại, các công sự khá kiên cố. Nga còn nâng cấp hệ thống pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch có tầm bắn tới 90km. Trung Quốc nghiên cứu phát triển hệ thống pháo phản lực bắn loạt Weishi-2 có tầm bắn tới 200km trên cơ sở hiện đại hóa pháo mua của nước ngoài. Mỹ đã phát triển các hệ thống pháo phản lực bắn loạt cơ động mới là Block-I và Block-II, được thiết kế dựa trên phiên bản của pháo phản lực bắn loạt M270, nâng tầm bắn lên tới 120km.

Các hệ thống pháo phản lực bắn loạt hiện đại phát triển theo hướng đa năng hóa, sử dụng được nhiều loại đầu đạn khác nhau, tùy theo mục đích chiến đấu như: Đạn chùm, đạn phá mảnh, rải mìn, đầu đạn có ngòi nổ xen-xơ và các hệ thống tên lửa chống tăng. Điển hình là các hệ thống pháo BM-30 Smerch của Nga, M270 và HIMARS của Mỹ. Nhiều loại pháo phản lực bắn loạt thế hệ mới của Nga, Mỹ, Trung Quốc, I-xra-en còn có khả năng phóng các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Sự tiến bộ và đa dạng của các loại đầu đạn đã nâng cao đáng kể hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Các hệ thống pháo phản lực bắn loạt còn được trang bị các hệ thống dẫn đường, định vị vệ tinh (GPS) và các thiết bị điều khiển thế hệ mới, nâng cao độ chính xác bắn. Pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad và BM-30 Smerch của Nga sau khi nâng cấp sử dụng đạn mới, được lắp hệ thống định vị vệ tinh NAP-SNS và hệ thống điều khiển hỏa lực tự động, không chỉ tăng tầm bắn, mà còn tạo độ chính xác và hiệu quả sát thương rất cao. Đạn pháo có điều khiển tạo bước đột phá về độ chính xác của pháo phản lực bắn loạt so với trước đây. Các sen-xơ quán tính lắp trên đạn giúp hiệu chỉnh đường đạn chính xác hơn từ 3 tới 4 lần.

Phiên bản cải tiến của pháo phản lực bắn loạt M-270 của Mỹ sử dụng loại đạn XM-30 hiện đại, được hỗ trợ hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS gắn bên trong quả đạn khiến loại đạn này có tầm bắn lên tới 70km với độ chính xác rất cao. Trên cơ sở hệ thống M-270, Mỹ nghiên cứu phát triển hệ thống pháo phản lực tầm xa mới ATACMS với những phiên bản như: Block-1, Block-1A và Block-2A. Phiên bản Block-1 sử dụng đạn mang 950 quả đạn con M-74, tầm bắn đến 165km. Phiên bản Block-1A sử dụng đạn nhẹ hơn và được cải tiến hệ thống dẫn đường GPS, tầm bắn nâng lên 300km. Phiên bản Block-2A với mỗi viên đạn chứa 13 đạn tên lửa chống tăng thông minh (BAT) với đầu dò tìm hồng ngoại, cảm biến âm thanh cùng hệ thống dẫn đường tự động có tầm bắn lên tới 140km.

Tự động hóa xe phóng và hệ thống nạp đạn là vấn đề quan tâm của các nhà thiết kế hệ thống pháo phản lực bắn loạt. Các xe phóng ngày càng có khả năng mang nhiều loại đạn khác nhau, sử dụng các hệ thống định hướng quán tính và một loạt các thiết bị điện tử tự động kết nối, lấy thông tin về mục tiêu từ các phương tiện tác chiến khác trên chiến trường theo mốc thời gian thực để bảo đảm sự chính xác và hiệu quả của các loạt bắn. Nga nâng cấp hệ thống pháo BM-21 Grad sử dụng xe nạp đạn 9T254 với giá chứa đạn 8F37M tiên tiến. Trung Quốc hiện đại hóa hệ thống pháo phản lực bắn loạt WS-2 bao gồm xe phóng, xe tiếp đạn và một xe chỉ huy, quá trình tiếp đạn hoàn toàn tự động.

Sự phát triển và nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống pháo phản lực bắn loạt cho thấy, các cường quốc quân sự vẫn tiếp tục đánh giá cao tính hiệu quả và tầm quan trọng của hỏa lực pháo binh trên chiến trường tương lai.

Hoàng Hồng Phương
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang