Hồ sơ căn cứ chiến lược Guam của Mỹ


DATVIET - Guam, đảo cận nam của quần đảo Mariana, Thái Bình Dương là một trong những căn cứ quân sự quan trọng nhất ở phía tây nước Mỹ.

Lịch sử hình thành

Năm 1521, nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã đến đảo Guam trong chuyến hành trình vòng quanh trái đất. Tới năm 1565, tướng Miguel Lopez de Legazpi tuyên bố chủ quyền Guam thuộc về Tây Ban Nha. Năm 1668, Tây Ban Nha bắt đầu thuộc địa hóa lãnh thổ này. Trong giai đoạn 1668-1815, Guam là điểm dừng chân quan trọng trên đường giao thương của Tây Ban Nha giữa Mexico và Philippines.

Năm 1898, Guam rơi vào tay Mỹ sau khi Tây Ban Nha thất bại trong cuộc chiến tranh với Mỹ. Guam trở thành một trạm phục vụ cho các chiến hạm Mỹ đi lại Philippines.

Cuối năm 1941, Guam bị Quân đội Nhật Bản tấn công và chiếm giữ. Trước khi cuộc chiến xảy ra, hầu hết công dân Mỹ đã được di chuyển khỏi đảo. Trong khi, người dân bản địa phải chịu sự tra tấn, bóc lột của quân Nhật, theo chứng thực Quốc hội Mỹ năm 2004 có khoảng 1.000 người bản địa chết trong thời gian Nhật chiếm đóng. Ngày 21/7/1944, lính thủy đánh bộ Mỹ tái chiếm Guam, và đồng thời lấy luôn quần đảo bắc Mariana vốn bị Nhật giữ từ năm 1919.

Hải quân đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển Guam năm 1944.

Trong vòng vài tuần, lính Mỹ tràn ngập Mariana và bắt đầu xây dựng các căn cứ không quân tạm thời để phục vụ “pháo đài bay” B-29 oanh tạc Nhật Bản. Đảo Tianian (quần đảo Bắc Mariana) trở thành căn cứ không quân quan trọng với bốn đường băng do Nhật xây dựng được sửa chữa lại và hai đường băng mới.

Cảng Apra của Guam được tân trang lại, cùng với căn cứ Tây Bắc Và Bắc Guam sửa chữa để đáp ứng yêu cầu cho B-29 thực hiện nhiệm vụ. Từ cuối tháng 12/1944, máy bay ném bom B-29 bắt đầu cất cánh từ Mariana không kích các thành phố của Nhật Bản.

Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và chiến tranh lạnh dần dần trở nên căng thẳng, Mariana trở thành địa bàn chiến lược quan trọng của Mỹ. Dù căn cứ ở Philippine và Nhật Bản là vị trí trọng yếu bảo vệ quyền lực Mỹ ở Châu Á.

Căn cứ Bắc Guam là nơi duy nhất triển khai đơn vị máy bay ném bom hạng nặng ở Thái Bình Dương sau năm 1945. Năm 1947, căn cứ này đổi tên thành căn cứ Không quân Bắc Guam.

Gần 150 pháo đài bay B-52 ở Guam chuẩn bị cho chiến dịch Linebacker II.

Năm 1949, để tưởng nhớ tướng James Andersen thiệt mạng khi đang bay thị sát trên Thái Bình Dương, căn cứ đổi tên thành Andersen. Đây là cái tên đáng nhớ trong cuộc chiến tranh mà Mỹ gây ra tại Việt Nam. Từ tháng 6/1965, 27 siêu pháo đài bay B-52 cất cánh từ Andersen đã ném bom rải thảm tấn công các lực lượng quân giải phóng miền nam Việt Nam.

Cuối năm 1972, Liên đội Không quân số 43 và 72 đóng tại Andersen gồm 143 chiếc B-52G/D đã được điều động tham gia chiến dịch Linebacker II nhằm biến “miền bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”.

Tuy nhiên, sau 12 ngày đêm Linebacker II đã thất bại hoàn toàn trước lòng dũng cảm, sự mưu trí, sáng tạo của quân dân miền bắc, buộc chính quyền Mỹ ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Paris lập lại hòa bình tại Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Andersen tiếp tục là căn cứ chiến lược và trung tâm hậu cầu cho các hoạt động của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Nhiệm vụ hiện tại và tương lai

Guam đang được Hải quân và Không quân Mỹ cùng sử dụng. Trong tương lai gần, Guam sẽ có sự hiện diện của Hải quân đánh bộ Mỹ được di chuyển về từ Okinawa (Nhật Bản).

Căn cứ Andersen là cơ sở của Không quân Mỹ ở Guam, nơi đây là “nhà” của những máy bay ném bom chiến lược hiện đại nhất (như B-52H, B-1B, B-2A). Ngoài ra, còn có một số đơn vị máy bay chiến đấu, máy bay tiếp dầu, trực thăng.

Hiện căn cứ Andersen được mở rộng và nâng cấp cơ sở, đặc biệt là có thêm tổ hợp bảo dưỡng hệ thống máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk.

B-52 cất cánh từ căn cứ Andersen.

Về mặt chiến lược, Andersen là chìa khóa của Không quân Mỹ, nó cung cấp khả năng bao quát toàn vùng Đông Nam Á và nam Trung Quốc. Hơn nữa, nó cũng nằm ngoài bán kính hoạt động của các máy bay xuất phát từ căn cứ ở khu vực châu Á, không giống như các căn cứ Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc đều nằm trong vòng “nguy hiểm”.

Các lực lượng của Hải quân Mỹ mà trực tiếp là Liên đội tàu ngầm số 15 (gồm tàu tiếp tế tàu ngầm USS Fank Cable và tàu ngầm tấn công USS Buffalo, USS City of Corpus Christi, USS Houston thuộc lớp Los Angeles) đóng ở phía nam cảng Apra Harbour.

Apra là cảng nước sâu tự nhiên nằm ở bờ biển phía tây Guam, nơi đây cung cấp nơi neo đậu cho tàu thuyền dân sự và quân sự. Phần phía bắc là cảng dân sự, phía nam dành cho quân sự.

Trong tương lai, Guam được xây dựng trở thành một siêu căn cứ, làm điểm tựa cho Mỹ trong chiến lược gây ảnh hưởng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Phương Đông (tổng hợp)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang