Đột nhập "trung tâm chỉ huy" của Tổng thống Mỹ


DATVIET - Nhà Trắng vừa công bố một bức ảnh hiếm có cho thấy Tổng thống Obama đang điện đàm từ một lái trại ở Brazil nhằm cập nhật tình hình Libya.

Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng công khai về lán trại bí mật này của Tổng thống Mỹ. Theo một quan chức giấu tên, lán trại có tên gọi Trung tâm thông tin nhạy cảm (SCIF) là một khu vực an toàn di động, được thiết kế để các lãnh đạo thảo luận mật trong khi di chuyển.

“Đó là một trong những nơi an toàn nhất thế giới cho một cuộc hội đàm bởi nó được thiết kế để chống lại các hoạt động nghe lén hay tấn công mạng”, quan chức này cho biết thêm.

Trung tâm thông tin nhạy cảm có thể là những khu vực cố định bên trong một tòa nhà, hoặc các khu vực di động được thiết lập khi một nhà lãnh đạo thế giới đang di chuyển.

Vì vậy, để Tổng thống, đang ở thăm Brazil, cập nhật tình hình chiến sự Libya, một căn phòng chiến tranh di động lập tức được dựng lên ngay trên nền thảm hoa của khách sạn, nơi Tổng thống đang ở, để ông có thể tổ chức một cuộc thảo luận bí mật qua điện thoại với Ngoại trưởng Hillary Clinton, Cố vấn an ninh quốc gia Tom Donilon và Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates, cùng một số quan chức khác.

Lán trại di động của ông Obama được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Mark Pfeifle, cựu trợ lý cố vấn an ninh quốc gia tại Nhà Trắng cho hay, để đảm bảo các hoạt động bên trong SCIF không bị do thám, giới chức Mỹ phải chuẩn bị rất nhiều công đoạn.

“Khi một Tổng thống di chuyển tại Mỹ hay ra nước ngoài, một điều mà nhóm phụ tá sẽ phải làm trước chuyến thăm là xác định và tìm kiếm một khu vực cố định nơi có thể đặt căn lán trại. Khi tìm được, vấn đề tiếp theo là đảm bảo rằng vị trí đó hoàn toàn an toàn”, ông Pfeifle tiết lộ.

Ông Phil Lago, một trong những người sáng lập Công ty tư vấn Command, chuyên cung cấp các lán trại cho các cơ quan Chính phủ nhấn mạnh: “Chúng tôi phải đảm bảo rằng không một tín hiệu nào bị lọt ra ngoài”.

Ông Lago còn miêu tả SCIF như một “vòng các sóng điện tử” ngăn chặn các tín hiệu ra và vào lán trại. Tín hiệu duy nhất có thể lọt ra ngoài là những thông tin được mã hóa, được truyền qua đường dây điện thoại an toàn.

Theo ông này, SCIF, dù di động hay không, cần không chỉ hoàn toàn cách âm mà còn được thiết kế với hệ thống phát hiện xâm phạm nhằm dò tìm bất kỳ sự đột nhập nào. Bản thân lán trại không có cửa sổ và được làm bằng chất liệu đặc biệt.

Ngoài ra, chỉ những người được phép mới có thể vào SCIF và để chiếc cửa mở ra, người muốn vào bên trong phải có mã pin, thẻ ra vào và các dữ liệu sinh trắc học.

Trong khi đó, Michael Creasey, giám đốc phát triển của CSG, một công ty khác chuyên cung cấp SCIF cho hay, khi thiết kế các SCIF, công ty ông phải sử dụng một loạt các trang thiết bị, từ một hàng rào có nhiệm vụ cảnh báo có người sờ vào nó, hay các thiết bị cảnh báo khi ai đó vừa nhận một e-mail.

Theo ông Creasey, nhu cầu SCIF đặc biệt cao tại khu vực Baltimore và Washington, nơi có nhiều cơ quan Chính phủ Mỹ và chi phí cho việc thiết lập một SCIF có thể rất khác nhau, từ 200 - 5.000USD.

Trà My (tổng hợp)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang