Lộ mưu toan


ANTD - Bất chấp đề nghị của Nga, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không muốn hạn chế việc triển khai binh lính sang các quốc gia thành viên mới. Họ có toan tính gì đằng sau hành động này?

Hệ thống tên lửa Patriot

Tờ Kommersant của Nga cho biết ngay từ tháng 12 năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao Nga S. Ryabkov đã chuyển cho Tổng thư ký NATO A. Rasmussen lời đề nghị rằng trong bối cảnh không có nguy cơ xảy ra xung đột như hiện nay, Nga và NATO “cần đưa vào văn bản điều khoản cho phép tạo ra sự đảm bảo nhất định nào đó về quân sự đối với Nga”. Song lấy lý do không thể nhất trí về khái niệm “các lực lượng chiến đấu quan trọng”, NATO đã không chấp nhận đề nghị của Nga.

Mối lo của Nga không phải không có cơ sở. Kể từ khi Khối Varsaw giải thể, ngoại trừ vũ khí hạt nhân, việc NATO có ưu thế hơn hẳn Nga về vũ khí hạng nặng từ lâu đã không còn là bí mật. Chẳng hạn, tính đến ngày 1-1-2006, Nga có 4.999 xe tăng trong khi NATO có 14.693 xe tăng; Nga có 5930 đại bác, NATO có 16.627 cỗ. Còn nhìn tổng thể, các chuyên gia quân sự cho rằng tiềm lực của NATO gồm quân đội của 26 nước mạnh hơn quân đội Nga trung bình là 3 lần.

Vốn có lợi thế, NATO càng có thêm ưu thế khi mở rộng sang một số nước Đông Âu, rồi lên kế hoạch triển khai “lá chắn tên lửa” châu Âu trên lãnh thổ Ba Lan và Séc. Dù kế hoạch đó bị cản lại bởi phản ứng gay gắt của Nga nhưng NATO mà trực tiếp là Mỹ vẫn thành công trong việc điều một khẩu đội tên lửa đánh chặn Patriot cùng binh lính đến căn cứ Morag của Ba Lan, cách tỉnh Kaliningrad của Nga khoảng 60 km. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đã vạch kế hoạch triển khai bổ sung trên lãnh thổ nước Đông Âu này các tên lửa SM-3 có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo.

Tất cả những cuộc điều chỉnh trên của NATO đã tạo ra mối đe dọa trực tiếp với Nga. Giờ đây, chẳng những áp đảo về số lượng, NATO còn từng bước đưa các lực lượng tấn công áp sát biên giới của Nga. Điều đó buộc Nga phải đưa ra đề nghị ký một thỏa thuận mang tính ràng buộc về việc NATO hạn chế triển khai binh lính sang các quốc gia thành viên mới. Đề nghị đó hoàn toàn hợp lý và sẽ giúp giảm bớt nguy cơ xung đột cho châu Âu, nhưng nó lại không thích hợp với những toan tính của NATO. Chính vì thế mà không có gì ngạc nhiên khi mong muốn của Nga bị NATO bác bỏ.

Các nhà phân tích cho rằng, đây lại thêm một bằng chứng nữa khẳng định sự thất hứa của NATO và làm lộ rõ mưu toan của khối quân sự này. Nhớ lại thời điểm sau khi các nước Đông Âu tan rã và Khối Varsaw giải tán, Tổng thư ký NATO lúc đó đã đưa ra cam kết với Liên Xô rằng “Bản thân việc chúng tôi không sẵn sàng bố trí quân đội NATO ở ngoài biên giới lãnh thổ CHLB Đức đã đem lại cho Liên Xô những đảm bảo vững chắc về an ninh”.

Nay thì quân NATO đã không chỉ vượt qua biên giới Tây Đức mà còn tiến sang cả các nước Đông Âu trong tham vọng lợi dụng thời cơ sau chiến tranh lạnh để giành ưu thế quân sự tuyệt đối với Nga.

Hoàng Sơn (Theo AnNinhThuDo)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang