Lỗ hổng trong tác chiến công nghệ cao của Mỹ


DATVIET - Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã giật mình khi nhận ra đang có lỗ hổng lớn trong tác chiến của quân đội nước này.

Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ đã giật mình khi nhận ra, sự phát triển như vũ bão của ngành kỹ thuật quân sự công nghệ cao đã bỏ xa sự phát triển của nghệ thuật quân sự, sự không cân bằng giữa phương tiện kỹ thuật với nghệ thuật quân sự tạo nên lỗ hổng lớn trong tác chiến của quân đội.

Qua nhiều thời đại chiến tranh, yếu tố nghệ thuật quân sự luôn phát triển song hành với khả năng công nghệ vũ khí đương đại của quân đội, trong đó được nhấn mạnh với vai trò là học thuyết của khoa học quân sự và là yếu tố cấu thành không thể thiếu trong tổ chức và chỉ huy chiến đấu, quyết định yếu tố thắng bại trong chiến tranh.

Một phần lớn học thuyết về nghệ thuật quân sự luôn được gắn liền với những loại vũ khí hay phương tiện chiến đấu nhất định. Đơn giản có thể hiểu rằng, binh pháp trong tác chiến sử dụng kiếm, mác, thương…làm vũ khí chiến đấu không thể ứng dụng trong tác chiến sử dụng súng, tên lửa, xe tăng, máy bay…

Giới quân sự Mỹ quên đồng bộ tốc độ phát triển công nghệ quốc phòng và nghệ thuật quân sự(?)

Mà trong mỗi thời kỳ chiến tranh hay mỗi giai đoạn phát triển của vũ khí, thì đòi hỏi phải có một nghệ thuật quân sự phù hợp, nhằm quy định cách thức tổ chức và hoạt động tác chiến trên chiến trường, ứng dụng và phát huy hiệu quả các loại vũ khí, góp phần giành thắng lợi trên chiến trường.

Với những nguyên tắc trên, ít nhiều giới chức quân sự Mỹ không khỏi bàng hoàng khi nhận ra: nghệ thuật quân sự cũ không còn phù hợp với loại hình tác chiến mới, tác chiến bằng những vũ khí hiện đại và siêu hiện đại. Không phải khi nền khoa học kỹ thuật quân sự thế giới phát triển, chỉ riêng quân đội Mỹ mới có các loại vũ khí tối tân, mà bên cạnh đó các cường quốc quân sự được Mỹ cho là đối địch cũng không ngừng phát triển các vũ khí có công nghệ tương đồng. Không chỉ vậy, các quốc gia này còn không ngừng phát triển nghệ thuật quân sự phù hợp với tác chiến của các loại vũ khí đó.

Trong tác chiến hiện nay và xu hướng trong tương lai, quân đội Mỹ sẽ trang bị cho Hải quân nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại như tàu ngầm, tàu mặt nước không người lái; trang bị cho Lục quân nhiều robot; Không quân được trang bị nhiều bộ cảm biến cho các máy bay không người lái; trên không gian được trang bị nhiều các vệ tinh được coi là khá hiện đại.

Tuy nhiên, để tổ chức thực hiện các hoạt động tác chiến, vận dụng chúng vào hoạt động tác chiến thực một cách có hiệu quả và để giành được thắng lợi trong môi trường tác chiến hiện đại, nhất thiết phải có một nghệ thuật quân sự phù hợp.

Nói tới những bất cập giữa nghệ thuật quân sự và vũ khí quân đội Mỹ, một nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đã nhấn mạnh tới một ví dụ: Khi quân đội Mỹ phóng một máy bay chiến đấu không người lái lên không trung, không đơn giản chỉ có việc bay tới khu vực tác chiến, tìm mục tiêu, phóng tên lửa để tiêu diệt mục tiêu đó và sau đó quay trở về căn cứ.

Sự tự tin vào sức mạnh công nghệ khiến yếu tố con người trong quân đội Mỹ bị mờ nhạt.

Bên cạnh đó còn có muôn vàn những khó khăn và thách thức như: có thể sẽ bị đối phương bắn rơi, không tìm được mục tiêu, không xác định chính xác mục tiêu, không tiêu diệt được mục tiêu, bị đối phương nghi binh…

Để đạt được thắng lợi trong một cuộc không kích bằng các máy bay không người lái và bảo đảm an toàn cho máy bay đó, thì nhất định phải có một chiến thuật, có biện pháp và kỹ năng tác chiến, chiến thuật đánh lừa đối phương, biết lợi dụng địa hình địa vật trong chiến trường, vận dụng các yếu tố không gian và thời gian, có cách thức tổ chức thực hiện khoa học và phù hợp… Đó chính là một phần của nghệ thuật quân sự, và điều này quân đội Mỹ đã bỏ quên, trong khi tập trung quá nhiều vào phát triển công nghệ cho nó.

Nhiều các nhà nghiên cứu chiến lược quân sự đã khẳng định rằng, vũ khí công nghệ cao chưa phải là yếu tố quyết định thắng lợi. Trong chiến tranh, một quân đội có sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại mà thiếu yếu tố nghệ thuật quân sự, chưa chắc đã đánh thắng đối phương chỉ có vũ khí thông thường, nhưng lại có một nghệ thuật quân sự phù hợp với vũ khí thông thường đó.

Tóm lại, để xây dựng các học thuyết quân sự và nghệ thuật quân sự phù hợp với loại hình tác chiến mới có sử dụng các loại vũ khí tiên tiến đang là một thách thức lớn đối với quân đội Mỹ. Các cuộc xung đột trong tương lai sẽ không chỉ tìm thấy chiến thắng từ các công nghệ quân sự tiên tiến, mà còn phụ thuộc vào các học thuyết và nghệ thuật quân sự, bao gồm cả chiến lược, chiến dịch và chiến thuật, vì nó quy định cách thức tổ chức và hoạt động tác chiến trên chiến trường tương lai của quân đội Mỹ.

Tuấn Anh (tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang