Trung-Ấn đang chạy đua sức mạnh hải quân?


VIT - Tốc độ phát triển lực lượng hải quân của Trung Quốc có thể là nguyên nhân gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế, nếu không muốn nói là cuộc chạy đua sức mạnh hải quân, đặc biệt là đối với Nhật Bản, Hoa Kỳ, và Ấn Độ.

Những quyết định gần đây của Hải quân Trung Quốc đã khiến các quốc gia “quan tâm” tới Trung Quốc phải đặt ra câu hỏi là “quá trình phát triển sức mạnh hải quân của Trung Quốc khi nào mới dừng lại?”. Được biết, quyết định mới nhất của Quân ủy Trung ương Trung Quốc – Cơ quan quốc phòng cao nhất của Trung Quốc - đã gây sự chú ý đặc biệt là tạo điều kiện để phát triển 2 tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân mới.

Ngoài ra, một chiếc tàu sân bay, mang tên Varyag thuộc lớp Kuznetsov, đang được Trung Quốc tân trang sau khi nhận bàn giao từ Nga. Như vậy, đến năm 2017, Trung Quốc sẽ có tất cả ba chiếc tàu sân bay và sẽ được biên chế để tuần tra trên Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Có thể nói đây là một dấu hiệu cho thế giới thấy rằng Trung Quốc đã thực sự thực sự trở thành một siêu cường.

Vì vậy, Ấn Độ đã và đang làm gì để đối phó với sự phát triển của hải quân Trung Quốc?
Sự phát triển mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc là một vấn đề thực sự quan ngại đối với giới lãnh đạo quốc phòng - an ninh của Ấn Độ. Tuy nhiên, chính quyền New Delhi cũng đang rất sốt sắng xây dựng biện pháp đối phó hiệu quả. Đó là, Ấn Độ đang tiến hành đóng và tân trang hai chiếc tàu sân bay, INS Vikramaditya (trước đây là tàu Đô đốc Gorshkov của Nga) và INS Vikrant. Ngoài ra, vào tháng 3/2009, chính phủ Ấn Độ đã phê duyệt dự án 15B cho phép tiến hành đóng một loạt chiến hạm thế hệ mới theo nhiều giai đoạn. Trong khi đó, ít nhất là có ba khu trục hạm lớp Kolkata đang được đóng theo dự án 15A.

Chưa hết, Hải quân Ấn Độ cũng đã triển khai nhiều dự án mới để tăng cường phát triển lực lượng khinh hạm tàng hình. Trong đó, các chiến hạm hàng đầu sẽ thuộc lớp khinh hạm tàng hình Shivalik của Ấn Độ. Các tàu Sahyadri và Satpura cũng trong giai đoạn hoàn tất, nghĩa là chính phủ Ấn Độ đang hướng tới mục tiêu duy trì lực lượng hải quân gồm hơn 140 chiến hạm.

Trong khi đó, việc phát triển ít nhất là bốn chiếc tàu ngầm hạt nhân cũng đang được xúc tiến mạnh mẽ, trong khi tàu ngầm hạt nhân nội địa Arihant vừa mới được hạ thủy. Ấn Độ có kế hoạch sẽ sở hữu biên chế ít nhất là 30 tàu ngầm trước năm 2030, mặc dù mục tiêu này khó có thể đạt được, vì hạm đội tàu ngầm sẽ giảm xuống 16 chiếc vào năm 2012 do loại biên 2 tàu ngầm Foxtrot.

Như vậy, rõ ràng là Trung Quốc đã tạo ra cuộc chạy đua sức mạnh hải quân trong khu vực. Nhật Bản và Hoa Kỳ cần phải “kề vai sát cánh” với Ấn Độ nếu cộng đồng quốc tế muốn duy trì sự tự do giao thương trên Biển Đông, Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Thành Long (Theo the-diplomat)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang