Điểm mặt bộ ba máy bay không người lái của Đức


BEE - Cũng như một số nước châu Âu, Đức ngày càng chú trọng phát triển các loại thiết bị bay không người lái. Đây là bộ ba máy bay không người lái trinh sát và tấn công hiện đại nhất do Đức liên kết với một số nước nghiên cứu, chế tạo để trang bị cho các lực lượng vũ trang của mình nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay.

Máy bay không người lái Luna X-2000

Lueftgestuetzte unbemannte Nahaufklaerungsausstattung X-2000 - hệ thống trinh sát tầm gần không người lái Х-2000 – máy bay không người lái trinh sát chiến thuật chiến dịch do công ty EMT của Đức chế tạo. X-2000 dùng để quan sát tình hình trong phạm vi 40km.

X-2000 dùng để quan sát tình hình từ trên không

Tuỳ thuộc vào mỗi nhiệm vụ được giao, máy bay không người lái LUNA được trang bị thiết bị quan sát hồng ngoại và ban ngày có chức năng truyền các đoạn video và những hình ảnh riêng cho trung tâm điều khiển trong thời gian thực. Điều này có thể giảm đáng kể thời gian thông qua các quyết định.

Lưới hạ cánh

Thiết bị được phóng với sự hỗ trợ của máy phóng và bay theo hướng đã lập kế hoạch trước. Tuỳ vào tình hình, trong thời gian bay, trắc thủ có thể đưa ra các điểm kiểm soát mới. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, thiết bị hạ cánh bằng dù hoặc lưới căng trước trên mặt đất. Sau khi kiểm tra kỹ thuật, có thể tiếp tục phóng để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo. LUNA X-2000 được đưa vào trang bị cho các lực lượng vũ trang Cộng hoà Liên bang Đức vào năm 2003.

Trạm điều khiển LUNA X-2000

Tuy nhiên, trước đó, trong thành phần KFOR tại Cosovo và Makedonia, chỉ một trung đội được trang bị các hệ thống này. LUNA X-2000 có sải cánh 4.17m, dài 2.24m, cao 0.78m, trọng lượng cất cánh tối đa 30kg, loại động cơ 1PD, công suất 1x6.8 mã lực, vận tốc tối đa 140km/h, phạm vi hoạt động 40km, độ cao tuần tiễu 300-500m, trần bay thực tế 3000m.

Máy bay không người lái Barracuda

Máy bay không người lái Barracuda đã được thử nghiệm hàng loạt với những kết quả được đánh giá rất thành công, hoàn thành các nhiệm vụ một cách độc lập theo các kế hoạch cho trước. Máy bay hoàn thành thử nghiệm vào ngày 27/7/2009.

Barracuda được chế tạo bởi sự tham gia của hai nước Đức và Tây Ban Nha, là loại máy bay trinh sát không người lái, mặc dù kết cấu của nó được chế tạo theo kiểu module sử dụng như là máy bay tấn công.

Về dự án này cho đến nay ít người biết đến. Hơn nữa, sự cố trong giai đoạn đầu thử nghiệm Barracuda tại Tây Ban Nha vào năm 2006 cũng kìm hãm quá trình thực hiện dự án này.

Vào tháng 2/2006, sau khi thử nghiệm trên mặt đất với khoảng thời gian dài, thiết bị bắt đầu được đưa vào thử nghiệm chuyến bay đầu tiên với khoảng thời gian 20 phút tại căn cứ quân sự San Khaver của Tây Ban Nha.

Trong quá trình thử nghiệm, tiến sỹ Rolf Wirtz, người đảm nhiệm việc chế tạo máy bay không người lái quân sự của EADS (Tập đoàn quân sự và vũ trụ châu Âu) đã công bố các đặc tính kỹ - chiến thuật cơ bản của máy bay.

Barracuda có chiều dài 8m, sải cánh hơn 7m, trọng lượng cất cánh tối đa hơn 3 tấn, tải hữu dụng 300kg, động cơ phản lực tuabin do công ty con của Pratt & Canada chế tạo, phạm vi hoạt động đến 200km, vận tốc tối đa 720km/h.

Máy bay không người lái Barracuda được sử dụng như là một máy bay trinh sát - tấn công.

Vào tháng 5/2006, Barracuda được cho ra mắt tại Triển lãm hàng không tại Berlin, cũng vào tháng 9 năm đó, máy bay này đã nổ tung khi hạ cánh trong thời gian bay thử nghiệm theo kế hoạch.

Sau tai nạn này, việc thực hiện chương trình với sự tham gia của Đức và Tây Ban Nha đã bị ngừng lại. Sau đó, vào năm 2008, Đức đã chế tạo máy bay không người lái cải tiến Barracuda -2 trên cơ sở Barracuda, và bắt đầu đưa vào thử nghiệm.

Theo công bố chính thức của EADS, Barracuda-2 được chế tạo theo kết cấu module, trang bị phần mềm đa năng cho phép không chỉ thực hiện các nhiệm vụ trinh sát mà còn tấn công đối phương.

Tuy nhiên, trong biến thể mới này đã sử dụng, thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật mới và chương trình được chế tạo trong khuôn khổ một dự án của Tập đoàn châu Âu Agile UAV.

Khó có thể nói rằng, việc tiếp tục phát triển chương trình máy bay không người lái châu Âu sẽ như thế nào, tuy nhiên không chỉ Tây Ban Nha và Đức mà còn nhiều nước láng giềng của hai nước này đã hiểu được sự cần thiết của việc chế tạo máy bay không người lái.

Máy bay không ngưới lái KZO

Vào năm 1989, Đức và Pháp đã bắt đầu hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay không người lái KZO, nhưng không hiểu vì lí do gì mà năm 1995, Pháp đã rút khỏi dự án này. Vào cuối những năm 90, công ty Rheinmetall DeTec của Đức đã hoàn thành dự án chế tạo KZO.

Vận chuyển máy bay không người lái KZO.

KZO lần đầu tiên được đưa vào thử nghiệm năm 1998 tại các đơn vị trong quân đội Đức. Theo đánh giá của các nhà quân sự Đức, KZO có độ tin cậy cao, thời gian bay dài, có thể truyền dữ liệu trong thời gian thực, kết cấu module, đơn giản trong quá trình khai thác và sử dụng, đặc biệt giá thành của nó thấp.

Phóng thử nghiệm KZO.

Để giảm khả năng phát hiện bằng radar, máy bay không người lái KZO được chế tạo từ các vật liệu hấp thụ tốt. KZO được sơn màu bạc nên có khả năng bí mật cao trong điều kiện trời mây mù. Điều này giúp KZO có nhiều cơ hội sống còn trên bầu trời trước kẻ thù.


Ngoài ra, KZO còn được trang bị động cơ hai kỳ tiêu âm cho phép tăng vận tốc tuần tiễu đến 220km/h.

Máy bay có thể bay trên không đến 6h và được kiểm soát bởi các thiết bị điện tử trên khoang, sau đó hạ cánh xuống đất với sự hỗ trợ của dù. Vào tháng 12/2001, quân đội Đức đã đặt hàng 1 trung đội máy bay không người lái KZO.

Vận tốc tuần tiễu 220km/h

Mỗi trung đội được trang bị 10 máy bay không người lái KZO và 02 trạm điều khiển cơ động mặt đất được lắp đặt trên khung gầm xe ô tô tải. Vì các vấn đề kỹ thuật, mãi đến tháng 11/2005 trung đội máy bay không người lái KZO đầu tiên mới được đưa vào trang bị cho quân đội. Máy bay không người lái KZO có thể sử dụng để tiến hành trinh sát điện tử và tạo nhiễu chủ động.

Trạm điều khiển KZO.

Để thực hiện các nhiệm vụ này, KZO được trang bị các tổ hợp Mucke và Fledermaus. Ngoài ra, KZO có thể được trang bị các bộ cảm biến hồng ngoại Zeiss Ophelios WBG FLIR hoặc trạm radar với khẩu độ tổng hợp.

Máy bay có thể truyền ảnh và hình ảnh video trong thời gian thực ở cự ly đến 150km. KZO có chiều dài 2.28m, cao 0.96m, sải cánh 3.42m, trọng lượng 161kg, vận tốc tuần tiễu 220km/h.

Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đã có
2
nhận xét:

dich vu seo on 19:42 1/8/10 nói...

Máy bay k người láy à ! hay nhĩ chắc cũng tầm vài trăm ngàn Đô

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang