Nga mua tàu chiến của Pháp để ‘đối phó’ Nhật Bản


DATVIET - Nga cần mua tàu đổ bộ lưỡng cư lớp Mistral của Pháp để nâng cao khả năng chiến đấu của hải quân ở vùng Viễn Đông và đảm bảo an ninh quần đảo Kuril đang tranh chấp với Nhật.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là ướng Nikolai Makarov tuyên bố: “Chúng tôi cần nâng cao khả năng tác chiến ở Thái Bình Dương cho phù hợp với hiện trạng địa chiến lược của khu vực này, cũng như điều chỉnh việc quân đội Nga đang thiếu năng lực bảo vệ quần đảo Kuril”.

Nga mua tàu chiến của Pháp để "đối phó" Nhật Bản.

Tàu đổ bộ lớp Mistral dài 299 m, nặng 23.700 tấn, có thể chở 16 trực thăng, bốn xuồng lớn, 70 xe vận tải quân sự (trong đó có thể có 13 xe tăng và 450 binh sĩ). Đây là loại tàu chiến lớn thứ 2 trong hải quân Pháp, chỉ thua hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle.

Tàu lớp Mistral có khả năng neo đậu ở vùng nước nông, rồi từ đó triển khai binh lính lên đất liền, một việc mà hải quân Nga chưa thực hiện được dễ dàng.

Tư lệnh hải quân Nga từng khẳng định, với một tàu lớp Mistral, hải quân nước này có thể đẩy mạnh khả năng tác chiến tại biển Đen. Và nếu có một tàu Mistral trong cuộc xung đột Nga – Gruzia năm 2008, hải quân Nga chỉ cần 40 phút để hoàn thành nhiệm vụ, thay vì 26 giờ như Hạm đội biển đen từng làm.

Hiện Nga cũng có tàu đổ bộ lưỡng cư tương tự tàu lớp Mistral. Đó là loại tàu lớp Ivan Rogov. Tuy nhiên, loại tàu này chỉ nhỏ bằng 1/4 hoặc 1/5 tàu lớp Mistral và không đáp ứng được yêu cầu tác chiến của hải quân Nga.

Khi Liên Xô còn tồn tại, Nga đóng ba tàu lớp Ivan Rogov. Tới nay, chỉ còn một chiếc tên Mitrofan Moskalenko được sử dụng nhưng nó cũ, nằm trong danh sách thanh lý của Bộ Quốc phòng.

Tàu lớp Ivan Rogov có thể chở một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ cùng trang thiết bị của nó, gồm 10 tăng hạng nhẹ lội nước PT-76, bốn trực thăng Ka-27 hoặc Ka-29.

Tàu lớp Ivan Rogov thua xa tàu lớp Mistral.

Do đó, Nga đang thương thuyết để mua ít nhất một tàu đổ bộ lưỡng cư lớp Mistral của Pháp trị giá 540 – 675 triệu USD. Chưa dừng lại, họ cũng lên kế hoạch đóng thêm ba chiếc tương tự theo hợp đồng hợp tác với công ty đóng tàu Pháp DCNS.

Nhiều chuyên gia quân sự Nga phàn nàn về giá trị và tính chất của hợp đồng mua bán này. Trong khi đó, nhiều người nghi ngờ Nga mua tàu Mistral chỉ để tiếp cận các công nghệ hải quân của Pháp, từ đó tìm ra đối sách trong trường hợp giao tranh với Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đồng minh của họ.

Trong khi đó, nhà phân tích quân sự độc lập của Nga là Alexander Golts cho biết: “Tàu lớp Mistral trang bị nhiều thiết bị điện tử, có thể hoạt động như tàu chỉ huy hoặc trung tâm liên lạc. Nó sẽ cho phép Nga sở hữu nhiều công nghệ hải quân hiện đại”.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác thì giữ thái độ hoài nghi khi cho rằng, Pháp sẽ dỡ bỏ nhiều hệ thống hiện đại, giá trị trên tàu lớp Mistral trước khi bán cho Nga.

Tàu lớp Mistral có nhiều công nghệ hiện đại.

Theo BBC, vụ mua bán tàu lớp Mistral sẽ là hợp đồng quân sự lớn đầu tiên giữa Nga và NATO. Nó thể hiện quyết tâm của Moscow trong việc hiện đại hóa hải quân, lực lượng đang phải ứng dụng nhiều công nghệ có từ thời Liên Xô. Ngoài ra, nó còn giúp Nga tăng khả năng triển khai quân đội ra nước ngoài hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn.

Do đó, hợp đồng này khiến nhiều nước láng giềng của Nga và từng thuộc Liên Xô lo ngại, đặc biệt là sau cuộc xung đột Nga – Gruzia.

Tới nay, Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga là tướng Nikolai Makarov thẳng thừng tuyên bố: “Chúng tôi cần nâng cao khả năng tác chiến ở Thái Bình Dương cho phù hợp với hiện trạng địa chiến lược ở khu vực này, cũng như việc quân đội Nga đang thiếu năng lực bảo vệ quần đảo Kuril”.

Theo Ria Novosti, Nhật Bản tuyên bố chủ quyền với bốn đảo thuộc quần đảo Kuril ở phía Bắc nước này. Vì vậy, dù hai nước không còn giao chiến từ hàng chục năm qua nhưng hai bên chưa thể ký hiệp định hòa bình chấm dứt chiến tranh.

Huy Hoàng (theo BBC, Ria Novosti)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang