Tìm hiểu tiềm lực quân sự Trung Quốc


VIT - Trung Quốc xếp thứ hai trên toàn thế giới về kinh tế, và đang là một chủ nợ chính của của Mỹ - đây là những thông tin được mọi người biết nhiều, tuy nhiên những thông tin liên quan đến tiềm lực quốc phòng của Trung Quốc thì ít được biết đến.

Huyền thoại Trung Quốc được các nhà kinh tế chính trị bàn luận nhiều. Trung Quốc đã vươn lên từ một nước nghèo đói với 500 triệu dân để trở thành một nước vượt qua cả khả năng của các nhà sản xuất Âu và Mỹ. Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường các nước thuộc thế giới thứ Ba, đánh bật Mỹ và Tây Âu ra khỏi khu vực châu Phi, và cạnh tranh trực tiếp với trong lĩnh vực năng lượng. Đài Loan hiện nay là nơi đối đầu trực tiếp về quân sự giữa Trung Quốc và Mỹ. Mỹ là nước duy nhất có những động thái tích cực trong việc cung cấp các loại vũ khí cho Đài Loan, và việc này gây ra không ít phản ứng từ phía Trung Quốc.

Trung Quốc coi quân sự là một công cụ để thực hiện sự bành trướng của mình. Hiện nay trên quy mô toàn thế giới đang có cuộc chạy đua khốc liệt về kỹ thuật quân sự. Xem ra Mỹ đang là nước có ưu thế nổi trội, nhưng nhiều người hầu như còn chưa biết và đang rất quan tâm đến các thành tựu về lĩnh vực này của Trung Quốc.

Có nhiều lý do vì sao Trung Quốc có một sự gia tăng đột biến về sức mạnh quân sự của mình. Việc đầu tiên trong số này là từ sự bất ổn nội bộ trong nước đông dân nhất trên thế giới. Khuynh hướng ly khai, đặc biệt ở các khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, nơi dân tộc thiểu số Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ sinh sống; đòi hỏi chính quyền trung ương Trung Quốc phải có một lực lượng quân đội đủ mạnh để áp chế. Trung Quốc là một nhà nước có nhiều dân tộc thiểu số, và có mối quan hệ không ổn định với các nước láng giềng. Những tranh chấp về lãnh thổ với Ấn Độ, như ở các tiểu bang Arunahal Pradesh và Sikkim, và Kashmir, hiện luôn tạo ra nhiều căng thẳng. Ngoài ra, Ấn Độ đã nhận trách nhiệm đối với quốc phòng của nước láng giềng Tây Tạng và Nepal Bhutana, bảo vệ biên giới Himalaya của họ.

Các lãnh đạo Trung Quốc cũng dự kiến là tiến trình tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ như hiện nay sẽ có lúc chậm lại, và đi xuống. Khi đó sự bất ổn định chính trị sinh ra do khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, tệ nạn xã hội, cộng với sự bất mãn do sự chênh lệnh mức sống giầu nghèo trong xã hội, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp và giai cấp trong xã hội gây ra sẽ là rất lớn và nhà nước cần phải duy trì một sức mạnh quân sự đàn áp. Trung Quốc cũng cần duy trì một lực lượng quân đội đủ mạnh để duy trì sự chiếm hữu các nguồn tài nguyên từ khắp mọi miền trên thế giới, cũng như bảo đảm cho việc vẫn chuyển chúng.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc tăng nhanh chóng. Vào năm 2009 ngân sách quân sự của Trung Quốc là 70 tỷ đôla mỹ, chỉ sau ngân sách quân sự của Mỹ cùng thời kỳ là 515 tỷ đôla. Theo các nhà phân tích Lầu Năm Góc, ngân sách quân sự thực tế của Trung Quốc ít nhất là gấp đôi con số 70 tỷ đôla, bởi những chi phi sau đây đã không được tính vào ngân sách như: mua vũ khí nước ngoài, phát triển vũ khí hạt nhân, phát triển vũ khí chiến lược, trợ cấp cho ngành công nghiệp quốc phòng. Theo đánh giá của viện nghiên cứu (Stockholm International Peace Research Institute - SIPRI) chi phí quốc phòng thực tế của Trung Quốc cao gấp 4 ngân sách quân sự chính thức. Tổng số quân của Trung Quốc ước tính 2.300.000 binh sĩ, trong đó Lục quân 1.600.000, Hải quân 400000, và Không quân 255000. Còn phải kể thêm khoảng 10 triệu cảnh sát, và các lực lượng dự bị. Trong trường hợp tổng động viên Trung Quốc có thể huy động một đội quân khoảng 350 triệu người.

Trong những năm gần đây Trung Quốc đang gấp rút hiện đại hóa quân sự, đặc biệt là Không quân và Hải quân. Nga là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Trung Quốc. Chỉ riêng cuối năm ngoái Trung Quốc đã mua của Nga 4 tàu chiến hiện đại được trang bị tên lửa, và 12 chiếc máy bay Su-30. Mặc dù Mỹ lên tiếng phản đối việc Israel bán và chuyển giao công nghệ vũ khí cho Trung Quốc, nhưng Israel hiện vẫn đang là một đối tác quan trọng của Trung Quốc. Israel đã bán cho Trung Quốc 4 chiếc máy bay AWACS, hợp tác chế tạo máy bay quân sự Chengdu J-11. Lệnh cấm vận vũ khí của EU vẫn đang ngăn cản Trung Quốc có được nguồn cung cấp vũ khí từ các nước EU. Về phía mình Trung Quốc luôn chú tâm phát triển vũ khí hạt nhân. Và không ngần ngại chĩa các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân như DF-31, DF-31A, DF-41 cho phép hủy diệt toàn bộ lãnh thổ của Mỹ.

Người ta không rõ số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc là bao nhiêu, chỉ ước tính là vào khoảng từ 200 và 400. Những đầu đạn này được trang bị cho tên lửa, máy bay, và tầu ngầm. Theo các chuyên gia phương Tây, số lượng đầu đạn hạt nhân và hệ thống phân phối của Trung Quốc đang gia tăng nhanh chóng.

Năm 2007, Trung Quốc phóng thành công một vệ tinh lên quỹ đạo mặt Trăng. Hiện Trung Quốc đang có kế hoạch đưa tàu vũ trụ không người lái lên mặt Trăng trong vòng ba năm tới, và tới năm 2025 thì đưa người lên mặt Trăng. Trung Quốc đang có những nỗ lực phát triển vũ khí chống vệ tinh. Trung Quốc là nước đầu tiên bắn hạ vệ tinh và tạo ra một cuộc chạy đua mới trên vũ trụ.

Trung Quốc đang bắt tay vào việc đóng tàu sân bay đầu tiên; nghiên cứu chế tạo nhiều loại vũ khí hạng nặng như xe tăng, xe thiết giáp… Trung Quốc mở rộng mạng lưới tình báo, đặc biệt là hệ thống tin tặc Trung Quốc có khả năng tấn công mạng máy tính của Lầu Năm Góc và Nhà Trắng.

Do nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu, ảnh hưởng của Trung Quốc vào châu Phi và Trung Đông cũng ngày một tăng. Trung Quốc có kế hoạch xây dựng Cảng Gwadar ở Pakistan, Hambantota ở Sri Lanka và Sittwe ở Miến Điện. Hệ thống hạ tầng này cho phép xây dựng đường ống dẫn dầu khí tới tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Ngoài ra nó còn cho phép Trung Quốc gây sức ép với Ấn Độ từ phía nam. Chi phí để xây dựng cảng Hambantota lên tới 500 triệu USD. Những công trình này cho phép Hải quân Trung Quốc tại Ấn Độ dương bảo vệ tuyến đường thương mại từ châu Phi và Trung Đông đến phía tây Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự Mỹ Andrew Scobell cho rằng Trung Quốc thực hiện quá trình hiện đại hóa quân sự theo 4 hướng:

1. Tạo mọi điều kiện để trở thành một siêu cường, bao gồm xây dựng một lực lượng Hải quân mạnh mẽ, kiểm soát các vùng biển mở và thách thức sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ.

2. Tận dụng các nguồn cung nước ngoài và dựa vào năng lực sản xuất nội địa để phát triển ngành công nghiệp quốc phòng với mục tiêu ít nhất là vượt Nga.

3. Phát triển chiến lược theo hướng "việc ai nấy làm". Chấp nhận sự vượt trội kỹ thuật quân sự Mỹ, chiến lược phòng thủ của Trung Quốc tập trung vào việc giảm bớt lợi thế của Mỹ. Ví dụ như phát triển vũ khí chống vệ tinh, triển khai chiến tranh mạng.

4. Thự hiện ý nguyên của Mao Tse Tung, xây dựng quân đội không chỉ để bảo vệ đất nước, mà còn là động lực phát triển kinh tế, nâng cao uy tín của đất nước và là niềm tự hào của người Trung Quốc.

Hiện tại công nghiệp quốc phòng Trung Quốc còn yếu và chưa đổi mới. Nguồn vốn vẫn dùng chủ yếu cho việc tập trung phát triển kinh tế, tuy nhiên theo thời gian sự ưu tiên trên có thể thay đổi.

Do viêc Trung Quốc giữ bí mật về sự phát triển quân sự của mình, nên khó có ai có thể đưa ra bức tranh tổng hợp về sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Trong "Sách Trắng" công bố ngày 20/1/2009, Trung Quốc bác bỏ cáo buộc cho rằng sự gia tăng chi tiêu quân sự là để vượt qua ưu thế quân sự của các cường quốc phương Tây. Trong "Sách Trắng" này, lần đầu tiên, Trung Quốc cam kết không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, và không sử dụng nó để chống lại các quốc gia phi hạt nhân.

Tuy là khó có thể dự đoán được ý đồ tác chiến của quân đội Trung Quốc, như việc Trung Quốc trở mặt gây chiến với Mỹ thì chắc chắn là không thể xẩy ra. Trước hết là sự ràng buộc lẫn nhau trong kinh tế, bởi Mỹ là thị trường chính cho hàng hóa của Trung Quốc. Ngoài ra, các nước như Nhật Bản và Nam Triều Tiên, đều là các nước có tiềm năng quân sự có thể thách thức cả Trung Quốc.

Người Trung Quốc có khả năng nhìn xa trông rộng, và chỉ có thời gian mới có thể biết rõ họ sẽ làm được gì.

Theo www.vitinfo.com.vn
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang