Xem tiêm kích không trợ “Tiếng Sét” phô diễn sức mạnh


BEE - Một chi tiết độc đáo trong thiết kế của tiêm kích không trợ tầm gần A-10 Thunderbolt đó là hệ thống bình cung cấp nhiêu liệu của nó được thiết kế theo kiểu gồm nhiều vách ngăn chống thủng, chứa bọt dập cháy, đặc biệt là khả năng “tự hàn” chống rò rỉ nhiên liệu khi gặp tai nạn hay trúng hoả lực của đối phương

Máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt (Tiếng sét) được nghiên cứu và chế tạo để đảm nhiệm vai trò là một loại tiêm kích không trợ tầm gần chuyên nghiệp. A-10 Thunderbolt được thiết kế và trang bị các loại vũ khí để tiêu diệt các loại xe chiến đấu, thiết giáp của đối phương hoạt động ở các căn cứ dã chiến tiền phương.

A-10 Thunderbolt tỏ ra thực sự hiệu quả khi nó hỗ trợ lực lượng liên quân do Mỹ cầm đầu trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” lật đổ chế độ của Cựu độc tài Iraq Saddam Hussein.

Trong chiến tranh thế giới thứ II, máy tấn công mặt đất nổi tiếng IL-2 Sturmovik và gần đây nhất là phiên bản Su-25 Frogfoot của Nga có những tính năng tương tự như phiên bản A-10 Thunderbolt.

Ban đầu A-10 Thunderbolt chỉ có khả năng tấn công các mục tiêu trong tầm nhìn của phi công điều khiển, nhưng sau đó khả năng tấn công các mục tiêu từ khoảng cách xa hơn đã được cải thiện do được trang bị hệ thống laser chỉ thị mục tiêu.

A-10 Thunderbolt có thể mang được một khối lượng vũ khí tấn công tương đối lớn so sánh với các máy bay chiến đấu cùng trọng lượng với nó. Loại tiêm tích không trợ tầm gần này không đòi hỏi chế độ bảo dưỡng và chăm sóc kỹ thuật khắt khe. A-10 Thunderbolt được đánh giá là một trong những máy bay chiến đấu tấn công có khả năng “sống sót” cao nhất khi tác chiến trên các chiến trường được bố trí các hệ thống hoả lực phòng không mạnh.

A-10 Thunderbolt có thể tiếp tục bay và chiến đấu ngay cả khi một cánh đuôi của nó bị gãy nát do trúng đạn phòng không. Khả năng tuyệt vời này của A-10 Thunderbolt đã được kiểm chứng trong các trận không chiến do không quân đội Mỹ tiến hành trong các cuộc chiến tranh ở hải ngoại.

2 động cơ phản lực turbin quạt thổi TF34 được đặt trong các vỏ hộp động cơ lớn lắp trên các bệ đỡ ngắn hai bên sườn xuôi về phần đuôi phía sau. Thiết kế này có tác dụng giảm tối đa khả năng động cơ máy bay bị tổn thương do trúng đạn hoả lực đối phương.

Ngoài ra, bố trí như vậy cũng giúp động cơ máy bay giảm được mức bức xạ hồng ngoại nhờ sự che chắn của các cánh, đuôi và cánh ngang. Đặc điểm này giúp A-10 Thunderbolt né tránh phần nào được các loại tên lửa tầm nhiệt hiện đại của đối phương.

Một chi tiết độc đáo trong thiết kế của tiêm kích không trợ tầm gần A-10 Thunderbolt đó là hệ thống bình cung cấp nhiêu liệu của nó được thiết kế theo kiểu gồm nhiều vách ngăn chống thủng, chứa bọt dập cháy, đặc biệt là khả năng “tự hàn” chống rò rỉ nhiên liệu khi gặp tai nạn hay trúng hoả lực của đối phương.


A-10 Thunderbolt không trợ tầm gần.

Toàn bộ phần thân của A-10 Thunderbolt khá mảnh, buồng lái của phi công điều khiển bố trí phía trước mép cánh trước. Để bảo vệ kíp bay không bị sát thương bởi đạn phòng không của đối phương, ghế ngồi của phi công được đặt trong một buồng ngồi được chế tạo bằng chất liệu titan với trọng lượng 318 kg, có khả năng chống được đạn phòng không cỡ 23 mm.

A-10 Thunderbolt được trang bị một hệ thống bảo vệ thụ động khác đó là hệ thống hỗ trợ điện tử thụ động gồm: Máy thu báo động radar AN/ALR-46/69 của Litton và 16 thiết bị rải nhiễu AN/ALE-40 (V) 10 được lắp thành nhóm 4 bộ trên mỗi đầu cánh và thân sau.

Để có khả năng tấn công các mục tiêu trên mặt đất một cách hiệu quả, A-10 Thunderbolt được trang bị 1 pháo Gatling 7 nòng cỡ 30 mm GAU-8/A Avenger của General Electric lắp trong các phần thân phía trước máy bay. Vị trí lắp pháo, hộp tiếp đạn chứa 1174 viên có tổng chiều dài 6, 05 mét, nặng 1829 kg. Gatling có thể nã đạn với tốc độ tối đa 70 phát/giây.

Dưới bụng một chiếc A-10 Thunderbolt được bố trí 3 mấu treo vũ khí nằm sát nhau. Trong 3 mấu treo này chỉ có thể sử dụng đồng thời 2 mấu cùng lúc với trọng lượng tối đa lên đến 1558 kg vũ khí mỗi chiếc. Trên mỗi cánh có 3 mấu treo, mấu trong cùng mang được 1134 kg vũ khí, mấu giữa mang được 544 kg và mấu ngoài cùng mang được 454 kg.

Tổng trọng lượng vũ khí mà A-10 Thunderbolt có thể mang tối đa là 7258 kg gồm các chủng loại súng máy, tên lửa đất đối không AGM-65 Maverick dẫn đường hồng ngoại, bom dẫn đường laser, bom thông thường, bệ phóng rocket, pháo, thiết bị phóng rải đạn con, tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và các thùng dẫn treo ngoài.

Quá trình phát triển

Tiêm kích không trợ tầm gần A-10 Thunderbolt ban đầu được đặt tên là Thunderbolt II để tôn vinh phiên bản máy bay tiêm - cường kích P-47 được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Số II về sau được bỏ đi. Các phi công sử dụng A-10 Thunderbolt thường gọi loại máy bay này với tên gọi Warthog (Lợn lòi).

A-10 Thunderbolt bắt đầu được đưa vào sử dụng phổ biến trong các đơn vị không quân Mỹ từ năm 1977. Chuyến bay đầu tiên của A-10 Thunderbolt được thực hiện ngày 10/5/1972. Việc sản xuất chấm dứt năm 1984 với tổng cộng 707 đã từng được chế tạo và đưa vào sử dụng.


Tuy nhiên, đầu thập niên 90, quân đội Thái Lan đã đề nghị và đặt mua 25 chiếc chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt do Mỹ sản xuất. Chi tiết về kế hoặch mua sắm vũ khí này của Băng Cốc không được đề cập nhiều.

Các biến thể của A-10 Thunderbolt

Tiêm kích cơ A-10 Thunderbolt có các biến thể A-10 Thunderbolt A, A-10 Thunderbolt NAW (chuyên tác chiến ban đêm và tác chiến trong điều kiện thời tiết xấu); 0A-10 Thunderbolt.

Kinh nghiệm chiến trận

A-10 Thunderbolt đã được quân đội Mỹ sử dụng và tham gia khá hiệu quả trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”. Các máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt đã thực hiện các nhiệm vụ tấn công và tiêu diệt nhiều mục tiêu quan trọng trên các chiến trường Iraq và Kuwait.

Trước khi cuộc chiến mặt đất bắt đầu ngày 21/2/1991, các máy bay không trợ A-10 Thunderbolt đã tấn công hàng loạt các mục tiêu bao gồm cả các hệ thống phóng cơ động tên lửa đạn đạo Scud, trận địa radar và tên lửa đất đối không. Khi việc chuẩn bị cho chiến dịch trên bộ bắt đầu, hầu hết các phi vụ A-10 Thunderbolt được triển khai đều nhằm mục tiêu khống chế các đơn vị thiết giáp và xe bọc thép của quân đội Iraq.

Trong chiến “Bão táp sa mạc”, các máy bay chiến đấu A-10 Thunderbolt đã thực hiện tổng cộng 8100 phi vụ tất cả. Theo báo cáo tổng kết của quân đội Mỹ, có những biên đội máy bay A-10 Thunderbolt đã tiêu diệt được 20 chiếc xe thiết giáp của quân đội Iraq trong một ngày. Tổng cộng, riêng các chiến đấu cơ A-10 Thunderbolt của không lực Mỹ đã tiêu diệt được 1000 xe tăng, 2000 xe quân sự và hàng nghìn khẩu pháo cơ động của quân đội Iraq.

Một số hình ảnh về A-10 Thunderbolt:

















Một số thông số cơ bản về A-10 Thunderbolt

Hãng sản xuất: Fairchild-Republic
Kíp bay: 1 người
Động cơ: 2 động cơ turbin quạt thổi phản lực TF34-GE-100 của General Electric
Trọng lượng rỗng: 9761 kg
Trọng lượng tối đa khi cất cánh: 22680 kg
Sải cánh: 17, 53 mét
Chiều dài 16,26 mét
Chiều cao: 4,7 mét
Tốc độ tối đa: 681 km/giờ
Tầm bay không dầu dự trữ: 4091 km
Vũ khí: 1 pháo đa nòng GAU-8/A 30 mm lắp trong thân với 1174 viên đạn; 18 bom Mk82 loại 227 kg hoặc 6 bom Mk84 loại 907 kg; hoặc 6 tên lửa AGM-65 Maveric; hoặc18 bom chùm (đã bị cấm) Rockey II; hoặc 6 bom dẫn đường laser loại 227 kg/ 4 bom dẫn đường laser loại 907 kg.

Bình Nguyên - Lê Dũng

Video máy bay A-10 Thunderbolt tiêu diệt các mục tiêu giả định:



Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang