Hợp đồng 35 tỷ đôla của Mỹ: "Cuộc chiến" chưa hồi kết!


VIT - Không quân Mỹ rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong vụ đấu thầu máy bay tiếp dầu KC-X lớn nhất trong lịch sử của Quân chủng không quân Mỹ khi tập đoàn Northrop Grumman và EADS của châu Âu – chính thức tuyên bố rút khỏi danh sách dự thầu và cáo buộc Mỹ không trung thực khi đưa ra những yêu cầu được cho là ưu ái hơn đối với Boeing.

Ngày 09/3/2010, EADS đã tuyên bố không có ý định tham gia vụ đấu thầu máy bay tiếp dầu của Không quân Mỹ một cách độc lập cũng như là một thành phần liên kết với tập đoàn Northrop Grumman. Trước đó, công ty Northrop của Mỹ cũng đưa ra quyết định tương tự như vậy. Cả EADS và Northrop đều cho rằng, yêu cầu của Không quân Mỹ đối với máy bay tiếp dầu mới giúp Boeing có nhiều lợi thế hơn.

Boeing dù chưa đệ đơn tham gia đấu thầu đã tuyên bố rằng sẽ chào hàng phiên bản máy bay tiếp dầu KC-767-200. Công tác chuẩn bị tài liệu liên quan của các chuyên gia thuộc công ty Boeing diễn ra vô cùng gấp rút. Tuy nhiên, việc từ bỏ tham gia đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt Không quân Mỹ vào tình thế khó xử. Vì có thể, Không quân Mỹ cần phải hủy bỏ đấu thầu và xem xét lại các điều kiện vì cuộc cạnh tranh ít nhất phải có 2 công ty tham gia.

Phản ứng của Lầu Năm Góc trước tình hình phức tạp này giờ vẫn chưa rõ ràng. Đáp lại tuyên bố của Northrop Grumman từ chối tham gia đấu thầu, Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ sự đáng tiếc vì tập đoàn Northrop Grumman cũng như EADS “có thể cạnh tranh nghiêm túc” với Boeing. Tuy nhiên, có thể những đối thủ cạnh tranh vẫn đang được tìm kiếm. Bất kỳ công ty nào có khả năng sản xuất loại máy bay tiếp dầu đáp ứng những yêu cầu của Không quân Mỹ đều có thể đệ đơn tham gia đấu thầu.

Lịch sử có lặp lại?

Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra những rắc rối liên quan đến vụ đấu thầu máy bay tiếp dầu giữa các nhà thầu quốc phòng Boeing và tập đoàn Northrop Grumman/EADS. Ngày 11/3/2008, công ty Boeing của Mỹ tuyên bố chuẩn bị đưa đơn kiện lên Bộ Quốc phòng Mỹ sau khi bị mất đơn hàng quá lớn. Chuyện bắt đầu xôn xao dư luận Mỹ và lên tận Thượng viện Mỹ kể từ ngày 29/2/2008, khi Quân chủng không quân Mỹ quyết định dành dự án gần 40 tỷ USD cho Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Northrop Grumman, đối thủ của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing.

Khi đó, tập đoàn Boeing đề xuất chế tạo các máy bay tiếp dầu trên không mới trên cơ sở cải tiến máy bay thương mại Boeing 767, nhưng bị thất bại khi Northrop Grumman liên kết với đối thủ của Boeing là Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus của châu Âu và công ty mẹ của Airbus là European Aeronautic Defense and Space Company (EADS) đưa ra mẫu máy bay tiếp dầu trên không mới dựa trên máy bay thương mại A-330, lớn hơn Boeing 767. Dự án KC-45A này sau đó sẽ được mở rộng, tổng trị giá có thể lên tới 100 tỷ USD, để thay thế toàn bộ lực lượng máy bay tiếp dầu trên không gồm 500 chiếc. Đây là hợp đồng mua sắm vũ khí và trang thiết bị quân sự lớn nhất trong lịch sử của Quân chủng không quân Mỹ.

4 tháng sau khi Boeing đưa đơn kiện lên Cơ quan Giải trình của chính phủ Mỹ (GAO), vào tháng 7/2008 thỏa thuận bị rút lại. Boeing đưa ra lí do rằng có những mờ ám trong quá trình thương thảo đơn đặt hàng. Boeing vẫn tin rằng họ có khả năng cung cấp được những máy bay và thiết bị đáng tin cậy nhất, ít rủi ro nhất và chi phí hợp lí nhất cho Bộ Quốc phòng Mỹ.

Boeing từng khẳng định rằng, quyết định chọn mẫu máy bay tiếp dầu trên không mới dựa trên máy bay thương mại A-330, lớn hơn Boeing 767 của Airbus là một sự lựa chọn nguy hiểm hơn rất nhiều so với máy bay tiếp dầu trên không mới trên cơ sở cải tiến máy bay thương mại Boeing 767.

Sau đó, Không quân Mỹ đã tuyên bố đầu thầu lại vào tháng 9/2009. Tuy nhiên, Boeing và tập đoàn Northrop Grumman/EADS không kịp đưa đơn tham gia. Boeing lo ngại rằng những điều kiện cạnh tranh sẽ được đưa ra bằng cách nào đó các đối thủ sẽ lại một lần nữa giành chiến thắng.

Tập đoàn Northrop và EADS về phần mình lo ngại rằng điều kiện hợp đồng có thể thay đổi để Boeing giành chiến thắng. Cơ sở để đưa ra tuyên bố tương tự này chính là sự vụ liên quan đến việc hợp đồng thắng thầu của Northrop bị rút lại năm 2008.

Tổng Giám đốc công ty EADS Louis Gallois cho rằng, tập đoàn Northrop Grumman/EADS thực tế chẳng mất gì khi từ chối tham gia đấu thầu cung cấp máy bay tiếp dầu của Không quân Mỹ. Theo ông, công ty sẽ tích cực giới thiệu máy bay tiếp dầu KC-45 của mình cho các quốc gia khác. “Điều đó có nghĩa là Australia, Anh, Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất sẽ có máy bay nhiều chức năng hơn so với Không quân Mỹ”, ông Gallois tuyên bố.

Ngày 24/2/2010, Không quân Mỹ đã công bố danh sách các yêu cầu đối với máy bay tiếp dầu tương lai và tuyên bố rằng những yêu cầu này dựa trên yêu cầu có thực của quân đội và không đưa ra ưu thế cho bất kỳ ứng viên tham gia đấu thầu tiềm năng nào. Ngay sau đó Boeing đã tuyên bố không có ý định tham gia đầu thấu vì yêu cầu đưa ra dường như có lợi hơn cho Northrop Grumman/EADS. Tuy nhiên, cũng ngay sau đó không hiểu vì sau tập đoàn Boeing đã xem xét lại quyết định của mình.

Đầu tháng 3 năm nay, Boeing đã tuyên bố có ý định đưa đơn tham gia vụ đấu thầu của Không quân Mỹ và chào hàng máy bay tiếp dầu đa chức năng KC-767-200LRF. Theo tuyên bố của công ty, máy bay tiếp dầu mới của Boeing sẽ đáp ứng được tất cả 372 yêu cầu đối với máy bay tiếp dầu của Không quân Mỹ. Ví dụ như máy bay tiếp dầu đa chức năng KC-767 sẽ được trang bị cabin phi công công nghệ số hoàn toàn hiện đang được sử dụng trên chiếc Boeing 787 Dreamliner dân dụng.

Northrop Grumman giải thích lý do rút khỏi danh sách đấu thầu là vì: yêu cầu của Không quân Mỹ rõ ràng có những điều kiện có lợi hơn nhiều cho Boieng. Một trong những yêu cầu của Không quân Mỹ là máy bay tiếp dầu tương đối không quá lớn và Boeing chào hàng KC-767, về kích cỡ, nhỏ hơn không nhiều so với máy bay tiếp dầu dựa trên A330 của Northrop.

Đâu là nguyên nhân?

Để hiểu sự bất bình của Northrop nằm ở đâu là rất phức tạp. Vấn đề là ở chỗ, yêu cầu kỹ thuật của Không quân Mỹ đối với máy bay tiếp dầu từ vụ đấu thầu trước có sự tham gia của cả Boeing và Northrop Grumman/EADS thực tế không hề thay đổi. Trong khi đó, yêu cầu về tài chính đã được đưa ra nhưng chúng sẽ không đóng vai trò quyết định trong việc lựa chọn công ty thắng thầu.

Chính các công ty cũng không đưa ra lời giải thích rõ ràng cho sự không hài lòng của mình. Vì thế, khó mà thuyết phục rằng hàng chục mét thừa của chiều dài cánh máy bay hay nửa mét thừa của bề rộng thân máy bay có thể có ý nghĩa quyết định khi lựa chọn máy bay dành cho Không quân. Đặc biệt, nếu tính theo hàng loạt các chỉ số thì KC-45 vượt trội hơn so với KC-767.

Tư lệnh Không quân Mỹ Norton Schwartz tuyên bố với Defense News hôm 11/3 rằng, Không quân Mỹ không có ý định thay đổi các yêu cầu đối với máy bay tiếp dầu thế hệ mới KC-X bất chấp 1 trong 2 ứng viên - tập đoàn Northrop Grumman và EADS của châu Âu – tuyên bố không tham gia vụ đấu thầu này. Cuộc đấu Airbus - Boeing chưa thể có hồi kết và có lẽ EADS không dễ dàng tạo nên bước đột phá trong chiến lược thâm nhập vào thị trường quốc phòng Mỹ của mình.
Huy Linh (Lược dịch)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang