Tại sao Anh bán tàu sân bay cho Ấn Độ?


Tờ Times of Indian hôm qua đưa tin, Anh cân nhắc bán một trong hai tàu sân bay của mình cho Ấn Độ nhằm cắt giảm chi phí quân sự. Đây lại là một dấu hiệu nữa cho thấy, "bá chủ thế giới" một thời này đang xuống dốc "không phanh".

Hào quang tắt dần

Lướt qua lịch sử thì dễ thấy rằng, Anh là quốc gia duy nhất có diện tích nhỏ nhưng lại từng nắm vai trò lớn, tuyệt đối, không cân xứng trên vũ đài thế giới, khi họ từng biến nhiều vùng biển rộng lớn thành ao nhà, kho bạc thì đầy ắp của cải từ mọi miền thế giới...

Nước Anh từng là "Thủ đô" của phương Tây.

Tuy nhiên, quá khứ hào hùng đó đã qua bởi vị thế của Anh giờ đây khác trước rất nhiều. Nhà nghiên cứu Ian Kearns thuộc Viện Nghiên cứu chính sách công (IPPR) "buồn rầu" thừa nhận: "Dù chúng ta là đất nước tương đối giàu và có ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chúng ta đang suy yếu”.

Theo Qũy tiền tệ quốc tế (IMF), nợ công của Anh đang tăng vọt, có thể tăng gấp đôi lên tới mức kỷ lục 100% GDP trong 5 năm tới. Viện Nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia còn đưa ra dự đoán "đáng sợ hơn": London phải mất khoảng 6 năm để thu nhập bình quân đầu người lại đạt mức như đầu năm...2008.

Lực lượng hạt nhân ngăn chặn của Anh chủ yếu đặt trên biển, gồm các tàu ngầm Vanguard Class Trident SSBN, các tên lửa Trident II (D-5) SLBM và các đầu đạn có liên quan cũng như hạ tầng hỗ trợ.

Tính đến đầu năm 2009, kho hạt nhân của Anh có khoảng 160 đầu đạn, được sử dụng cho hạm đội gồm bốn tàu Trident SSBN đặt tại Faslane, Scotland.

Chuyển sang vấn đề quân sự, tình hình vẫn một màu u ám: Chính phủ Anh phải hoãn đưa ra các quyết định chi tiêu lớn liên quan tới kế hoạch trị giá 20 tỷ bảng nhằm thay thế hệ thống vũ khí hạt nhân Trident, những khí tài được coi là biểu tượng sức mạnh của "cường quốc" này.

Tình hình bi đát tới mức quan chức cấp cao của Viện nghiên cứu chính sách kinh tế thuộc Học viện Hudson của Mỹ là Irwin Stelzer thẳng thừng tuyên bố, Anh không nên ăn bám vào các phí tổn quân sự của Mỹ.

Đã vậy, nhà nghiên cứu Malcom Chalmers dự đoán rằng, ngân sách của Bộ Quốc phòng sẽ bị cắt giảm 11% trong 6 năm tới. Những ước tính khác còn cao hơn rất nhiều, như việc cựu lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh là Ashdown cho rằng, ngân sách hằng năm của Bộ Quốc phòng có thể phải bị cắt giảm trên 20%.

Ngân sách quốc phòng có thể bị cắt giảm mạnh.

Đầu tiên là tiền đâu

Lý giải cho sự xuống dốc không phanh của Anh, nhiều người tập trung vào bão tài chính. Cuộc suy thoái toàn cầu tấn công gần như mọi quốc gia nhưng điều đáng nói là Anh lại nằm trong số những nước chịu "đòn" nặng nhất. Lĩnh vực tài chính, đầu tàu mạnh mẽ từng đem lại sự phồn vinh cho nước Anh, khủng hoảng. Nhìn rộng ra hơn, Anh đang rơi vào tình trạng giảm phát lần đầu tiên trong 50 năm. IMF tin rằng, sự sụt giảm về kinh tế của Anh sẽ sâu sắc hơn và kéo dài hơn bất cứ nền kinh tế tiên tiến nào.

Số người Anh phải xin trợ cấp thất nghiệp tăng vọt từ 1,3 triệu người (4,6% lực lượng lao động) vào năm 1999 lên tới hơn hai triệu người và đang tiếp tục tăng lên mốc ba triệu người. Sự hồi phục của Anh có thể bắt đầu cuối năm nay nhưng vẫn chậm hơn các nước giàu khác như Nhật Bản và Mỹ.

Kinh tế suy thoái khiến ông Brown "đau đầu".

Cùng với con số thương vong quân sự gia tăng, sự ủng hộ của dân chúng dành cho cuộc chiến đó cũng đang suy yếu dần; trong một cuộc điều tra dư luận vào tháng 7, đại đa số người dân cho rằng, cuộc chiến này là “không thể giành chiến thắng” và rằng quân đội Anh nên rút lui ngay lập tức.

Ngoài chuyện bị bão tài chính cuốn đi, việc Anh lao vào ba cuộc chiến tranh ở Kosovo, Afghanistan và Iraq (trong đó, mức độ can dự quân sự của Anh chỉ xếp sau Mỹ) cũng góp phần làm quốc gia này suy yếu khi chúng khiến London mất uy tín trên trường quốc tế; đánh mất sự ủng hộ của người dân và ngốn "kha khá" ngân sách vốn đã eo hẹp của quốc đảo này.

Nội bộ bất đồng, uy tín giảm sút

Ngoài những khó khăn, bất đồng nội tại, vị thế nước Anh suy giảm nhanh chóng, ngay cả trong quan hệ "đặc biệt" với Mỹ. Như nhà nghiên cứu Irwin Stelzer của Viện Nghiên cứu chính sách kinh tế thuộc Học viện Hudson nhận định, quan hệ xuyên Đại Tây Dương dù rất sâu nặng về văn hóa, xã hội, chính trị lẫn quân sự nhưng tình trạng này sẽ khó lòng duy trì; còn ngay cả Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tỏ ra "thờ ơ, lạnh nhạt" với Thủ tướng Gordon Brown khi ông này tới Mỹ tham dự cuộc họp của G20.

Ông Obama (trái) "thờ ơ".

Ngoài việc giảm vị thế trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương, vị thế của Anh còn bị cạnh tranh gay gắt ngay tại châu Âu. Thiếu tiền, quốc đảo này càng bị đẩy ra khỏi cựu lục địa; quân đội Anh khó lòng giữ vai trò lớn như trước trong Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), khó lòng "tung hoành" ở Afghanistan... Có nhà nghiên cứu nhận định, tới lúc quân đội Anh nên quên đi vị trí thứ 2 sau Mỹ trong NATO. Họ sẽ phải nhường bớt sân chơi cho Đức và đặc biệt là Pháp, quốc gia đang thay đổi, có tham vọng lớn.

Tạm rời xa quyền lực cứng, quyền lực mềm của Anh, điển hình là Bộ ngoại giao (FCO), cũng gặp nhiều thách thức. Cựu Đại sứ Anh tại Washington là Christopher Meyer cho rằng, di sản của cuộc chiến Iraq và Afghanistan là “mớ tạp nham mang tính chiến lược” đã, đang và sẽ gây khó khăn cho FCO.

Đã vậy, những cắt giảm của FCO cho thấy rằng lực lượng này, một thời là "ngôi sao" của toàn bộ thế giới, đang thua trong các cuộc chiến ngoại giao. Năm 2004, FCO đóng cửa 19 trong khoảng 300 phái bộ ở nước ngoài. Ở Australia, New Zealand, Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ, một số tòa lãnh sự bị hạ cấp, chỉ còn những người bản địa ở đó. Từ đó, FCO cắt giảm nhân viên từ 6.000 người xuống còn 4.000 người. Ngân sách hai tỷ bảng trong năm nay của FCO được nhiều người dự kiến giảm đi một cách đáng kể, còn 1,6 tỷ bảng trong năm tài chính tới. Rõ ràng, với những sự cắt giảm này, mặt trận ngoại giao của Anh đang suy yếu đáng kể.

Chưa dừng lại ở hai lĩnh vực quan trọng trên, London sẽ còn mất một công cụ trọng yếu khác là tài chính, khi mà lĩnh vực này bị bão "đánh tan nát" trong thời gian vừa qua.

Tóm lại, như nhà chính trị Anh William Hague tuyên bố: “Theo thời gian, Anh sẽ ngày càng khó khăn hơn để có thể gây ảnh hưởng lên các vấn đề quốc tế so với trước đây”.

Anh mất dần vị thế.

Mặt trời lặn dần trên đất Anh

Chưa rõ cuộc tổng tuyển cử sắp tới sẽ thế nào, ai sẽ lên nắm quyền lãnh đạo nước Anh nhưng tương lai của nước này rất khó thay đổi bởi hiện có quá nhiều yếu tố chống lại họ, trong khi thực lực của họ lại có hạn.

Nói cách khác, nước Anh đã bước vào tuổi xế chiều, trong khi các "thanh niên" Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Indonesia... với tiềm năng to lớn, ngày càng trưởng thành, cứng cáp. Thời điểm nước Anh nghỉ hưu, nhường sân chơi lớn cho "thế hệ trẻ" sẽ chẳng còn xa...

Nam Việt (theo Newsweek, Times of Indian, Telegraph)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang