Giải mã bí mật 2 tàu ngầm hiện đại của Nhật thời Thế chiến 2


Hai tàu ngầm hiện đại của Nhật Bản - được thiết kế để chở máy bay ném bom nhằm tấn công các thành phố của Mỹ trong Thế chiến 2 - đã được tìm thấy dưới đáy biển ngoài khơi Hawaii, 63 năm sau khi bị đánh chìm.
Cận cảnh tàu ngầm I-401 của Hải quân Nhật.

Hai tàu ngầm -14 và I-201 đã bị Hải quân Mỹ bắt giữ năm 1945. Nhưng rồi cũng chính Hải quân Mỹ đã vội vàng đánh chìm chúng năm 1946, sau khi thu lượm các bí mật khoa học, vì Mỹ không muốn những không tin này rơi vào tay đối thủ Liên Xô ở thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh.

Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Phòng nghiên cứu dưới biển thuộc Cục Quản lý Hải dương học và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), Đại học Hawaii-Manoa và kênh truyền hình National Geographic giờ đây đã định vị được hai tàu ngầm I-14 và I-201 ở ngoài khơi đảo Oahu, Hawaii.

Được thiết kế giống các tàu sân bay hoạt động dưới nước, I-14 và I-201 có thể chứa 3 máy bay bỏ bom hạng nhẹ Aichi cánh gập trên boong tàu.

Dài 122m và cao 12m, chiếc I-14 của Hải quân Nhật Bản là tàu ngầm lớn nhất trong Thế chiến 2 và cũng vẫn là lớn nhất từng được chế tạo cho tới khi những chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân đầu tiên được hạ thủy vào những năm 1960.

I-14 có thể di chuyển trên hành trình dài 59.500km - tương đương 1,5 lần vòng quanh trái đất - mà không cần tiếp nhiên liệu. Nó có kích cỡ to gấp 3 lần so với các tàu ngầm khác vào thời điểm đó. I-14 có thể chở 144 thủy thủ, trọng tải 5.223 tấn và hoạt động ở độ sâu tối đa 100 mét.

Con tàu thứ hai, I-201, là tiền thân của tàu ngầm tấn công ngày nay và được tin là chạy nhanh gấp 2 lần so với tàu ngầm cùng thời của Mỹ vì số lượng pin lớn mà nó có thể mang theo. I-201 có hai thân, hai đáy, cho phép lặn ở độ sâu 91m và có vỏ ngoài tráng cao su nhằm giảm tiếng ồn và thu tín hiệu ra-đa từ tàu chiến Mỹ.

Ý thức được sự “yếu thế” về những chiếc tàu nổi tại chiến trường Thái Bình Dương, Nhật Bản muốn chiến đấu với đối phương và chiếc I-201 được giao nhiệm vụ tiếp cận bờ biển Mỹ, nổi lên, chuẩn bị và phóng máy bay trong vòng vài phút.

Một trong những sứ mệnh đầu tiên được giao cho máy bay là thả những con chuột nhiễm dịch bệnh hạch và các côn trùng mang vi khuẩn bệnh dịch tả, sốt xuất huyết và các dịch bệnh khác vào các thành phố ở bờ biển phía tây nước Mỹ. Nhưng khi các “vũ khí” vi khuẩn chưa sẵn sàng ngay lúc đó, mục tiêu đã được chuyển sang kênh đào Panama - con đường để Hải quân Mỹ tới Thái Bình Dương. Nhật Bản đã đầu hàng trước khi cuộc tấn công được thực hiện.

Tổng cộng 5 tàu ngầm của Nhật đã bị Mỹ bắt giữ và đưa về Hawaii để kiểm tra.

Nhưng vào năm 1946, khi Liên Xô bắt đầu tỏ ra quan tâm tới các tàu ngầm này, Mỹ đã đánh chìm chúng ở độ sâu 823m ngoài khơi đảo Oahu. Tàu ngầm I-401 là tàu đầu tiên được tìm thấy vào tháng 3/2005 và các nhà nghiên cứu đã cố xác định vị trí của những con tàu khác kể từ đó.

Hans Van Tillburg, điều phối viên về di sản biển cho NOAA tại quần đảo Thái Bình Dương, nói: “Nếu bạn nhìn vào tàu ngầm I-201, bạn sẽ thấy nó chẳng giống chiếc nào trong Thế chiến 2”.

“I-201 có thân thuôn, có buồng chỉ huy và được trang bị súng máy. Nó giống tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh hơn. Còn I-14 là tiền thân của mẫu tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân tầm thấp”.

An Bình

Theo Latimes, Telegraph
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang