Hệ thống pháo phòng thủ trên tàu Hải quân các nước


QDND - Vào đầu thế kỷ XXI chủ nghĩa khủng bố quốc tế và cướp biển ngày càng lộng hành và mở rộng sang nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, không chỉ ở các thành phố lớn, các điểm dân cư trên khắp hành tinh mà chúng còn hoạt động cả trên không, trên biển và thậm chí là ngay cả trên đại dương.

Điển hình, ngay từ đầu thế kỷ XXI này, vào tháng 10/2000 bọn cướp biển đã ngang nhiên tấn công tàu quân sự của Mỹ, trong đó có khu trục hạm mang tên lửa điều khiển “Koul” (DDG-67) tại khu vực cảng Aden của Yemenia và tàu vận tải-đổ bộ “Eshlend” (LSD-48) vào tháng 8/2005 tại bờ biển Jordania.

Hình thức đánh chiếm chủ yếu của hải tặc là sử dụng các loại tàu ca nô nhỏ, gọn, công suất lớn, tốc độ cao lại được trang bị các loại súng máy cỡ lớn, súng phóng lựu phản lực và các loại vũ khí bắn thẳng khác, do đó rất khó đối phó, đặc biệt là đối với các tàu buôn không trang bị vũ khí, thậm chí là ngay cả các tàu quân sự của các nước phát triển.

Xuất phát từ thực trạng này, Hải quân các nước phát triển đã rất chú trọng vào phát triển và trang bị các loại hỏa lực tự phòng cho tàu quân sự như: súng máy phòng không cỡ lớn 12,7 mm, pháo tự động cỡ nhỏ, súng phóng lựu, súng cối,...song sau thời gian ngắn thử nghiệm, các loại vũ khí này vẫn không bảo đảm yêu cầu đề ra. Chính từ đây, hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô tự động đã bắt đầu được chú trọng phát triển trên tàu hải quân các nước phát triển.

Cụ thể:
Ở Dức:
Đức đã nghiên cứu và chế tạo ra loại pháo cố định điều khiển từ xa MLG (Marine Leicht Geschutz) có cỡ nòng từ 25-27 hoặc 30 mm. Trong đó hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô MLG-27 đã được nghiên cứu, chế tạo từ năm 2003 để thay thế cho pháo tự động 20 mm “Reinmentall” PH-202 và “Bramos” 40/L70. Dự kiến, đến năm 2011 sẽ hoàn tất việc cung cấp 83 hệ thống pháo loại này cho Hải quân Đức để trang bị cho nhiều loại tàu chiến khác nhau.

MLG-27 được phát triển dựa trên pháo không quân BK-27 cỡ 27 mm được trang bị trên máy bay cường kích “Tornado” và “Taifun”. Nó được gắn cố định trên 2 mặt phẳng ngang và được sử dụng để tiêu diệt các loại mục tiêu mặt nước, trên không và gần bờ, các mục tiêu trên không, trên biển cỡ nhỏ tốc độ cao và thậm chí là cả nhóm mục tiêu trên biển, gần bờ (cố định lẫn di động) trong cự ly từ 2.500-4.000 m.

MLG-27 có trọng lượng tác chíên 850 kg (chưa kể đạn), góc xoay +/- 170 độ nếu đặt trên mặt phẳng ngang và từ -15 đến + 60 độ nếu đặt trên mặt phẳng đứng với tốc độ truyền động 60 độ/s. Hệ thống pháo này có khả năng điều khiển từ xa nhờ sự tích hợp với các phương tiện dẫn đường, theo dõi mục tiêu cảm ứng quang-điện bao gồm: máy camera ghi hình ban ngày, camera hồng ngoại (dải tần 7,5-11,5 mkm), máy đo xa bằng la-de dải sóng 1,54 mkm, thiết bị theo dõi bằng hình ảnh hoạt động ở hai cơ chế và máy tính điện tử.

Hiện nay, loại hệ thống pháo này đang được trang bị trên chiến hạm mang tên lửa điều khiển dự án 122, 123 và 124, các tàu hộ tống loại nhỏ mới thuộc dự án K-130, tàu quét mìn dự án 332, 343 và 352, tàu bảo đảm AOR 702 và ARL 404 của Hải quân Đức.

Ba chiếc tổ hợp đầu tiên của loại pháo này đã được cung cấp cho Trung tâm huấn luyện Hải quân Đức vào năm 2003 để huấn luyện binh lính, chiếc thứ 4 đã được triển khai trên tàu tiếp tế “Berlin” vào giữa năm 2004 và 13 chiếc tiếp theo sẽ được chuyển giao vào cuối năm nay, những chiếc còn lại sẽ chuyển giao nốt vào năm 2011.

Hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô MLG-25 được nghiên cứu, chế tạo vào năm 2005 trên cơ sở MLG-27. Nó đã được thay thế pháo BK-27 bằng pháo “Bushmaster-1” 25 mm, cơ số đạn đã đượ tăng lên gần 220 viên, bộ thiết bị quang-điện chỉ huy bắn đã được lắp ráp trên một thiết bị duy nhất. Hệ thống pháo này có khả năng bắn xa tối đa gần 2.500 m, cho phép tiêu diệt các mục tiêu trên không, gần bờ, tàu mặt nước và ca nô tốc độ cao. MLG-25 có khả năng ứng dụng nhiều loại đạn khác nhau, đặc biệt là loại đạn FAPDS-T mới.

Hệ thống MLG-30/ARM là loại pháo hiện đại trong tương lai. Nó sẽ được thiết kế trên cơ sở pháo “Bushmaster-2” Mk 44 loại 30 mm có khả năng ứng dụng loại đạn có đầu nổ không cần tiếp xúc ABM (Air Burst Munitions) sản xuất dựa trên đạn pháo AHEAD của hãng “Erlicon Kontraves”.

Ở Israel:
Từ năm 1994 Hãng “Rafael” đã bắt đầu nghiên cứu giá vũ khí làm ổn định trên tàu chiến loại “Taifun” dựa trên cơ sở mô đun điều khiển vũ khí từ xa OWS 25 có thể trang bị hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô cỡ nhỏ (gần 30 mm) để trang bị cho ca nô tuần tiễu các lớp.

Hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô “Taifun G” với pháo 25 mm M242 “Bushmaster-1” lần đầu tiên thử nghiệm vào giữa năm 1995 trên ca nô tuần tiễu “Super Dvora” của Israel. Nó đã chứng tỏ được hiệu quả sử dụng trong tầm bắn xa gần 1.000 m ở tốc độ hành trình 28 hải lý/giờ và sóng biển cấp 3. Gần 45% trong số 1.300 viên đạn bắn ra đã trúng mục tiêu. Hệ thống pháo này được trang bị camera ghi hình và cảm ứng nhiệt hoặc máy đo xa bằng lazer.

Pháo 25 mm “Bushmaster-1” trên cơ sở pháo “Taifun” có thể trang bị pháo 20 mm (GIAT M621, TM 693, “Elicon” KAD-B 18), 23/25 mm (GIAT M811, “Elicon” KB A) và 30 mm (“Elicon” KCB, Mk 44 “Bushmaster-2” và “Mauzer” Mk 30 F), súng máy phòng không 12,7 mm 3 nòng GAU-19A.

Bên cạnh hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô “Taifun G” Hãng “Rafael” còn cung cấp hệ thống pháo tên lửa “Taifun NTD” mang tên lửa chống tăng có điều khiển “Spike-ER” và “Taifun GSA” mang tên lửa phòng không có điều khiển tầm thấp. Vào cuối năm 2005, hàng loạt các nước như: Úc, Israel, Ấn Độ, Singapore và Sri Lanka đã đặt mua hơn 90 hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô loại “Taifun” các lớp khác nhau của Hãng “Rafael”.

Ở Úc:
Úc sử dụng hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô “Taifun” Mk 25 trang bị thước ngắm quang điện “Topline” theo giấy phép sản xuất của Hãng “General Dynemic Lend Systems”. Đầu tiên, hệ thống này được sử dụng cho các tàu chiến mới lớp “Armideil”. Tuy nhiên, ngay từ khi bắt đầu đi vào sản xuất hàng loạt, hệ thống này đã chứng tỏ được sự phù hợp của mình với hàng loạt các loại tàu chiến khác của Hải quân Úc, trong đó có tàu đổ bộ, tàu chiến mặt nước các lớp chính và tàu hỗ trợ tác chiến.

Ở Mỹ:
Mỹ sử dụng pháo 6 nòng 20 mm “Vulkan-Falanks” Mk 15 cho hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô tầm gần cho các tàu tuần phòng. Mỹ trang bị từ 2-4 hệ thống pháo này cho hàng không mẫu hạm của mình, 2 cho tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển và 1 cho khu trục hạm mang tên lửa điều khiển.

Ngoài ra, Hãng “BAE Systems” của Mỹ cũng đã sở hữu một số phiên bản của hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô “Taifun” của Hãng “Rafael” để nâng cấp và hiện đại hoá pháo di động Mk 38 thành biến thể cố định và có khả năng điều khiển từ xa.

Hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô Mk38 bao gồm có pháo 25 mm M242 “Bushmaster-2” (tốc độ bắn 1.800 phát/phút, cơ số đạn 168 viên) mang hệ thống điều khiển bằng quang điện “Topline” của Hãng “Rafael” để phát hiện và theo dõi mục tiêu cả ban ngày lẫn ban đêm, thiết bị điều khiển bắn. Theo dự kiến, hệ thống pháo này sẽ được cung cấp cho Hải quân Mỹ trước năm 2010 và đến năm 2015 sẽ cung cấp cho Hải quân Mỹ khoảng 243 hệ thống pháo loại này.

Ở Anh:
Để tăng cường khả năng phòng thủ trên tàu hải quân chống ca nô tốc độ cao, Anh đã sử dụng loại pháo tự động 7 nòng loại 30 mm do hãng Singnal”/ “General Electric” và 6 nòng pháo loại 20 mm “Falanks” Mk15 và hệ thống pháo DS ZOW “Erlicon” và “Bramos” GOM-BO-1 được trang bị trên tàu sân bay và chiến hạm.

Hệ thống DS ZOW là loại pháo phòng thủ chống ca nô phổ biến nhất trong Hải quân Anh hiện nay với số lượng gần 70 chiếc. Để xuất khẩu, họ DS 25/30 bao gồm cả hệ thống tên lửa-pháo sẽ được bổ sung thêm hệ thống điều khiển hoả lực tự và điều khiển từ xa.

Ngoài ra, trên các phiên bản pháo tiêu chuẩn có thể sẽ được trang bị thêm pháo 25 hoặc 30 mm bao gồm có pháo “Erlicon” KSB (DS ZOW), ATK M242 “Bushmaster-1” (DS 25M) hoặc Mk44 “Bushmaster-2” (DS ZOM) và cả “Mauzer” (DS 30F), bên cạnh đó còn có cả model điều khiển từ xa tự động REMSIG.

Vào đầu những năm 2003 Anh đã đưa vào trang bị loại hệ thống pháo này cho chiến hạm mang tên lửa thuộc dự án 45. Trên mỗi tàu loại này sẽ được trang bị 2 hệ thống điều khiển bắn từ xa thông qua hệ thống quang-điện của tổ hợp pháo. Loại hệ thống pháo này chủ yếu được sử dụng để tiêu diệt các loại ca nô nhỏ và mục tiêu không quân tầm thấp. Hệ thống pháo DS ZOW điều khiển từ xa REMSIG đã được xuất sang Pakistan, Malaysia và Brunei.

Ngoài ra, Anh cũng đang tiến hành nghiên cứu hệ thống điều khiển tự động AUTSIG mang thiết bị cảm ứng điện quang tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu để ứng dụng cho hệ thống pháo chống ca nô. Loại pháo chống ca nô DS 25 AUTSIG được sử dụng để trang bị cho các loại tàu nhỏ.

Bên cạnh đó, Anh còn tập trung nghiên cứu, phát triển loại pháo chống ca nô DS 25M 25 mm loại M242 “Bushmaster”, camera ghi hình cảm ứng nhiệt được trang bị trên tàu đổ bộ đa năng và hai tàu tuần tiễu của Hải quân Newzealand vào năm 2008.

Hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô DS30 Mk2 được nghiên cứu, chế tạo để trang bị cho chiến hạm mang tên lửa điều khiển dự án 23 theo chương trình Anti FAC/FIAC. Các chiến hạm lớp này đều được trang bị hai hệ thống pháo SD30 Mk2 với thiết bị đo xa bằng lazer, camera ghi hình và cảm ứng nhiệt trong dải tần 3-5 mkm.

Ở Italia:
Để trang bị vũ khí cho các tàu chiến mặt nước chống lại ca nô, Italia sử dụng pháo “OTO Melara” nòng đơn và nòng kép loại 25, 30, 35 và 40 mm với các phiên bản 584, 559, 563 và 564.

Với phiên bản pháo phòng thủ chống ca nô 584 trọng lượng 1.180 kg Italia sử dụng pháo tự động cỡ 25 mm hoặc 30 mm đặt cố định trên mặt phẳng ngang có bàn điều khiển bắn riêng. Hiện nay, phiên bản này bao gồm có pháo “Mauzer” 30 mm Mk30-2 và ATK Mk 44 “Bushmaster-2” (cơ số đạn 170 viên), pháo “Erlicon” 25 mm KBA và ATK M242 “Bushmaster” (cơ số đạn 200 viên). Trong tương lai, hệ thống pháo phòng thủ chống tàu loại này sẽ được trang bị thêm 2 mô đun phóng kép tổ hợp tên lửa phòng không của hệ thống phòng không tầm gần và hệ thống phòng thủ tên lửa (“Mistral”, 9M 342 “Igra S”).

Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên hệ thống pháo phòng thủ chống tàu loại này đã được ký kết vào năm 2004 với Hải quân các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất. Sáu tàu tuần phòng gần bờ loại nhỏ mới “Bainunac” đã được trang bị hai khẩu pháo “Bushmaster” 30 mm và bệ phóng kép của tổ hợp tên lửa phòng không “Igra S”. Các phiên bản pháo phòng thủ chống ca nô còn lại như 559, 563 và 564 đều sử dụng pháo “Erlicon” KBA 25 mm, “Mauzer” 30 mm hoặc pháo “Compact” 25/30 mm.

Ở Pháp:
Pháp sử dụng pháo 25 và 30 mm của hãng GIAT, 20 mm “Erlicon”, 30 mm “Breda” và “Mauzer”, đồng thời là cả súng máy phòng không 12,7 mm để trang bị cho hệ thống phòng thủ chống ca nô trên các tàu chiến.

Hãng “GIAT indastris” đã nghiên cứu một vài phiên bản của hệ thống pháo điều khiển từ xa hạng nhẹ chính xác cao mang tên “Narval” (NARVAL-Naval Remote Weapon Highly Accurate Lightweight) để trang bị cho các tàu chiến và ca nô cỡ nhỏ. Tất cả các hệ thống pháo này đều được trang bị giá cân bằng thủy lực với camera ghi hình, thiết bị đo xa bằng lazer và cảm ứng nhiệt. Hệ thống điều khiển bắn từ xa được hoạt động ở cơ chế tự động có sử dụng bàn điều khiển và có thể tích hợp với các thiết bị khác trên tàu. Giá cân bằng thủy lực có khả năng xoay +/- 160 độ ở góc phương vị và từ -15 đến +50 độ theo góc nâng với tốc độ dẫn động trên 60 độ/giây.

Hiện nay, Pháp đã sản xuất 4 phiên bản của hệ thống pháo này:

“Narval” 20A với pháo 20 mm 20M 621 (trọng lượng 320 kg, tốc độ bắn 800 phát/phút, cơ số đạn 200 viên).

“Narval” 20B với pháo 20 mm 20M 693 (trọng lượng 400 kg, tốc độ bắn 750 phát/phút, cơ số đạn 200 viên).

“Narval” 25 với pháo 25 mm 25M 811 (trọng lượng 550 kg, tốc độ bắn 750 phát/phút, cơ số đạn 250 viên).

“Narval” 30 với pháo 30 mm 30M 781 (trọng lượng 400 kg, tốc độ bắn 750 phát/phút, cơ số đạn 150 viên).

Ở Cộng hoà Nam Phi:
Nước này sử dụng hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô loại 35 DPG với pháo nòng kép 35 mm GA-35 để trang bị cho hệ thống phòng thủ chống ca nô tầm gần và hệ thống phòng không tầm gần biên chế trên các tàu tuần phòng gần bờ cỡ nhỏ thuộc dự án MEKO A 200. Pháo GA-35 được trang bị thiết bị ra đa quang học có tốc độ bắn 1.100 phát/phút, cơ số đạn 240 viên. Tầm bắn xa hiệu quả của loại pháo này là 6.000 m đối với tàu nổi mặt nước và gần 4.000 m với các mục tiêu trên không.

Ở Singapore:
Hãng “ST Kinetic” đã nghiên cứu biến thể của pháo phòng thủ chống ca nô cố định 35 mm NRWS cho các tàu chiến cỡ nhỏ và ca nô. Hệ thống pháo này có thể được trang bị pháo 25 hoặc 30 mm hoặc cũng có thể là súng máy 7,62 mm. Hệ thống pháo loại này có trọng lượng 1.500 kg, cao 2 m, bán kính xoay 2,7 m. Hai bên hông của hệ thống pháo này đều có thể trang bị tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần. Điều khiển bắn từ xa được thực hiện ở cầu tàu hoặc trên bàn điều khiển dưới boong tàu. Tốc độ bắn của hệ thống pháo này khi sử dụng cỡ đạn tiêu chuẩn 30 mm của NATO là 200 phát/phút (bắn phát một hoặc 3 phát một), tầm bắn xa gần 2.500 m, cơ số đạn 150 viên cho phép hệ thống tiếp đạn liên tục bằng cơ chế tự động lên đạn.

Trên hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô NRWS được trang bị hệ thống cảm ứng điện quang hoàn toàn tự động bao gồm có camera ghi hình, bộ khuếch đại hình ảnh và bức xạ nhiệt, máy đo xa bằng lazer và máy tính đường đạn. Hệ thống pháo này có góc nâng từ -20 đến + 60 độ, tốc độ dẫn động theo mặt phẳng ngang và góc nâng là 60 độ/giây có thể được ứng dụng để chống lại các mục tiêu mặt đất và trên không ở tầm thấp.

Nhìn chung, Hải quân các nước phương Tây chủ yếu tập trung vào việc chế tạo các hệ thống pháo cỡ nhỏ điều khiển từ xa và làm ổn định hoàn toàn tự để trang bị cho các tàu chiến hoạt động gần bờ nhằm vô hiệu hoá các nguy cơ tấn công của đối phương có sử dụng ca nô cỡ nhỏ, tốc độ cao, cơ động nhanh. Trong nhiều trường hợp, các hệ thống pháo phòng thủ chống ca nô trên tàu của Hải quân các nước phương Tây đều được tích hợp với tổ hợp tên lửa phòng không của hệ thống phòng không tầm gần nhằm tiêu diệt các mục tiêu trên không ở tầm thấp.

Hữu Kỷ (Theo Zvo)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang