Su-34, máy bay cường kích thế hệ mới của Nga


Su-34, với vai trò thay thế Su-24, là loại máy bay nằm trong mục tiêu hiện đại hóa của Nga, giai đoạn 2006 - 2015.

Là phiên bản cải tiến từ Su-27 Flanker, Su-34 có trang thiết bị hiện đại, bao gồm tổ lái và hệ thống tự bảo vệ kiểu mới. Buồng lái của Su-34 là một "nhà kính" hiện đại, với màn hình hiển thị màu đa chức năng CRT.

Buồng lái của Su-34.

Về cấu tạo khí động học, Su-34 có cấu trúc cánh, đuôi, và động cơ tạo ra sự ổn định khi bay, tăng tính linh hoạt và giảm bớt các lực kéo có hại ở đầu mũi.

Su-34 rất hiệu quả trong việc đối phó với các loại vũ khí từ cá nhân cho tới hạng nặng trên chiến trường và tấn công các mục tiêu nằm trong tuyến phòng thủ & hậu phương của đối phương. Bên cạnh đó, nó còn có thể được sử dụng trong các nhiệm vụ trinh sát hay tấn công các mục tiêu trên biển.

Theo Chương trình hiện đại hóa vũ khí đoạn 2006-2015, Su-34 được thay thế cho các loại máy bay cường kích Su-24M (khoảng 400 chiếc), máy bay trinh sát Su-24MR (trên 100 chiếc), máy bay tiêm kích MiG-25RB (khoảng 70 chiếc).

Như vậy, để hoàn thành mục tiêu thay thế toàn bộ các loại máy bay cũ này, quân đội Nga phải được trang bị từ 550 tới 600 chiếc Su-34 mới trong khoảng thời gian 10 đến 15 năm.

Tuy nhiên, kế hoạch của Bộ Quốc Phòng Nga chỉ có thể cho phép mua khoảng 58 chiếc từ nay đến năm 2015, và đến năm 2022 tổng số mới là 300 chiếc.

Nhiều ý kiến cho rằng nếu như cả 2 loại Su-24 và MiG-25RB bị thay thế trước năm 2020, thì quân đội Nga sẽ không có đủ số lượng máy bay cường kích và máy bay trinh sát. Một số khác thì lại cho rằng, số lượng như vậy vẫn đủ cho chiến lược không quân mới.

Chiến lược không quân mới không hoàn toàn dựa vào các đặc điểm chiến đấu của Su-34 mà còn dựa trên 2 yếu tố khác, đó là tầm hoạt động xa với khả năng tiếp dầu trên không, chiếc Su-34 có thể tự tiếp dầu cho nhau thông qua các bình xăng dự trữ nằm ở 2 bên cánh và khoang lái tiện dụng giúp phi hành đoàn không cảm thấy mệt mỏi khi phải bay xa.

Su-34 có khả năng tác chiến trong thời gian dài, giữa những vùng địa lý cách xa.

Các đơn vị được trang bị Su-34 có thể tiến hành liên tiếp các các chiến dịch. Ví dụ, chỉ cần xuất phát từ một căn cứ không quân tại Nga, một đơn vị có thể hôm nay đánh bom một căn cứ khủng bố ở Trung Á, ngày mai tấn công một trạm tên lửa ở châu Âu, rồi ba ngày sau lại bay tới Ấn Độ Dương để hỗ trợ cho một đơn vị liên hợp giữa các hạm đội Biển Đen, hạm đội Đại Tây Dương và hạm đội phía Bắc.

Su-34 được trang bị các loại vũ khí tầm xa chính xác, có thể bay sát mặt đất, điều này giúp không quân Nga giảm thiệt hại trong các chiến dịch thần tốc bởi việc sử dụng một số lượng ít máy bay Su-34 sẽ giúp công tác đào tạo phi hành đoàn đạt tới mức độ hoàn hảo.

Trên thực tế, đây không phải là một chiến lược mới. Các phi đội máy bay chiến đấu tinh nhuệ của Đức và Nhật Bản thời Thế chiến thứ II được hình thành từ những phi công được huấn luyện hoàn hảo từng là những đơn vị nòng cốt trong lực lượng không quân của hai nước này.

Mặc dầu vậy, những phi đội tinh nhuệ này vẫn có thể bị các tốp máy bay thông thường của đối phương tiêu diệt một cách nhanh chóng trong một cuộc chiến toàn cầu mang tính tiêu hao dài lâu như Thế Chiến thứ II. Đứng trên quan điểm này, chiến lược mới của không quân Nga lộ ra những điểm yếu. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đã có sẵn trong tay vũ khí thứ ba - vũ khí nguyên tử cho một cuộc chiến toàn cầu.

Trong một cuộc chiến trường kỳ, sẽ khó có thể xác định được không quân Nga sẽ cần tới bao nhiêu máy bay: 200, 600 hay 1500 chiếc và cũng sẽ khó có thể xác định được hiệu quả của những quả bom nguyên tử mà họ sẽ ném xuống đầu đối phương.

Dù vậy, trong một cuộc chiến quy mô nhỏ chỉ có một đến hai đối tượng tác chiến, hoặc trong một chuỗi các xung đột khu vực, việc sở hữu một loại máy bay có tốc độ, khả năng bảo vệ cao và vũ trang tốt như Su-34 có thể lại là nhân tố quyết định. Thậm chí chỉ với 58 chiếc Su-34, được sử dụng đúng thời điểm, tại đúng nơi thì có thể sẽ là một lực lượng hùng mạnh. Với khoảng từ 200 đến 300 chiếc Su-34, được chia ra thành một số phi đội, sử dụng tại những điểm then chốt trên chiến trường, có thể sẽ đảm nhiệm được phần lớn các nhiệm vụ phức tạp.

Thậm chí chỉ với 58 chiếc máy bay tiêm kích kiêm cường kích Su-34 được sử dụng tại cùng một không gian và thời gian cũng đã tạo nên một sức mạnh vô cùng lớn. Một nhóm 200 đến 300 chiếc, được chia thành các đơn vị để sử dụng tại các khu vực trọng yếu trên chiến trường, cũng có thể đảm trách hầu như tất cả các nhiệm vụ phức tạp nhất.

Su-34 xuất hiện trong một cuộc triển lãm.

Ngoài Su-34, không quân Nga cũng sẽ được trang bị các loại máy bay mới có đủ tính năng kỹ thuật để duy trì sức mạnh chiến đấu cần thiết của lực lượng này. Các đơn vị mới, được thành lập để đảm trách các nhiệm vụ cụ thể, sẽ được trang bị các loại máy bay tiêm kích, cường kích, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, máy bay tiếp dầu trên không, và các phương tiện trên không không người lái.

Các đơn vị này có khả năng cơ động cao, cho phép máy bay nhanh chóng tiếp cận khu vực tác chiến. Cách phát triển này cho thấy chiến lược mới của Nga gần giống với chiến lược của Lực lượng Không quân Viễn chinh Mỹ (AEF). Đó là một chiến lược mềm dẻo nhưng đầy uy lực của một lực lượng không quân với khả năng nhanh chóng tác chiến trên mọi địa điểm toàn cầu.

Về máy bay trinh sát, các nước công nghiệp hướng tới thay thế chúng bằng các loại phương tiện trên không không người lái (UAVs). Thế giới luôn thay đổi và bối cảnh mới đòi hỏi những loại hình chiến tranh mới.

Thông số kỹ thuật của Su-34

Đặc điểm riêng

Phi đoàn: 2
Chiều dài: 22 m
Sải cánh: 14,7 m
Chiều cao: 5,93 m
Diện tích : 62,04 m²
Trọng lượng rỗng: không xác định
Trọng lượng cất cánh: 39.000 kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: 45.100 kg
Động cơ: 2× động cơ phản lực Lyulka AL-35F, công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137.2 kN (30.845 lbf) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

Vận tốc cực đại: Mach 1,8 trên trần bay thông dụng, Mach 1,14 trên biển
Tầm bay: 4.500 km (tuần tiễu).
Bán kính hoạt động: hơn 1.000 km.
Trần bay: 14.000 m
Vận tốc lên cao: không xác định
Lực nâng của cánh: 629 kg/m²
Lực đẩy/trọng lượng: 0.68

Vũ khí

1 pháo 30 mm GSh-30-1, 150 viên đạn
2 giá treo ở đầu cánh cho tên lửa không đối không R-37 (AA-11 'Archer')
10 giá treo dưới cánh và thân mang được 8.000 kg vũ khí, bao gồm vũ khí không đối không, không đối đất, không đối biển, tên lửa chống tàu, bom điều khiển laser, và các loại khác.

Hải Anh - Datviet (theo MNweekly)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đã có
1
nhận xét:

9xhot on 19:26 31/8/09 nói...

Chào bạn, mình thấy khung comment của bạn có làm sao đâu?

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang