Việt Nam sẽ nhận 6-12 chiếc Yak-130UBS


DATVIET - TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015.

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không MAKS-2011, phía Nga đã tiến hành bàn giao máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS cho Syria.

Số máy bay được giao lần này nằm trong số các máy bay trước đó dự định chuyển giao cho Libya thì gặp phải lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.

Số lượng máy bay huấn luyện được chuyển giao không được tiết lộ, nhưng theo nhận định của TSAMTO số lượng chuyển giao khoảng 12-16 chiếc. Tương lai không quân Syria có thể mua thêm từ 24-36 chiếc Yak-130UBS nữa.

Ngoài chức năng chính là máy bay huấn luyện, Yak-130UBS có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ một cách xuất sắc (ảnh: Airline.net)

Ngoài hợp đồng cung cấp Yak-130UBS cho Syria, Nga đang thực hiện hợp đồng cung cấp 16 Yak-130 UBS cho Algeria, cùng với một hợp đồng chưa được xác nhận cung cấp 8 Yak-130UBS cho Việt Nam.

Những khách hàng tiềm năng khác của máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS bao gồm Venezuela, Belarus, Ukraine và Kazakhstan.

Tổng số lượng xuất khẩu của Yak-130UBS đến trước năm 2040 khoảng 500 chiếc. Trong đó số lượng Yak-130UBS sẽ xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài đến năm 2025 khoảng 300 chiếc.

Riêng Việt Nam sẽ bắt đầu mua loạt thứ 2 nhằm thay thế cho các máy bay huấn luyện L-39 giao hàngvào giai đoạn 2015-2025. Số lượng mua dự kiến từ 6-12 chiếc.

Algeria cũng sẽ mua loạt thứ hai nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2025 số lượng mua dự kiến khoảng 12-16 chiếc. Belarus khoảng từ 6-12 chiếc giai đoạn 2015-2020.

Trong các nước Đông Nam Á, Malaysia sẽ là nước mua số lượng Yak-130UBS nhiều nhất, số lượng mua từ 18-24 chiếc nhằm thay thế máy bay huấn luyện Mk-128 Hawk, giao hàng giai đoạn từ 2025-2030.

Thái Lan cũng sẽ mua 6-12 chiếc nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2030. Syria sẽ mua số lượng lớn từ 24-36 chiếc, giao hàng giai đoạn từ 20111-2020.

Ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác nữa sẽ mua, số lượng dao động từ 6-12 chiếc và giao hàng trong giai đoạn từ 2015-2030, chưa tính các khách hàng có thể mua Yak-130UBS không nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng.

Tính đến giai đoạn năm 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu máy bay huấn luyện đạt giá trị 8,241 tỷ USD. Dẫn đầu là Thụy Sỹ với giá trị xuất khẩu đạt 2,622 tỷ USD, thứ 2 là Anh với giá trị 1,31 tỷ USD.

Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thứ 3 của Trung Quốc trong giai đoạn từ 2003-2010. Giá trị xuất khẩu máy bay huấn luyện của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2012 tăng khoảng 187 triệu USD, con số này sẽ tăng lên 215 triệu USD vào giai đoạn 2012-2013. Tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này của Hàn Quốc khoảng 805 triệu USD. Thứ 4 là Trung Quốc, tổng giá trị hợp đồng của Trung Quốc trong giai đoạn này khoảng 618 triệu USD.

Nga sẽ đứng vị trí thứ 5 trong thị phần xuất khẩu máy bay huấn luyện với giá trị chiếm khoảng 5,3% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt 440 triệu USD.

Việt Trung (theo Armstrade)

Sau đây là một số thông tin cơ bản về Yak-130: (Theo BEE)

Lịch sử thiết kế

Đầu những năm 1990, chính phủ Xô Viết quyết định phát triển máy bay huấn luyện mới nhằm thay thế các máy bay huấn luyện Aero L-29 và L-39.

Bốn nhà thiết kế máy bay hàng đầu Liên Xô tham gia: Sukhoi với mẫu S-54, Myasischev với mẫu M-200, Mikoyan với mẫu MiG-AT và Yakovlev với mẫu Yak-UTS. Năm 1991, hai mẫu S-54 và M-200 bị đánh trượt chỉ còn lại MiG-AT và Yak-UTS.

Việc phát triển Yak-UTS bắt đầu năm 1991 và hoàn thành nguyên mẫu tháng 9/1993. Cùng năm đó, Yakovlev ký thỏa thuận hợp tác với công ty Aermacchi Italia cùng phát triển phi cơ huấn luyện mang tên Yak/AEM-130 (phiên bản cho Nga sẽ mang tên Yak-130 còn của Italia là M-346). Năm 1999, liên minh Yakovlev – Aermacchi tan vỡ, hai bên tiếp tục độc lập phát triển Yak-130 và M-346.

Tháng 4/2002, Yak-130 đã đánh bại đối thủ MiG-AT để trở thành máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiên cho Không quân Nga.

Tháng 6/2005, Yak-130 lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng tại triển lãm hàng không Parus. Cùng năm đó, Không quân Nga quyết định ký kết hợp đồng đầu tiên mua 12 máy bay Yak-130. Tháng 2/2010, chiếc Yak-130 đầu tiên chuyển giao cho trung tâm huấn luyện của Không quân Nga tại Lipetsk.

Ngoài Nga, năm 2006 chính phủ Algeria cũng ký kết mua 16 máy bay Yak-130. Năm 2010, Không quân Libya cũng đồng ý mua 6 Yak-130, tuy nhiên trong tình hình chính trị rối ren của Libya hiện tại không rõ hợp đồng có được triển khai hay không.

Và trong tương lai không xa, có thể Không quân Việt Nam sẽ nhận 6 - 12 chiếc Yak-130.

Thiết kế

Phiên bản sản xuất hàng loạt Yak-130 có chiều dài 11,2m, cao 4,76m, sải cánh 9,72m, trọng lượng tối đa khi cất cánh 9.000kg.

Yak-130 có thiết kế cánh cụp tối ưu, được chế tạo bằng hợp kim nhẹ với bề mặt làm bằng sợi các bon. Nó được bảo vệ bằng giáp Kevlar ở các phần trọng yếu như: động cơ, buồng lái và khoang chứa hệ thống điện tử.

Cánh cụp được thiết kế nhằm tận dụng lực nâng của cánh và cánh đuôi đặt thấp hơn cánh chính, làm cho mọi chuyển động của máy bay linh hoạt hơn và giúp phi công có thể lựa chọn góc tấn công lớn.

Để hạ cánh tại sân bay có đường bay ngắn, máy bay trang bị thêm những bộ phận ở cánh nhằm giảm quãng đường cất cánh. Những cánh tà được lắp ở cánh, có thể chuyển động về phía sau, lên xuống để tạo lực nâng và tạo lực cản khi máy bay hạ cánh.

Khung máy bay có tuổi thọ 30 năm với 10.000 giờ bay hoặc 20.000 lần hạ cánh. Máy bay Yak-130 có thể hoạt động ở đường băng không trải nhựa và đường băng nhỏ không chuẩn bị trước.

Hệ thống điện tử hiện đại

Yak-130 được lắp đặt các hệ thống điện tử hàng không cực kỳ hiện đại để đáp ứng yêu cầu huấn luyên phi công lái chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.

Buồng lái của máy bay có hai ghế ngồi dành cho: người dạy và học viên bay. Trong buồng lái được lắp hệ thống điều áp không khí, ghế phóng khẩn cấp NPO Zvezda K-36LT3.5.

Phi công có tầm nhìn toàn diện qua vòm kính máy bay, người ngồi trước có tầm nhìn qua mũi máy bay là -16 độ và người ngồi sau là -6 độ. Máy bay có buồng lái với vòm che làm bằng thủy tinh chống đạn. Cả hai phi công đều được lắp khí tài quan sát đêm và 3 màn hình LCD đa năng (hiển thị thông số kỹ thuật bay, tình trạng vũ khí).

Trong buồng lái còn có kênh liên lạc bên ngoài và nội bộ cùng hệ thống cảnh báo bằng giọng nói.

Hệ thống điều khiển bay “fly-by-wire” sử dụng để điểu chỉnh độ ổn định và những đặc trưng điều khiển, hệ thống an toàn bay tương tự chiến đấu cơ thế hệ 4 MiG-29, Su-27/30, F-14, F-16, F-18, Mirage 2000, Dassault Rafale, EF-2000 và F-35.

Phi công được phép lựa chọn mô hình phần mềm của hệ thống mô phỏng điều khiển trên máy tính của Yak-130 để chọn bài tập bay. Ngoài ra, phi công lựa chọn kiểu bay trong khi đang bay.

Hệ thống điện tử có thể bỏ ghi nhận những sai lầm của phi công, từ đó đánh giá rút ra kết luận về chuyến bay, điều này giúp ích cho việc luyện kỹ năng bay của phi công.

Thiết bị định vị của Yak-130 gồm laze con quay hồi chuyển và hệ thống định vị toàn cầu GLONSS/NAVSTAR.

Máy bay huấn luyện Yak-130 được trang bị radar Osa hoặc Oca do NIIP Zhukovsky phát triển. Radar theo dõi đồng thời 8 mục tiêu trên không, tiêu diệt đồng thời 4 mục tiêu ở tất cả góc độ.

Radar có phạm vi dò tìm mục tiêu có diện tích phản xạ radar (RCS – Radar Cross Section) 5m2 là 40km ở phía sau và 85km ở phía trước. Radar sẽ tự động khóa mục tiêu trong khi bắt bám là 65km.

Thiết bị đối phó điện tử trên Yak-130 gồm: radar cảnh báo sớm, thiết bị gây nhiễu chủ động, pháo sáng (đánh lừa tên lửa tầm nhiệt).

Vũ khí

Bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, trong điều kiện cần thiết thì Yak-130 có thể đáp ứng vai trò máy bay chiến đấu chiến thuật.

Khối lượng vũ khí mang trên máy bay lên tới 3.000kg (giá treo trên cánh và thân) gồm: tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại R-73, tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laze Kh-25ML, tên lửa chống tăng dẫn đường laze 9K121 Vikhr, bom có điều khiển KAB-500Kr (kết hợp với thiết bị quang điện treo dưới thân máy bay hỗ trợ ném bom).

Ngoài vũ khí có điều khiển, Yak-130 hoàn toàn mang được vũ khí không điều khiển gồm: rocket B-8M, B18B, bom loại 50kg/250kg.

Máy bay thiết kế với một pháo GSh-301 cỡ 30mm hoặc GSh-23 cỡ 23mm đặt dưới thân.

Cấu trúc mở thiết bị điện tử hàng không cho phép Yak-130 mang vũ khí của phương tây như: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9L, Magic 2 và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick.

Động cơ

Các máy bay Yak-130 được sản xuất đều lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AI-222-25 (lực đẩy 2.500kg mỗi động cơ). Tuy nhiên, đối với phiên bản xuất khẩu thì Yak-130 lắp 2 động cơ DV-2SM.

Máy bay đạt tốc độ cận âm 1.060km/h, trần bay trên 12.000m, tầm bay 2.000km. Quãng đường cần cho cất cánh là 380m (tốc độ đạt 210km/h), hạ cánh là 570m (tốc độ đạt 190km/h). Yak-130 có thể lắp thêm cần tiếp liệu trên không nếu khách hàng yêu cầu.

Hồng Phương (tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang