Mỹ sẽ 'trả' Đài Loan cho Trung Quốc?


DATVIET - Gần đây báo chí Mỹ cũng như nhiều tạp chí chuyên nghành cho đăng hàng loạt bài báo, các ý kiến bình luận lập luận rằng Đài Loan không còn quan trọng hoặc không còn giá trị trong cuộc chiến với Trung Quốc của Mỹ nữa và rằng đã đến lúc Mỹ từ bỏ Đài Loan.

Tuy nhiên, cũng có nhiều lập luận cho rằng Đài Loan là một đồng minh mà Mỹ cần phải duy trì. Đài Loan có chủ quyền. Đó là một nền dân chủ. Và quan trọng hơn cả là Đài Loan luôn trung thành với Mỹ…

Chung quy lại, dù đưa ra lập luận gì đi chăng nữa thì có một điều không bao giờ thay đổi đó là tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan đối với Mỹ. Để minh chứng cho điều này, có hai yếu tố quan trọng nhất cần đề cập, một là từ lịch sử nước Mỹ và một là từ vị trí địa chính trị của Đài Loan đối với Mỹ.

Liệu Đài Loan có còn đóng vai trò quan trọng chiến lược đối với Mỹ?

Đầu tiên, xét trên phương diện lịch sử nước Mỹ thì không thể không đề cập đến mốc tháng 12/1890 khi quân đội Mỹ giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại người da đỏ (người Mỹ bản địa) với vụ thảm sát Wounded Knee, ở Nam Dakota. Chiến thắng này giúp Mỹ hợp nhất được lãnh thổ miền Tây và từ đó có khả năng tập trung vào các vấn đề đối ngoại để rồi từng bước trở thành một cường quốc thế giới.

Sau chiến thắng Wounded Knee, cũng vào năm 1898, trong cuộc chiến với Tây Ban Nha, Hải quân Mỹ lại giành được thắng lợi vang dội buộc Tây Ban Nha phải nhượng Philippines và Guam; đồng thời đây cũng là thời gian Mỹ sát nhập Hawaii vào lãnh thổ của mình và ký một thỏa thuận ba bên về Samoa.

Sau đó, năm 1900, Mỹ tiếp tục sát nhập đảo Wake vào lãnh thổ, tiến hành xây dựng kênh đào Panama.

Có thể nói sự lớn mạnh của Hải quân Mỹ là lý do chủ yếu khiến Mỹ có khả năng mở rộng lãnh thổ và bành trướng thế lực ra toàn cầu.

Cuối Thế chiến I, Hải quân Mỹ được xem là mạnh nhất thế giới. Đây cũng là lúc Mỹ bắt đầu tiến hành xây dựng tàu sân bay, “bảo bối” giúp Mỹ chiếm ưu thế trong các cuộc chạy đua vũ khí cũng như giúp thay đổi cục diện Thế Chiến II.

Đến năm 1945, Hải quân Mỹ sở hữu một hạm đội bao gồm 1.600 tàu chiến và không một quốc gia nào có khả năng cạnh tranh được với Mỹ.

Và việc nhìn lại lịch sử nước Mỹ cho thấy nếu Trung Quốc có thể hợp nhất với Đài Loan thì kịch bản Wounded Knee một lần nữa sẽ lặp lại nhưng là đối với Trung Quốc.

Nếu Trung Quốc có thể hợp nhất Đài Loan, rõ ràng nước này sẽ không phải đau đầu bởi các vấn đề về lãnh thổ nữa. Và đó sẽ là thời điểm người Trung Quốc xem xét đến khả năng hiện thực hóa tham vọng bành trướng quyền lực trên biển của họ.

Minh chứng cho tham vọng này là việc Trung Quốc không tiếc tiền của đầu tư phát triển Hải quân trong suốt hai mươi năm trở lại đây. Ngân sách mà Trung Quốc dành cho lực lượng này luôn cao hơn nhiều so với ngân sách dành cho không quân hay lục quân.

Và mới đây, động thái gây chú ý nhất của Trung Quốc trong nỗ lực gia tăng sức mạnh cho Hải quân là việc nước này triển khai tàu sân bay.

Điều này có quan hệ tới yếu tố thứ hai trong lập luận Đài Loan có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ. Đó chính là yếu tố địa chính trị.

Để đi lại trên Thái Bình Dương, các tàu hải quân của Trung Quốc bắt buộc phải đi qua các điểm giao, giáp với Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia và Australia. Chẳng hạn, tàu thương mại Trung Quốc (cũng như Hải quân) muốn đến Trung Đông hoặc châu Phi phải vòng qua phía Nam, qua eo biển Malacca để rồi ngược lên phía Bắc. Tuyến đường này vừa xa, vừa đắt đỏ, lại phải đi qua những khu vực mà Hải Quân Trung Quốc không thể kiểm soát nên gây ra rất nhiều bất cập cho việc thông thương.

Tàu thuyền qua lại trên eo biểu Malacca, đoạn giữa Indonesia và Malaysia.

Đó là lý do vì sao quan chức Hải Quân cũng như các nhà chiến lược Trung Quốc nhận định: “Rõ ràng vị trí địa lý bất lợi trên biển đang cản trở mục tiêu bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương”.

Tuy nhiên, bất lợi này sẽ nhanh chóng được giải quyết nếu Đài Loan trở thành một phần của Trung Quốc. Và Hải quân Trung Quốc sẽ không còn phải chật vật tìm đường đi lại trên biển nữa.

Ngoài ra, sẽ chẳng có gì phải ngạc nhiên nếu Trung Quốc nhờ sát nhập với Đài Loan sẽ tiến đến tiếp cận "chuỗi đảo thứ hai" bao gồm Guam, Marianas và một số đảo nhỏ khác ở trung tâm Thái Bình Dương.

Bởi vì các cảng ở bờ biển phía Đông Đài Loan lúc này sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp tàu ngầm cho Hải quân Trung Quốc. Đây được coi là trụ cột tiêu biểu cho sức mạnh Hải quân nước này và giúp Trung Quốc giành được lợi thế trên biển.

Ngoài ra, từ Đài Loan, tàu ngầm Trung Quốc cũng sẽ có khả năng tiến sát bờ biển phía Tây của Mỹ mà không bị phát hiện. Điều này rõ ràng là mối đe dọa lớn cho an ninh của Mỹ.

Thông qua việc phân tích hai yếu tố trên, thì thật chẳng ngoa khi nói rằng Đài Loan đối với Mỹ luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng.

Lê Dung (theo The National Interest)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang