Những dự án tình báo tối mật của Mỹ được tiết lộ


BEE - Cuốn sách nói về lịch sử ‘Khu vực 51’ của tác giả Annie Jacobsen đã tiết lộ một loạt dự án tình báo tối mật mà các nhà khoa học, quân đội và các cơ quan tình báo Mỹ tiến hành. Song đó chỉ là một trong số nhỏ những sự thật mà chúng ta được biết, còn có những việc diễn ra ở Khu vực 51 mà chúng ta có thể sẽ không bao giờ biết.

Annie Jacobsen là nhà báo người Mỹ chuyên viết về tài chính, kinh tế và khủng bố cho nhiều tạp chí quốc tế, đặc biệt là tờ Los Angeles Times.

Cuốn sách xuất bản năm 2011 của bà viết về Khu vực 51 - một căn cứ quân sự bí mật của Mỹ nằm trên hoang mạc Nevada. Theo lời đồn đại thì đây chính là nơi có “căn phòng xanh”. Tại đây không chỉ bảo quản xác ướp của những người ngoài hành tinh mà còn lưu giữ những mảnh vỡ của chiếc “đĩa bay” đã rơi xuống vùng Roswell vào năm 1947. Cuốn sách này nhận được nhiều lời bình luận trái chiều từ các tờ báo và các chuyên gia.

1. Dự án hạt nhục đậu khấu


Dự án hạt nhục đậu khấu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó là một dự án tối mật để cho ra đời cơ sở huấn luyện của Lực lượng Không quân Mỹ Nevada Test and Training Range (NTTR). Trước khi thử nghiệm các thiết bị nguyên tử trên đất Mỹ, bom hạt nhân được kiểm tra ở Thái Bình Dương tại nơi được gọi là Căn cứ Chứng minh Thái Bình Dươsng.

Trong khi dự án này cung cấp cho nước Mỹ một khu vực rộng lớn và hẻo lánh để thử nghiệm những thiết bị nguyên tử tối mật thì nó cũng tiêu tốn một lượng kinh phí đáng kinh ngạc. Tổng thống đã ủy quyền cho dự án hạt nhục đậu khấu xác định một địa điểm như vậy. Địa điểm lý tưởng chính là khu vực sa mạc hoang vắng. Khu vực này cũng có lợi thế để xây dựng một đường băng gần đó.

Địa điểm được chọn ở Nevada đã trở thành một vùng đất được Chính phủ Mỹ kiểm soát, rộng 687 dặm vuông, và ngày nay chúng ta biết tới nó với cái tên Khu thử nghiệm Nevada (trong đó Khu vực 51 là nổi tiếng nhất và bí mật nhất).

2. Dự án chim ưng


Dự án này bắt đầu vào cuối những năm 60 của thế kỷ trước và liên quan tới một số cuộc thử nghiệm máy bay được kiểm soát từ xa đầu tiên mà sau đó trở thành những chiếc máy bay không người lái Predator đang hoạt động ở Trung Đông ngày nay. Đó là một chiếc máy bay điều khiển từ xa 6 chân được thiết kế để trông giống một con đại bàng hoặc chim ó. Nó có một chiếc camera ở mũi cùng bộ phận cảm biến và thiết bị giám sát điện tử.

Dự án này được tiến hành với mục đích điều tra một chiếc tàu thủy bí ẩn của Liên Xô đang được tiến hành thử nghiệm (bằng vệ tinh trinh sát) trên biển Caspian (sau đó có biệt danh là Quái vật Caspian). Song một tài liệu của Anh đã tiết lộ cái từng là mục tiêu của máy bay Chim ưng thực ra là một thiết bị nâng thân tàu của Liên Xô được gọi là Ekranopian.
Máy bay Chim ưng được thiết kế để theo dõi mục tiêu nhờ những đường dây thông tin được thiết lập ở nước ngoài và được phóng ra từ một tàu ngầm. Máy bay Chim ưng đã được xây dựng và kiểm tra, song cuối cùng CIA đã hủy bỏ chương trình này.

3. Dự án máy bay cánh chim và sâu bọ


Giống như dự án Chim ưng, đây là một nỗ lực khác của CIA nhằm bắt chước các loài động vật này trong việc phát triển máy bay điều khiển từ xa. Dự án máy bay cánh chim có liên quan tới một chiếc máy bay được thiết kế trông giống một con quạ có khả năng hạ cánh xuống gờ cửa sổ và chụp hình những gì đang diễn ra bên trong tòa nhà. Dự án sâu bọ cũng lấy ý tưởng này nhưng thiết kế giống một loài vật nhỏ hơn – đó là chuồn chuồn. Máy bay sâu bọ là một chiếc màu xanh lá cây có thể vỗ cánh, được trang bị những động cơ khí thu nhỏ.

Không hài lòng với việc bắt chước các loài động vật, CIA còn sử dụng động vật thật để làm công việc giám sát, trong đó có chim bồ câu được gắn camera ở cổ. Không may là những con chim quá mệt với sức nặng của camera và đã quay trở lại căn cứ của CIA bằng chân chứ không phải bằng cánh vì chúng mệt đến nỗi không thể bay nổi. Dự án này bị phá sản.
Song có lẽ dự án kì quặc nhất là Acoustic Kitty, trong đó họ đặt những thiết bị âm thanh vào những con mèo nhà. Dự án này cũng phá sản khi những chú mèo đi lạc quá xa để tìm thức ăn và một con còn bị ô tô cán chết.

4. Dự án 57


Đây là một bài kiểm tra độ an toàn được tiến hành tại Khu thử nghiệm Nevada để mô phỏng những gì sẽ xảy ra nếu một chiếc máy bay chở bom nguyên tử bị rơi và phát tán chất phóng xạ vào môi trường. Với cách này, Dự án 57 đã trở thành cuộc thử nghiệm ‘bom bẩn’ đầu tiên của Mỹ. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng vụ nổ của những chất nổ cường độ cao xung quanh một đầu đạn hạt nhân sẽ phát tán plutonium vào môi trường. Tuy nhiên, họ không biết bao nhiêu plutonium đã bị phát tán và nó đã lan ra bao xa…

Quân đội và CIA cảm thấy cuộc thử nghiệm này là cần thiết vì ngày càng nhiều máy bay mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ. Sớm hay muộn thì một tai nạn máy bay cũng sẽ xảy ra khi nó đang chở những vũ khí chết người này.

5. Dự án Freezelove


Đây không hoàn toàn là một dự án mà là một nhiệm vụ. Vào ngày 21/1/1968, một đám cháy bắt đầu bùng lên trên một máy bay ném bom B52G trong quá trình tiến hành một nhiệm vụ bí mật ở Greenland. Hầu hết phi hành đoàn đều nhảy dù và chiếc máy bay rơi xuống những tảng băng. Ít nhất 3 quả bom nguyên tử trên máy bay đã phát nổ.

Tai nạn này khiến phóng xạ plutonium, tritium and uranium lan ra trên diện rộng. Lúc đó, CIA và quân đội Mỹ đã có Dự án 57 thực sự trong tay. Vụ nổ đã làm băng tan chảy và ít nhất một quả bom nguyên tử rơi xuống Vịnh North Star. Mỹ đã cố gắng khôi phục quả bom nhưng không thành công.

6. Hoạt động Ánh sáng ban mai


Đây là một hoạt động bí mật khác nhằm làm sạch các chất phóng xạ, nhưng chúng không phải là vật liệu phóng xạ của Mỹ, mà là của Nga. Vào ngày 18/9/1977, Liên Xô đã cho ra mắt Cosmos 954 – một vệ tinh gián điệp chạy bằng năng lượng. Vệ tinh này dài 46 foot và nặng 4 tấn. Sau vài tháng khai trương, Mỹ biết rằng vệ tinh này có vấn đề.

Tháng 12/1977, các nhà phân tích xác định Cosmos 954 đang trượt ra khỏi quỹ đạo và sẽ rơi xuống Trái đất nếu Liên Xô không can thiệp. Họ cũng xác định rằng nếu Liên Xô không giành lại quyền kiểm soát vệ tinh thì nó sẽ lại trở lại khí quyển và rơi xuống một nơi nào đó ở Bắc Mỹ. Dưới sự thúc ép của Cục quản lý Carter yêu cầu Liên Xô tiết lộ chính xác cái gì đang ở trên vệ tinh này, họ đã thừa nhận nó đang mang 110 pound uranium làm giàu cấp độ cao.


Theo chỉ đạo của CIA, Chính phủ Mỹ quyết định không công bố thông tin này. CIA biết một vệ tinh mang một lò phản ứng hạt nhân sẽ rơi xuống một nơi nào đó ở Bắc Phi, nhưng họ cho rằng ‘tiết lộ gây sốc này sẽ khiến dư luận có những phản ứng không thể lường trước được’. Vì thế, sự thật vẫn ở trong bóng tối.


7. Kiwi


Vào những năm 60, Mỹ đang trên đường lên Mặt Trăng. Song có một sự thật ít ai biết, đó là ở Khu vực 21 (một địa điểm tối mật ngang với Khu vực 51), các nhà khoa học NASA và AEC đang ấp ủ một tham vọng lớn hơn nhiều. Đó là một chuyến đi lên Sao Hỏa trên một tên lửa hoạt động bằng hạt nhân. Cái này được gọi là dự án Ứng dụng Tên lửa động cơ hạt nhân (NERVA). Cao 16 tầng, tên lửa Orion sẽ đưa 150 người lên Sao Hỏa chỉ trong 124 ngày.

Sau đó, các nhà khoa học Los Alamos đã quyết định rằng họ muốn biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ mất kiểm soát một trong những động cơ hạt nhân và nếu nó phát nổ. Kiwi sinh ra từ đó. Kiwi là một thử nghiệm cố tình thổi một trong những động cơ/lò phản ứng lên. Ngày 12/1/1965, một động cơ tên lửa hạt nhân có tên là Kiwi đã được phép để nóng quá mức. Ở nhiệt độ 4.000 độ C, lò phản ứng nổ, nhiên liệu phóng xạ bắn lên trời, phát ra đủ các màu của cầu vồng. Vụ nổ này thổi 100 pound nhiên liệu phóng xạ đi xa khoảng ¼ dặm và lên cao 2.6000 foot. Cuối cùng, gió đã thổi các đám mây phóng xạ về phía Tây, đi qua Los Angeles và ra biển.

Mặc dù thử nghiệm này được coi là một cuộc kiểm tra độ an toàn, song việc phát tán quá nhiều phóng xạ vào khí quyển có thể đã vi phạm Hiệp ước cấm thử nghiệm có giới hạn vào năm 1963.


8. Dự án Kempster-Lacroix


Trong quá trình phát triển máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ được gọi là ‘Oxcart’, tất cả những cách thức của công nghệ mới này được tạo ra ở Khu vực 51 để làm cho máy bay vô hình với radar. Tuy nhiên, khi Tổng thống Kennedy giao cho Oxcart nhiệm vụ bay giám sát Cuba để tìm ra những tên lửa hạt nhân đang được bí mật cài đặt ở nước này bởi Liên Xô, thì nó vẫn chưa sẵn sàng để hoạt động. Các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học đã nỗ lực gấp đôi, nhưng cuối cùng vẫn quyết định Oxcart vẫn chưa đủ khả năng tàng hình.

Dự án Kemper-Lacroix là một giải pháp được đưa ra. Ở Khu vực 51, các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng gắn 2 khẩu súng điện tử khổng lồ, mỗi khẩu gắn vào một bên của máy bay. Những khẩu súng này sẽ bắn ra một đám mây ion các hạt tích điện rộng 25 foot phía trước máy bay. Đám mây ion này sẽ hấp thụ sóng radar đi lên từ mặt đất, tăng khả năng tàng hình của nó.


9. Dự án Teak và Orange


Có lẽ đây điều sai lầm, ác ý và nguy hiểm nhất trong số tất cả những vụ nổ hạt nhân khí quyển của Mỹ. Dự án Teak và Orange vượt ra khỏi giới hạn của những câu chuyện khoa học viễn tưởng về các nhà nghiên cứu điên rồ và những thử nghiệm ngớ ngẩn của họ dẫn tới sự hủy diệt hành tinh.

Teak và Orange là 2 thiết bị hạt nhân 3,8 megaton được phát nổ trên Trái Đất, phía trên bầu khí quyển ở Johnston Atoll – 750 dặm về phía tây Hawaii. Teak được phát nổ ở 50 dặm và Orange ở 28 dặm trên bầu khí quyển. Mục đích của những cuộc thử nghiệm này là cung cấp cho Mỹ một thước đo để xác định xem Liên Xô có làm những điều tương tự hay không (cho nổ một thiết bị hạt nhân trên bầu khí quyển Trái Đất). Những vụ nổ này đã đốt cháy võng mạc của bất cứ sinh vật sống nào trong bán kính 225 dặm. Bất cứ động vật nào nhìn lên bầu trời khi vụ nổ xảy ra mà không có kính bảo hộ đều bị mù. Trong số này có những con khỉ và thỏ đang trong một chiếc máy bay bay gần đó. Chúng bị khóa đầu vào những thiết bị buộc chúng phải nhìn vào vụ nổ. Từ khu vực Guam tới Wake Island hay Maui, bầu trời màu xanh chuyển sang màu đỏ, trắng và xám. Sóng phát thanh ở một bộ phận lớn của Thái Bình Dương đều không hoạt động được. Một trong những kĩ sư tiến hành thử nghiệm này phát biểu một câu ớn lạnh: “Gần như chúng tôi đã thổi một lỗ thủng trên tầng ozone”. Thực ra, trước cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng có thể nó sẽ gây ra một lỗ thủng trên tầng ozone, song Teak và Orange vẫn bất chấp lời cảnh báo này.


10. Hoạt động Argus


Những cuộc thử nghiệm hạt nhân ở độ cao lớn hơn cũng được tiến hành dưới cái tên là Hoạt động Argus. Những tên lửa đầu đạn hạt nhân lần đầu tiên được phóng ra từ các con tàu như một phần của Argus. Vào ngày 27, 30/8 và 6/9/1950, những đầu đạn hạt nhân đã được phóng vào không gian bởi tên lửa X-17 từ boong của một tàu chiến Mỹ neo ngoài khơi Nam Phi. Những tên lửa này đã đi 300 dặm vào không gian. Lý do cho những cuộc thử nghiệm hạt nhân này ở ngoài không gian? Một nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng việc cho phát nổ những quả bom hạt nhân trong từ trường Trái Đất (nhưng trên bầu khí quyển Trái Đất) có thể tạo ra xung điện tử, làm cho ICBM của Nga không hoạt động. Mặc dù xung từ trường được tạo ra bởi những vụ nổ hạt nhân, song xung này không đủ lớn để tác động tới ICBM. Cuối cùng thì dự án này cũng là một thử nghiệm nguy hiểm và vô ích.

Ngô Nguyễn (Theo Listverse)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang