Những nguy cơ từ chiến dịch quân sự chống Libya


TOQUOC - Cuộc tấn công Libya sẽ gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực cho đời sống các quan hệ quốc tế, trật tự thế giới, kinh tế toàn cầu… Nó có thể trở thành một cuộc chiến kéo dài và hỗn loạn, làm phức tạp thêm những bất ổn hiện có ở Trung Đông- Bắc Phi và toàn bộ thế giới Ả rập.

Ngày 19/3, Mỹ và phương Tây bắt đầu chiến dịch Bình minh Odyssey chống Libya với mục tiêu lật đổ chính quyền Libya hiện nay, tiêu diệt nhà lãnh đạo Gaddafi, dựng lên một chính quyền thân Mỹ, thân phương Tây, chốt giữ một vị trí trọng yếu trên bản đồ địa chính trị Trung Đông- Bắc Phi… và, qua đó, răn đe toàn thế giới.

Với mục tiêu đó, Mỹ và phương Tây đã huy động lực lượng quân sự tối tân gồm: Lực lượng Hoàng gia Anh cung cấp tàu ngầm HMS Westminster và HMS Cumberland với 130 người, có thể đem theo 30 vũ khí, gồm cả tên lửa Tomahawk và ngư lôi hạng nặng; máy bay chiến đấu Typhoon và Tornado; máy bay do thám… Mỹ có hai tàu khu trục USS Barry và USS Stout cũng đã được triển khai, mỗi chiếc có thể chở tới 96 tên lửa Tomahawk; hai tàu chiến, đổ bộ được cả trên cạn lẫn dưới nước là USS Ponce và USS Kearsarge, chở 1.600 lính thủy đánh bộ, hệ thống phòng thủ chống tên lửa và hạm đội trực thăng, hiện đã ở ngoài khơi Libya cùng với tàu chỉ huy USS Mount Whitney; một chiếc hàng không mẫu hạm USS Enterprise được trang bị hàng chục máy bay chiến đấu đang di chuyển tới khu vực. Pháp thực hiện sứ mệnh với ít nhất 12 máy bay chiến đấu gồm cả chiến đấu cơ Mirage và Rafale, triển khai tàu sân bay, tàu chiến.

Xe tăng quân đội Libya bốc cháy do trúng tên lửa liên quân

Các nước Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha và Na Uy cũng gửi tàu ngầm, tàu khu trục nhỏ, máy bay do thám, trong khi Italia đồng ý cho liên minh sử dụng các căn cứ không quân Sigonella ở Sicily và Aviano ở phía bắc nước này làm bệ phóng cho các cuộc tấn công vào quốc gia Bắc Phi.

Trong đêm 19 rạng ngày 20/3, giai đoạn đầu của chiến dịch có tên gọi "Bình minh Odyssey" (Odyssey Dawn), các máy bay chiến đấu của Pháp đã thả loạt bom đầu tiên, tiến hành một số vụ không kích ở khu vực miền đông. Theo tin từ Lầu Năm Góc, 112 tên lửa Tomahwak đã được bắn từ các tàu Anh và Mỹ nhằm vào hơn 20 mục tiêu trên bờ biển để dọn đường cho các hoạt động tuần tra trên không nhằm hạ gục không lực Libya.

Trước một lực lượng tham chiến hùng hậu như vậy, giới quan sát nhận định quân đội Libya khó có thể cầm cự quá một tháng. Sau khi tấn công quân đội Libya, liên quân quốc tế có thể cung cấp thiết bị quân sự cho quân nổi dậy, thậm chí gửi các sĩ quan huấn luyện đến tận nơi. Với những áp lực quân sự rất mạnh, một số chuyên gia hy vọng sẽ xảy ra đảo chính lật đổ Gaddafi, hoặc chế độ này sẽ tan rã từ thượng tầng. Nhưng ông Richard Danton, cựu đại sứ Anh quốc tại Tripoli, lại không tin vào những kịch bản đó, bởi vì theo ông, “người dân Libya từ lâu vẫn chống lại mọi áp lực của ngoại bang và Đại tá Gaddafi sẽ khai thác tinh thần này để siết chặt hàng ngũ”. Trong thư riêng gửi Tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh đạo của Libya viết rằng nhân dân đang đứng đằng sau ông ta, và tất cả đã sẵn sàng chết để bảo vệ đất nước. Ông cũng nói rằng nếu chiến tranh bùng nổ, các nước láng giềng Arập sẽ đứng về phía ông để chống lại Mỹ. Khi đó, cuộc chiến không chỉ là giữa Mỹ và liên quân với Libya

Mặc dù chiến dịch Bình minh Odyssey được tiến hành với cái cớ là bảo vệ người dân thường Libya nhưng giới quan sát cảnh báo khi một cuộc chiến tranh xảy ra, tính mạng người dân là chịu rủi ro nhất.

Dựa vào những bài học từ đợt NATO can thiệp quân sự vào khu vực Balkan trong những năm 1990 của thế kỷ trước, ông Michael OHanlon, chuyên gia về các vấn đề quốc phòng và chính sách đối ngoại, đã cảnh báo về nguy cơ gây thương vong đối với thường dân nếu chiến dịch quân sự chống lại nhà cầm quyền ở Libya được tiến hành.

Ông Michael Ohanlon, nhà nghiên cứu Chính sách đối ngoại, Học viện Brookings nói: “Chúng ta có thể sẽ giết hại dân thường vô tội nếu ông Gaddafi bố trí dân thường tại những địa điểm trọng yếu làm lá chắn sống. Bên cạnh đó, vũ khí sẽ luôn có khả năng sai lệch, và bắn vào những mục tiêu ngoài ý muốn”. Và trong màn tấn công dạo đầu của phương Tây đêm qua, 64 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương, trong đó có cả trẻ em.

Một nguy cơ nữa là nếu chiến dịch can thiệp quân sự vào Libya kéo dài hàng tháng, dư luận các nước Arập sẽ quay sang phản đối phương Tây và phe đồng minh sẽ bị chia rẽ. Một số nhà phân tích cũng lưu ý là chiến dịch này nếu kéo dài sẽ rất tốn kém, trong khi nhiều nước phương Tây đang gặp khủng hoảng kinh tế hoặc đang phải thắt lưng buộc bụng. Khi đó, 8 năm sau cuộc chiến Iraq, liệu một kịch bản sa lầy nữa có bị nhắc lại ở Bắc Phi? Mỹ đã xây hai bức tường ngăn cách với người Hồi giáo ở Iraq và Afghanistan, liệu Washington có khôn ngoan hay không khi tham chiến tại quốc gia hồi giáo thứ ba là Libya?

Chưa hết, Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) và Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) thì cảnh báo tình hình chiến sự tại Libya có thể dẫn đến một cuộc di cư lớn. Hai tổ chức này đang chuẩn bị phải hành động trong trường hợp tình hình Libya biến thành tệ hại nhất. Kể từ khi các cuộc nổi dậy bùng nổ vào tháng 2, đã có 50.000 người nước ngoài bị kẹt ở biên giới Tunisia và Ai Cập được hai tổ chức này hỗ trợ phương tiện trở về nước. Hiện chỉ có khoảng từ 1.500 đến 2.000 người vượt biên mỗi ngày để đến Ai Cập, Tunisia, Algeria hoặc Niger, nhưng theo ông Fernando Calado, đại diện của IOM, con số này có thể tăng khủng khiếp, vì người nước ngoài có mặt tại Libya vẫn còn rất đông. Trường hợp xấu nhất ở đây là dòng người di tản hiện nay nhanh chóng biến thành một làn sóng người tị nạn khổng lồ. Liệu châu Âu có tránh được một cuộc khủng hoảng tị nạn?

Libya không phải là quốc gia quan trọng nhất ở Trung Đông, cả về ảnh hưởng chính trị và tác động đối với thị trường dầu. Nhưng tình hình chiến sự căng thẳng ở khu vực này làm giới đầu cơ tích trữ trên thế giới lo sợ và khiến giá dầu và giá vàng tăng vọt. Tình hình này có thể tạo ra một chu trình, theo đó bất ổn đẩy giá năng lượng tăng, thổi bùng lạm phát. Nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức trên 100 USD/thùng, nó có thể sẽ tạo ra những gánh nặng khủng khiếp cho kinh tế toàn cầu./.

Võ Vân (Tổng hợp)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang