'Mổ xẻ' mạng lưới phòng không Libya


DATVIET - Mạng lưới phòng không Libya được đánh giá đứng hàng đầu khu vực và chỉ xếp sau Ai Cập. Mặc dù Libya trang bị các hệ vũ khí khá lạc hậu, nhưng nó vẫn là mối đe dọa không nhỏ đối với các cuộc không kích của NATO.

Mạng lưới phòng không của Libya được bố trí khá dày đặc, nhiều tầng lớp. Tuy có phần lạc hậu, song đây vẫn là một thách thức không nhỏ đối với không quân NATO.

Hệ thống pháo phòng không tầm thấp có thể không phải là một thách thức quá lớn với không quân NATO. Hệ thống này chỉ có thể giăng màn đạn để ngăn chặn, khả năng tiêu diệt máy báy khá thấp.

Trong hệ thống phòng không Libya, có sức chiến đấu mạnh nhất là đơn vị phòng không đặc biệt được trang bị hệ thống tên lửa đối không từ tầm ngắn, trung đến xa như SA-8/9 tầm ngắn, SA-2/3 tầm trung, SA-5 tầm xa.

Hệ thống radar cảnh giới

Lực lượng radar cảnh giới của Libya có 17 hệ thống radar được bố trí trong 4 khu vực chiến lược, triển khai dọc theo bờ biển phía Tây.

Mạng lưới radar cảnh giới Libya có thể gồm:

- Radar cảnh giới P-12 (NATO gọi là Spoon Rest) đây là loại radar cảnh giới 2D, tầm phát hiện mục tiêu 200km, độ cao 25km.
- Radar P-18 (Spoon Rest D) có tầm phát hiện mục tiêu 250km, độ cao 35km.
- Radar cảnh giới P-14 (Tall King) tầm phát hiện mục tiêu lên đến 600km, độ cao 40km.
- Radar cảnh báo sớm bán di động P-35/37 (Bar Lock) có tầm phát hiện mục tiêu 350km, độ cao 25km.

Một số hệ thống radar cảnh giới của Libya "lộ" trên Google Earth 2010.

Ngoài ra, một số báo cáo cho biết, Libya đã nhận được 5 hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu trên không LPD-20 từ Italia, 3 hệ thống radar 5N69 (BIG BACK) từ Liên Xô trong giai đoạn năm 1984-1985.

Các loại radar điều khiển hỏa lực tên lửa phòng không gồm có: Fan Song và Spoon cho SA-2, SNR-125 Low Blow cho SA-3, 5N62 Square Pair cho SA-5.

Sơ đồ bố trí hệ thống tên lửa phòng không

Tất cả các hệ thống tên lửa phòng không của Libya được bố trí để bảo vệ các thành phố giàu có dọc theo bờ biển phía Tây.

Theo một số nguồn tin, hiện tại có khoảng 31 khu vực của Libya được bố trí các hệ thống tên lửa phòng không. Khu vực được bố trí nhiều hệ thống phòng không nhất là Tripoli và Benghazi.

Hệ thống phòng không bao bọc thủ đô Tripoli (vòng xanh đỏ thể hiện tầm bắn tên lửa đối không).

Tình hình các hệ thống được bố trí tại Benghazi là không rõ ràng. Tuy nhiên, căn cứ diễn biến thời gian qua, lực lượng nổi dậy không có khả năng sử dụng các hệ thống này, nên có thể chúng vẫn nằm trong tay quân chính phủ.

Hệ thống phòng không được bố trí như sau, mỗi khu vực sẽ có khoảng 7 hệ thống hoặc nhiều hơn tùy tính chất của khu vực được bố trí. Bốn hệ thống SA-2 bố trí xen kẽ với 3 hệ thống SA-5, các khu vực quan trọng được triển khai thêm SA-3.

Con bài chiến lược S-200

Vũ khí phòng không uy lực mạnh nhất của phòng không Libya là hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-200 (SA-5). Đây là hệ thống tên lửa đối không tầm siêu xa, được thiết kế để tiêu diệt các máy bay AWACS và AEW&C.

Tên lửa đất đối không S-200 có kích thước khá đồ sộ, chiều dài 10,8m, trọng lượng phóng lên đến 7.100kg.

Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, loại nhiên liệu này khi cháy có sức nóng khủng khiếp và để bảo vệ ray phóng, 4 rocket nhiên liệu rắn sẽ đẩy tên lửa ra khỏi bệ phóng trước khi động cơ chính được kích hoạt.

Tên lửa được thiết kế với tốc độ lên đến 2.500m/s và nó chỉ mất 119 giây sau khi phóng để đạt được cự ly xa nhất. Tên lửa có tầm bắn lên đến 300km, với độ cao lên đến 40km.

S-200 được dẫn đường theo quán tính ở giai đoạn đầu, chiếu vô tuyến để hiệu chỉnh đường bay ở pha giữa, pha cuối sử dụng radar bán chủ động để tấn công mục tiêu.

Đây là loại tên lửa đối không đầu tiên của Liên Xô dùng hệ dẫn radar bán chủ động, cho phép tấn công chính xác hơn rất nhiều so với SA-2, xác suất tiêu diệt mục tiêu khoảng 85%. S-200 sử dụng đầu đạn tạo mảnh (16.000 mảnh đạn nhỏ) với ngòi nổ vô tuyến điều khiển từ xa.

S-200 là mối đe dọa thường trực với không quân NATO.

S-200 là mối đe dọa rất lớn đối với các máy bay AWACS và AEW&C, các máy bay ném bom tầng cao, tốc độ thấp, thậm chí cả các máy bay tiêm kích hiện đại của châu Âu vì tên lửa có tốc độ bay rất cao, đầu đạn tạo mảnh của tên lửa có bán kính tiêu diệt mục tiêu rất lớn.

Mặc dù vậy, S-200 cũng có nhiều nhược điểm. Đặc biệt là các radar cảnh giới và điều khiển tên lửa có khả năng chống nhiễu khá thấp. Trong khi không quân NATO lại có hệ thống tác chiến điện tử rất hùng hậu.

Một số ý kiến khác lại cho rằng, tuy các hệ thống này đã khá lạc hậu so với năng lực tác chiến của NATO, song hệ thống radar cũ bước sóng dài lại có khả năng phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn các hệ thống hiện đại. Trong chiến dịch không kích Kosovo năm 1999, phòng không Nam Tư đã sử dụng tên lửa đất đối không SA-3 bắn hạ một máy bay tàng hình F-117 Night Hawk của Không quân Mỹ. Đây cũng là sự khích lệ lớn với phòng không Libya.

Một điều khá quan trọng là kinh nghiệm tác chiến của binh sĩ cũng rất quan trọng. Trong lịch sử, phòng không Libya đã từng đụng độ với Không quân Mỹ nên ít nhiều họ đã thu được những kinh nghiệm quý báu.

Quốc Việt (tổng hợp)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang