Chiến hạm hiện đại Gepard-3.9 đã về đến Việt Nam


HDF - Hải quân Việt Nam đã chính thức tiếp nhận chiến hạm hiện đại nhất của mình - frigate tàng hình lớp 11661E Gepard-3.9.

Tàu chiến Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 tại cảng nhà

Ngày 5.3.2011, tại quân cảng Cam Ranh đã diễn ra lễ thượng kỳ trọng thể quốc kỳ Việt Nam trên frigate Đinh Tiên Hoàng lớp Projekt 11661E Gepard-3.9 mang tên.

Chiến hạm hiện đại này do Nhà máy đóng tàu mang tên A.M. Gorky ở Zelenodolsk, Tatarstan, Liên bang Nga đóng.

Các quan chức Việt Nam và Nga tại lễ giao nhận tàu

Các tướng lĩnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các quan chức hãng Rosoboronoexport, Nhà máy đóng tàu A.M. Gorky (Liên bang Nga) và các đại diện tất cả các quân-binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có mặt tại buổi lễ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã phát biểu đánh giá cao chiến hạm mới.

Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng trị giá 350 triệu USD đóng 2 chiến hạm lớp Gepard-3.9 do Viện thiết kế ZPKB ở Zelenodolsk thiết kế cho Hải quân Việt Nam vào tháng 12.2006.

Tàu thứ nhất khởi đóng ngày 10.7.2007, tàu thứ hai - ngày 28.11.2007. Hai tàu lên đường đi Kronshtadt để thử nghiệm và bàn giao vào tháng 7 và 8.2010. Tàu Gepard-3.9 thứ hai đang được thử nghiệm ở biển Baltic.

Trước đó, Giám đốc Công ty “Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M. Gorky” Renat Mistakhov cho biết, chiến hạm Gepard-3.9 đầu tiên trong 2 chiếc mà công ty đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ về tới vào ngày 19.2.2010. Theo ông Mistakhov, Gepard-3.9 đã thể hiện tính năng chiến-kỹ thuật cao trong quá trình thử nghiệm trên biển Baltic.

Nhiều khả năng, chiến hạm Đinh Tiên Hoàng sẽ là kỳ hạm mới của Hải quân Nhân dân Việt Nam.



Frigate tàng hình Gepard-3.9 dùng để thực hiện nhiệm vụ truy tìm, theo dõi và tác chiến chống tàu nổi, tàu ngầm và mục tiêu bay, hộ tống và tuần tra, cảnh giới, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải. Tàu có lượng giãn nước đầy đủ gần 2.100 tấn, tầm hoạt động gần 5.000 hải lý.

Gepard-3.9 thử nghiệm trên biển Baltic

Nhờ cải tiến và hoàn thiện các tính năng của động cơ diesel, tàu có tốc độ cao hơn tốc độ thiết kế (21 hải lý/h thay vì 18 hải lý/h). Động cơ diesel của tàu sử dụng sẽ tiết kiệm hơn so với động cơ turbine khí.



Cũng theo BEE Chiến hạm Gerard 3.9 “Đinh Tiên Hoàng” có thể trang bị các loại vũ khí sau:

Vũ khí tên lửa: “Đinh Tiên Hoàng” của Việt Nam có thể lắp đặt tổ hợp tấn công Uran với cự ly bắn đến 130km, gồm 2 ống phóng tên lửa có cánh chống hạm loại Kh-35E. Để đáp trả các đòn tấn công từ các mục tiêu trên không tầm thấp của đối phương, “Đinh Tiên Hoàng” có thể được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Osa-MA với cơ số tên lửa là 20 quả. Khi cần, tổ hợp này có thể dùng để tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi kích thước nhỏ.

Vũ khí pháo:
Vũ khí pháo của tàu gồm tổ hợp pháo AK-176M cỡ nòng 76,2mm (152 quả) và bệ pháo kép tự động AK-630M cỡ nòng 30mm (2000 quả) bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trên không bay thấp, các mục tiêu mặt đất và dưới biển. Tốc độ bắn của AK-176M từ 60-120 phát/ phút, bảo đảm tiêu diệt các mục tiêu trong khu vực với phạm vi lớn hơn 15km và độ cao 11,5km. Tốc độ bắn của AK-630M đến 5000 phát/ phút với xác suất tiêu diệt các mục tiêu tầm thấp cao (trong đó gồm các loại tên lửa chống hạm) và ở cự ly đến 4000m (các mục tiêu nổi hạng nhẹ đến 5000m). Cự ly tiêu diệt máy bay (tên lửa chống hạm) từ 11,5-10 (1,2-35) km và độ cao từ 15-6000m.

Vũ khí chống ngầm:
Để chống ngầm trên tàu lắp đặt 2 ngư lôi 533mm trang bị 2 ống phóng, còn để chống ngư lôi tàu trang bị 1 thiết bị thả bom phản lực RBU-6000, trạm thủy âm loại MGK-335. Để tạo nhiễu chủ động có thể sử dụng 4 ống phóng loại PK-16. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 12-20 quả mìn rải dưới nước.

Trực thăng:
Tàu còn có 1 sân đỗ cho một trực thăng Ка-27, Ka-28, Ка-31. Nhiệm vụ chính của các loại trực thăng này là chống ngầm.

Khanh Nguyen (Tổng hợp)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đã có
5
nhận xét:

Nặc danh nói...

trang hay nhu ban thi nen dat nhan bai moi wa email ^^ chuc thanh cong.

[ Khanh Nguyen ] on 11:53 15/3/11 nói...

Hot Defence đã cập nhật thêm tiện ích nhận bài viết mới qua E-mail.
Cám ơn ý kiến đóng góp của bạn!
Hot Defence hy vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến xây dựng của bạn!
chúc bạn một ngày vui vẻ!

DoanvThuong nói...

Hai chiến hạm Gepard 3.9,Viet Nam can vai chuc chiec Gepard 3.9 moi co kha nang bao ve Bien ,-Dao
Doan Van Thuong

Hot Defence on 19:30 10/8/11 nói...

Chào bạn Giang Hien!
Hệ thống ngư lôi (DTA-53-11356 cỡ 533mm) của Gepard được bố trí ở Boong trên, nằm ở giữa thân tàu, và bố trí dọc theo thành tàu.
Bạn xem hình ở dưới (Hai cái hình tròn tròn màu xanh nằm hai bên cảu boong trên chính là 2 ống phóng ngư lôi của Gepard).

Giang Hien nói...

cho em hoi cai he thong ban ngu loi cua gepard nha ta no lam o dau nhi

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang