Ai kiếm lợi từ cuộc chiến Libya?


TAMNHIN - Trong bài “Không có ngành kinh doanh nào giống như kinh doanh chiến tranh” đăng trên Asia Times Online hồi cuối tháng 3/2011, chuyên gia về Trung Đông Pepe Escobar đã nêu ra những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc chiến Libya và bên nào kiếm lợi từ cuộc chiến tranh này.

Dự án Hệ thống sông ngòi nhân tạo khổng lồ của Libya

Thật dễ dàng khi nhận ra những bên đang và sẽ kiếm lợi từ cuộc chiến Libya, nhưng ít người để ý đến tầm quan trọng của việc kiểm soát cả một “đại dương nước ngọt” dưới lòng đất trong cuộc chiến “bảo vệ dân thường” này.

Theo chuyên gia Escobar (tác giả bài viết này), Nghị quyết 1973 của HĐBA Liên Hợp Quốc đã trở thành “Con ngựa thành Tơroa”, cho phép liên quân Anh-Pháp-Mỹ và NATO trở thành không lực của Liên Hợp Quốc bảo vệ một cuộc nổi dậy có vũ trang.

Ngay cả những đứa trẻ suy dinh dưỡng ở Châu Phi cũng biết rõ cái mục tiêu mà liên quân không chịu thừa nhận là “thay đổi chế độ” ở Libya.

Những câu hỏi chưa có câu trả lời

Chỉ huy chiến dịch Libya của NATO - Trung tướng Charles Bouchard người Canada - có thể quả quyết rằng sứ mạng này chỉ nhằm “bảo vệ thường dân vô tội”. Chỉ có điều “những thường dân vô tội” này lại lái xe tăng, bắn súng AK và tấn công người khác cách xa nơi họ ở hàng trăm cây số. Trên thực tế, họ đã là những người lính tham gia nội chiến và muốn được NATO yểm trợ bằng không quân để đánh quân chính phủ Libya. Cũng thật không may là “liên minh tự nguyện” chiến đấu chống Libya cũng chỉ bao gồm 12/28 nước thành viên NATO cộng với Qatar.

Chuyên gia Pepe Escobar đặt câu hỏi: Tại sao những thường dân ở Cyrenaica lại được “bảo vệ”, trong khi thường dân ở Tripoli lại bị “xơi” tên lửa Tomahawk? Liệu sứ mạng này có hợp pháp, theo luật lệ quốc tế? Liệu Nghị quyết 1973 của HĐBA Liên Hợp Quốc có phải là một bức bình phong che đậy cho mục tiêu “thay đổi chế độ” ở Libya? Liệu cuộc hôn nhân giữa “những người làm cách mạng” Libya và phương Tây có kết thúc bằng một vụ li hôn đầy máu và nước mắt? Và cuối cùng là câu hỏi những ai sẽ kiếm lợi từ một nước Libya mới giàu tài nguyên?

Những gương mặt đáng chú ý

Theo tác giả Pepe Escobar, ít ra vào thời điểm này, người ta dễ dàng nhận ra những bên được lợi trong cuộc chiến Libya. Đó là Lầu Năm Góc, NATO, Saudi Arabia, Qatar, Pháp và tổ chức khủng bố al-Qaeda.

Lầu Năm Góc: Cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã liệt kê 3 nước “bất hảo” ở Trung Đông là Iran, Syria và Libya. Lầu Năm Góc nhắm vào mắt xích yếu nhất là Libya.

Cuộc chiến Libya chính là cuộc vận hành thử nghiệm của Bộ Chỉ huy Châu Phi (Africom) được thành lập từ thời cựu Tổng thống George W. Bush và đặt đại bản doanh ở Stuttgart (CHLB Đức) vì chưa có nước châu Phi nào chịu chứa chấp. Đây là cuộc chiến đầu tiên của các lực lượng Mỹ mà Africom chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành và Libya đã trở thành một chiến trường thử nghiệm. Libya cùng với Sudan, Bờ biển Ngà, Eritrea và Zimbabwe chính là 5 nước Châu Phi chưa chịu “thần phục” Africom.

NATO: Chiến dịch Libya chính là cơ hội để NATO biến Địa Trung Hải thành “ao nhà” của liên minh quân sự này.

Chỉ có 3 nước ven và trong Địa Trung Hải chưa là thành viên đầy đủ hoặc nằm trong danh sách “đối tác” của NATO và đó là Libya, Lebanon và Syria. Rất có thể, Syria là mục tiêu tiếp theo, trong khi Lebanon đã bị NATO phong tỏa từ năm 2006.

Saudi Arabia: Nếu chiến dịch “thay đổi chế độ” này thành công, Quốc vương Abdullah của Saudi Arabia sẽ nhổ được một cái gai trong mắt là đại tá Gaddafi.

Saudi Arabia hiện đang tuyên truyền cho cái gọi là Liên đoàn Arập đã kêu gọi thành lập vùng cấm bay trên không phận Libya. Trên thực tế, chỉ có 11/22 nước thành viên Liên đoàn Arập tham gia biểu quyết (trong đó có 6 nước thành viên Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh do Saudi Arabia cầm đầu) và hai nước Algeria, Syria đã bỏ phiếu trống. Rốt cuộc chỉ có 9/22 nước thành viên Liên đoàn Arập ủng hộ việc kêu gọi thành lập vùng cấm bay.

Qatar: Quyết định gửi 2 máy bay chiến đấu Mirage tham gia thực thi vùng cấm bay được đưa ra trong khi Qatar tìm cách tiếp cận nguồn dầu lửa ở miền Đông Libya. Quyết định công nhận Hội đồng quốc gia chuyển tiếp lâm thời của phe nổi dậy là chính phủ hợp pháp duy nhất ở Libya được Qatar đưa ra một ngày sau khi nước này giành được quyền tiếp thị dầu lửa được khai thác ở miền Đông Libya

Pháp: Đây là dịp để Pháp quảng bá (và thử nghiệm) các mẫu máy bay chiến đấu Mirage/Rafale trên thị trường vũ khí thế giới. Đó là chưa kể việc nhà lãnh đạo Gaddafi đã hủy bỏ hợp đồng béo bở mua máy bay chiến đấu Rafale và các hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo mẫu của Pháp. Pháp hy vọng sẽ gia tăng ảnh hưởng ở Bắc Phi (và kiếm được nhiều hợp đồng dầu khí), một khi chính phủ Libya của nhà lãnh đạo Gaddafi bị lật đổ.

Al-Qaeda: Một thủ lĩnh quân nổi dậy là Abdel-Hakim al-Hasidi (người đã cùng Taliban đánh Mỹ ở Afghanistan) từng khoe với giới thông tin đại chúng Italy rằng ông ta đã chiêu mộ được “gần 25” chiến binh tử vì đạo ở miền Đông Libya để đánh Mỹ ở Iraq và số chiến binh “thánh chiến” này “hiện đang chiến đấu ở Adjabiya”.

Tuyên bố này được đưa ra, sau khi Tổng thống Idriss Deby của Cộng hòa Chad quả quyết rằng các phần tử có liên hệ với al-Qaeda đã đột nhập nhiều kho vũ khí ở Cyrenaica và có thể hiện đang sở hữu một số tên lửa đất đối không.

Các công ty kinh doanh nước: Ít người ở phương Tây biết rằng Libya (cùng với Ai Cập) nằm trên biển nước ngọt khổng lồ mang tên Nubian Sandstone. Việc kiểm soát được nguồn nước ngọt vô cùng quí báu này có ý nghĩa chiến lược đối với việc thao túng Libya.

Tuyến đường ống dẫn nước khổng lồ Pipelineistan (GMMRP) dài 4.000 km là một dự án sông ngầm nhân tạo vĩ đại mà chính phủ Libya của ông Gaddafi đã bỏ 25 tỷ USD để xây dựng, trong khi không hề vay của IMF một xu nào. GMMRP hiện đang cung cấp nước ngọt cho Tripoli, Benghazi và toàn bộ khu vực ven biển của Libya. Các nhà khoa học ước tính rằng trữ lượng nước ngọt của “đại dương ngầm” Nubian Sandstone tương đương với lượng nước chảy qua sông Nil suốt 200 năm.

Các công ty kinh doanh nước ngọt Veolia (trước đây là Vivendi), Suez Ondeo (trước đây là Generale des Eaux) and Saur của Pháp hiện đang kiểm soát 40% thị trường nước ngọt thế giới và rất thèm khát nguồn nước ngọt Libya.

Tác giả Pepe Escobar kết luận đó mới chỉ là danh sách chưa đầy đủ của những bên được lợi từ cuộc chiến Libya. Hiện chưa rõ bên nào rốt cuộc sẽ thao túng trữ lượng dầu khí khổng lồ hàng đầu Châu Phi. Thế mới biết, không có một ngành kinh doanh nào lại “lời đơn, lời kép” như kinh doanh chiến tranh.

Minh Bích (theo Asia Times Online)

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đã có
2
nhận xét:

mua ban nha dat on 15:37 31/3/11 nói...

tưởng là dầu lửa hóa ra là nước ngọt, đúng là những vùng này, nước ngọt còn quý hơn dầu lửa nhiều lần

kimduccz on 18:43 3/5/11 nói...

Chiến tranh xảy ra giữa các nước, chỉ có người dân vô tội bị ảnh hưởng. Cũng may hơn 10000 lao động của VN đã về nước an toàn
Chúc bạn vui vẻ

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang