Kịch bản chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4


VNDF - Một số kịch bản của cuộc chiến giả định Nga-Nhật lần thứ 4.

Kịch bản 1: Một chiến dịch ngắn cục bộ:

Nhật Bản bất ngờ tấn công (họ sẽ không cảnh báo trước như năm 1904 và1941, họ đã gây bất ngờ ở Port Arthur đối với Nga và ở Trân Châu Cảng đối với Mỹ) vào các căn cứ của hạm đội Nga ở Vladivostok và Petropavlovsk. Đồng thời hủy diệt sư đoàn 18 từ trên không và từ biển (có thể là cả Sakhalin), sau đó là chiến dịch đổ bộ, Nga mất quần đảo Kurils và có thể cả Sakhalin.

Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga)

Nếu muốn chiếm Sakhalin, họ sẽ chiếm được. Họ sẽ cố gắng tiêu diệt phần lớn các hạm tàu và hạ tầng của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Sau đó, với sự ủng hộ của Mỹ và cộng đồng thế giới, họ sẽ yêu cầu đình chiến, trả lại Sakhalin, khi đã giải quyết được vấn đề lãnh thổ phía Bắc (quần đảo Kurils). Quân đội Nga thậm chí sẽ chưa kịp “tỉnh ngủ” hẳn thì chiến tranh đã kết thúc. Đây là phương án nhiều khả năng nhất.

Quân đội Nhật hoàn toàn có đủ lực lượng để làm việc đó.

Nếu như không chấp nhận hòa bình, Liên bang Nga sẽ phải khôi phục Hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn bị các phương tiện đổ bộ, hơn nữa phải tạo ra ưu thế gấp 2-3 lần so với Hải quân và Không quân Nhật, nếu không thì không thể giành lại các hòn đảo Kurils.

Đó là việc không phải trong một năm và những tổn thất lớn, bởi vì, trong những năm đó, Tokyo sẽ xây dựng một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ trên các hòn đảo. Còn cộng đồng thế giới sẽ tìm mọi cách lên án các hoạt động chuẩn bị xâm lược của người Nga.

Kịch bản 2: Cuộc chiến tranh quy mô lớn:

Đây là kịch bản ít khả năng nhất, Tokyo không sẵn sàng cho nó, nhưng về nguyên tắc có thể chuẩn bị trong mấy năm nếu như Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vẫn sẽ han gỉ và già cỗi đi, Không quân và Lục quân Nga ở chiến trường Viễn Đông không được tăng cường.

Kế hoạch “Đại Nhật Bản” cho đến tận dãy Ural vẫn chưa có ai hủy bỏ. Chẳng hạn, sau tầm 5-8 năm nữa, Nhật Bản tấn công bất ngờ, chớp nhoáng chiếm giữ quần đảo Kurils và Sakhalin, đánh tan lực lượng còn lại của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đổ bộ các sư đoàn đổ bộ lên vùng Primorie và Kamchatka.

Moskva không dám sử dụng thị uy vũ khí hạt nhân mà tung vào trận các đơn vị từ Siberia, Ural và phần châu Âu của Nga, tất cả các đơn vị không đến liền nhau mà thành từng phần. Kết quả là Nhật Bản chịu những tổn thất, chiếm được Viễn Đông, nhưng không đủ lực để tiến thêm.

Trung Quốc thì đe dọa tấn công từ hướng Nam để đòi phần của mình, Mỹ cũng muốn có phần của mình là Chukotka và Kamchatka. Tokyo sẽ buộc phải chấp nhận và nhượng bộ các đại cường. Moskva chỉ có thể chiến thắng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân, chỉ cần một vài cuộc tấn công vào quân đội đối phương hoặc là quân sự hóa khu vực Viễn Đông.

Lập trường của Mỹ

Ủng hộ tinh thần cho đồng minh Nhật, bí mật “yêu cầu” Moskva không sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ sẽ không đích thân đánh nhau, trong trường hợp xảy ra chiến tranh quy mô lớn và Nga bại trận, họ sẽ đòi phần của mình. Họ sẽ đề nghị được làm trung gian và đề nghị “hòa giải” và giao quần đảo Kurils cho Tokyo.

Trung Quốc

Lên án cuộc xâm lược của Tokyo, nhưng sẽ không can dự vào, trường trường hợp Nhật Bản toàn thắng, họ sẽ đòi phần của mình bằng cách đe dọa chiến tranh. Trung Quốc có thể thừa cơ chiếm đóng Mông Cổ, một phần Trung Á.

Nga phải làm gì để ngăn chặn các kịch bản đó

- Tìm mọi cách tăng cường quân đội, trong đó có Hạm đội Thái Bình Dương, Không quân và Lục quân.

- Về ngoại giao, tuyên bố rõ ràng sẽ không bao giờ nhượng bộ những gì là của mình và trong trường hợp xảy ra chiến tranh và không có đủ lực lượng thông thường, Nga sẽ giáng trả bằng mọi phương tiện có trong tay, bởi vì “người Nga sẽ không đầu hàng”.

- Bắt đầu chương trình quy mô lớn phát triển vùng Viễn Đông, khuyến khích di cư phần dân cư thừa ở phần châu Âu của Nga và các chương trình phát triển dân số bản địa (khuyến khích các gia đình có từ 3-5 con trở lên).

- Cố gắng kết thân với Nhật, giành lấy vị trí đồng minh của họ mà Mỹ đang nắm giữ bằng cách đề xuất các chương trình hợp tác chinh phục vũ trụ, cùng phát triển các dự án công nghiệp, khoa học, nước Nga thì rộng lớn nên các nguồn đầu tư của Nhật Bản có nhiều chỗ để dùng. Đưa xung lực sống mới vào Nhật Bản, cùng nhau tiến vào tương lai.

Theo VietNamDefence
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang