Cuộc đua quyền lực trên sông Mê Kông


DATVIET - Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia và đổ ra biển Đông ở Việt Nam.

Dựa vào dòng chảy này, đã từ rất lâu Trung Quốc thiết lập mối quan hệ mậu dịch, văn hóa với các nước ở bán đảo Trung - Ấn. Nhưng trong những năm gần đây sự len lỏi của phương Tây làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực này.

Bên cạnh đó Mỹ, Nhật, Ấn Độ cũng tăng cường ảnh hưởng của mình đối với ASEAN, khiến Trung Quốc đẩy mạnh các kế hoạch khẳng định quyền lực của mình. Dòng chảy sông Mê Kông trở thành con đường quan trọng trong chiến lược tại khu vực.

Trung Quốc phá vỡ thế cô lập

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc tại bán đảo Trung - Ấn dần phai nhạt. Có hai nguyên nhân chính là:

1. Những năm cận đại, tiềm lực quân sự của Trung Quốc chưa được xếp vào hàng những “ông lớn”.
2. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của các nước Bán đảo Trung - Ấn không còn muốn dựa vào Trung Quốc.

Vì lý do địa lý chính trị mà các nước Bán đảo Trung - Ấn dần hình thành sự cảnh giác với Trung Quốc và tìm kiếm sự trợ giúp từ các nước lớn khác để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, rất nhiều tranh chấp trên biển đã xảy ra giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á làm cho Trung Quốc trở nên cô lập trong khu vực.
Mỹ, Nhật, Ấn Độ từng bước sử dụng chiến lược bao vây Trung Quốc theo chiều ngang, nhận thấy điều này người Trung Quốc tiến hành một loạt các kế hoạch phát triển dọc theo sông Mê Kông.

Kế hoạch này bao gồm xây dựng các tuyến đường sắt xuyên quốc gia và các đập nước lớn tại sông Mê Kông cùng một số cơ sở hạ tầng khác. Có thể nói Trung Quốc sử dụng kế hoạch “hợp tung” tấn công lại kế hoạch “liên hoành”.

Sơ đồ tuyến đường sắt xuyên Á của Trung Quốc.

Chiến tranh lạnh kết thúc, Trung Quốc áp dụng chính sách “gác lại các tranh chấp”, đồng thời thể hiện rằng Trung Quốc là người đứng phía sau các chiến lược của quốc gia bán đảo Trung - Ấn.

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc, việc nhập khẩu các loại tài nguyên đặc biệt là dầu khí ngày cành mạnh. Dầu khí của Trung Đông chủ yếu là bị Mỹ khống chế thông qua biên đội tàu Malacca, điều này làm cho an ninh dầu khí của Trung Quốc được nâng lên thành chiến lược quốc gia.

Việc vận chuyển dầu khí từ các nước Trung Đông bằng sông Mê Kông trở thành phương án thay thế tốt nhất và an toàn nhất. Tuyến đường sắt dọc theo sông Mê Kông sau khi hoàn thành sẽ làm giảm nguy cơ hàng hải và vận chuyển đường ống. Dầu khí sẽ thông qua tuyến đường sắt này tiến vào Trung Quốc một cách dễ dàng, hơn nữa sẽ làm giảm một nửa quãng đường nếu vận chuyển bằng đường biển.

Do vậy Trung Quốc đã đầu tư rất lớn vào quan hệ mậu dịch thương mại với các nước ở bán đảo Trung - Ấn. Không chỉ xây dựng các khu vực mậu dịch tự do mà còn phát triển mạng lưới đường sắt dọc theo sông Mê Kông chạy qua Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… Nhưng kế hoạch “hợp tung” này còn tồn tại rất nhiều khó khăn vì chưa thể thống nhất được lợi ích của các quốc gia.

Mỹ thiết lập mạng lưới bao vây Trung Quốc

Trong con mắt người Mỹ, khu vực Đông Đương và bán đảo Trung - Ấn có một vị trí chiến lược. Nếu kiểm soát được khu vực sẽ kiềm chế được sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Trong các lý luận về địa chính trị của học giả nổi tiếng Spirax Blackman và Kennan cho thấy, muốn khống chế được một quốc gia trước hết phải khống chế được vị trí địa chính trị xung quanh quốc gia đó. Mỹ đi theo đường lối lý luận đó và nhận thấy, đối với Trung Quốc khu vực Đông Nam Á chính là khu vực địa chính trị quan trọng. Để có thể khống chế Trung Quốc thì trước tiên phải gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á.

Hiện nay Ấn Độ cũng trở thành đồng minh của Mỹ, gây sức ép lên khu vực Tây Tạng của Trung Quốc. Hàn Quốc, Nhật Bản đều là những nước láng giềng thân cận của Mỹ. Như vậy, khu vực biển Hoàng Hải, Ấn Độ Dương đã nằm trong tầm kiểm soát của Mỹ từ đó tạo thành một thế bao vây xung quanh Trung Quốc.

Các hướng "tiến công" của Mỹ xiết chặt an ninh, bao vây Trung Quốc.

Tuy nhiên để gia tăng ảnh hưởng của Mỹ vào khu vực bán đảo Trung - Ấn còn rất nhiều khó khăn. Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của sông Mê Kông, Mỹ cũng bắt đầu lên kế hoạch nhằm tạo ảnh hưởng của mình tại khu vực “đắc địa” này.

Gần đây Tạp chí "Chính sách đối ngoại" của Mỹ cho rằng, nếu Mỹ muốn "trở lại châu Á", nên tập trung vào sông Mê Kông. Năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã đưa ra "Kế hoạch hành động cho sông Mê Kông", thông qua đầu tư, tăng cường hợp tác với các nước dọc theo sông Mê Kông, Mỹ gia tăng ảnh hưởng tại khu vực địa chính trị này nhằm đối trọng với Trung Quốc.

Stimson Center ở Washington đưa ra một báo cáo trên sông Mê Kông cho biết, Mỹ có thể tự mình khôi phục lại sự cân bằng về địa chính trị của quyền lực ở Đông Nam Á để hỗ trợ các mô hình phát triển mới. Cho dù các quốc gia Mê Kông, hoặc các nước ASEAN khác không muốn đối mặt với Trung Quốc.

Chính sách của Nhật Bản.

Thời kì chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhận ra tầm quan trọng chiến lược của các quốc gia Đông Dương. Không chỉ có tài nguyên dồi dào mà nó còn có vị trí địa chính trị trọng yếu trong khu vực Châu Á.

Dòng sông Mê Kông trở thành mục tiêu then chốt trong kế hoạch quân sự của Nhật. Từ những niên đại 80 Nhật Bản đã gia tăng ảnh hưởng của mình tại khu vực ASEAN bằng cách hỗ trợ lớn về kinh tế không ngừng truyền bá văn hóa và ngôn ngữ của mình.

Bắt đầu từ năm 2008 Nhật Bản đã thay đổi đường lối ngoại giao với 5 nước sông Mê Kông (Lào, Thái, Cămpuchia, Myanma và Việt Nam) vì lo lắng sông Mê Kông sẽ rơi vào tầm kiểm soát của Trung Quốc.

Tháng 01/2008 Nhật Bản cùng 5 nước sông Mê Kông tiến hành hội nghị bộ trưởng ngoại giao lần đầu tiên, xác nhận hỗ trợ các nước trong khu sông Mê Kông xây dựng “hành lang kinh tế đông tây” và “hành lang kinh tế phía nam”, đồng thời quy định năm 2009 sẽ là “năm lưu thông Mê Kông – Nhật Bản” . Điều này thể hiện rõ kế hoạch “hành lang nam bắc” để phong tỏa Trung Quốc.

Tuy nhiên năm 2007 tỉ lệ giao dịch kinh tế của Trung Quốc đối với ASEAN đã vượt qua Nhật Bản, do vậy để cân bằng cán cân quyền lực này Nhật Bản đã tích cực đưa các nước lớn vào Đông Dương. Trên thực tế Nhật Bản là nước rơi vào tình thế bất lợi trong “cuộc đua quyền lực” này.

Ấn Độ tham gia chống Trung Quốc.

Ấn Độ đã thay đổi đường lối ngoại giao của mình chuyển thành chính sách “hướng đông”. Các chiến lược gia giữ vũng một lập trường rằng, sông Mê Kông chính là khu vực địa chính trị mà Ấn Độ cần phải vươn tới.

Ấn Độ tin rằng nếu kết hợp sông Hằng và sông Mê Kông thì Ấn Độ và các nước ASEAN sẽ mở rộng được quan hệ kinh tế, thương mại, quân sự. Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của các nước ở lưu vực hai con sông.

Do đó, tích cực xây dựng các tuyến đường sắt bắt đầu ở New Delhi qua Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Hà Nội sẽ là điểm kết thúc, đường bộ, mở rộng vận chuyển hàng hải, hàng không trở thành mục tiêu chiến lược trong chính sách “hướng đông” của Ấn Độ.

Trung Quốc bao vây Ấn Độ bằng chuỗi ngọc chai.

Ấn Độ tin rằng nếu kết hợp sông Hằng và sông Mê Kông thì Ấn Độ và các nước ASEAN sẽ mở rộng được quan hệ kinh tế, thương mại, quân sự. Điều này hoàn toàn phù hợp với lợi ích của các nước ở lưu vực hai con sông.

Do đó, tích cực xây dựng các tuyến đường sắt bắt đầu ở New Delhi qua Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Hà Nội sẽ là điểm kết thúc, đường bộ, mở rộng vận chuyển hàng hải, hàng không trở thành mục tiêu chiến lược trong chính sách “hướng đông” của Ấn Độ.

Tuy nhiên, việc mở rộng ảnh hưởng của Ấn Độ đối với sông Mê Kông gặp rất nhiều trở ngại vì sự ngăn cản mạnh mẽ của Trung Quốc. Do vậy, Ấn Độ áp dụng một chiến lược tương tự chiến lược “gặm nhấm” được áp dụng ở khu vực biên giới Trung - Ấn. Lấy bài phát triển văn hóa, giáo dục, du lịch nhằm tăng cường ảnh hưởng tại bán đảo Trung - Ấn phong tỏa ảnh hưởng của Trung Quốc.

So sánh các đối sách áp đặt cho khu vực của các “tay đua”, có thể thấy trong cuộc chơi này, dường như Trung Quốc là quốc gia chiếm ưu thế lớn nhất. Ảnh hưởng của văn hóa, kinh tế Trung Quốc với các nước bán đảo Trung - Ấn là rất lớn. Do vậy chiến lược “hợp tung” của Trung Quốc đã bước đầu phá vỡ thế bao vây của Mỹ, Nhật, Ấn.

Hoàng Long (tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang