So sánh J-20 với F-22, F-35, Sukhoi T-50


DATVIET - J-20 tiếp tục là chủ đề gây xôn xao và tranh cãi gay gắt trong giới quân sự thế giới.

Nhất là sau khi 1 đoạn băng ghi hình cho thấy chiếc máy bay này đã chạy trên đường băng, chứ không phải sản phẩm đồ họa như nhiều ý kiến trước đây.

Liệu J-20 có phải là một mẫu máy bay tiêm kích thế hệ 5 không? Hãy cùng so sánh J-20 với các tiêm kích thế hệ 5 hiện có để có câu trả lời chính xác nhất.

Khí động học

Quan sát các bức ảnh công bố cho thấy J-20 có kiểu bố trí cánh đuôi tương tự F-22 của Mỹ. Thiết kế này được chứng minh là bắt chước thiết kế của F-22 thông qua các phương thức gián điệp để tạo ra mẫu thử nghiệm. Đó là một phần lý giải tại sao Mỹ cấm xuất khẩu F-22, họ sợ rằng các quốc gia như Trung Quốc sẽ sử dụng các thiết kế của mình, đặc biệt sau khi 1,7 Terabyte thông tin mật liên quan đến máy bay bị đánh cắp.

Kiểu bố trí cửa hút không khí cho động cơ rất giống kiểu bố trí của F-35, nếu nhìn trực diện, rất khó phân biệt J-20 và F-35 ngoại trừ hai cánh mũi.

Trong khi đó kiểu thiết kế cánh máy bay lại tương tự PAK F/A T-50. Kiểu thiết kế lai tạp hỗn hợp này cho thấy J-20 sẽ bộc lộ radar ở mức thấp, song ở mức nào còn là một dấu hỏi.

Giống với nhiều chiến đấu do Trung Quốc thiết kế, J-20 có thân khá dài, điều này cho thấy mục đích thiết kế thực sự của J-20 không phải là một tiêm kích giành ưu thế trên không. Nhiều khả năng, thiết kế thực sự của J-20 là một mẫu tiêm kích - bom.

Cấu hình khí động học của J-20 là một kiểu thiết ba lớp cánh không ổn định, khoảng cách từ cánh chính đến mũi máy bay khá dài, dó đó cánh mũi được bố trí để bù lại phần nào và tăng khả năng cơ động. Như vậy về mặt khí động học J-20 đã đạt được một số tiêu chí so với F-22, F-35 và PAK F/A T-50.

Điện tử

Chiếc mũi của J-20 cũng hoàn toàn phù hợp để đặt một radar quét mảng pha điện tử chủ động AESA. Tuy nhiên vấn đề đang gây tranh cãi là công nghệ điện tử Trung Quốc đã chế tạo được một mẫu radar quét mảng pha điện tử chủ động cho riêng mình hay chưa?

Nhìn lại các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, phần lớn các mẫu radar mà họ có đều sao chép lại từ các mẫu radar của các nước khác, chủ yếu từ Nga và Pháp. Trong khi đó, công nghệ radar quét mảng pha điện tử chủ động, radar AESA gần như không có sẵn trong các mẫu máy bay xuất khẩu trên thế giới.

Hiện tại, chỉ có F-22, F-35, PAK F/A T-50 được trang bị radar AESA đúng nghĩa. Không quân Mỹ cũng đang thử nghiệm trang bị radar AESA cho F-16, song năng lực của các radar này còn kém xa so với radar trên các tiêm kích thế hệ 5.

Các hệ thống vũ khí của Trung Quốc chỉ mới phát triển rầm rộ khoảng gần 2 thập niên trở lại đây. Còn các hệ thống vũ khí bước đầu tiếp cận được một số công nghệ hiện đại chỉ khoảng 1 thập niên đổ lại mà thôi.

Các hệ thống điện tử liên quan đến năng lực tàng hình cũng rất phức tạp, hệ thống che chắn bức xạ hồng ngoại của động cơ, các thiết bị thông tin liên lạc, giao diện vũ khí vốn là những kỹ thuật công nghệ bậc cao thuộc hàng tối mật.

Chiến đấu cơ tàng hình đầy bí ẩn J-20.

Xét các yếu tố về thời gian phát triển, kinh nghiệm cho thấy không có sẵn một mẫu radar AESA mới trong chiếc mũi của J-20, nếu có, nó chỉ ở giai đoạn tiền phát triển. Để chính thức đi vào hoạt động phải cần một khoảng thời gian ít nhất từ 5-7 năm.

Các hệ thống điện tử liên quan, nếu đã được trang bị thì chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, không có gì đảm bảo các hệ thống này đạt được tiêu chuẩn cho tiêm kích thế hệ 5.

Động cơ

Rất nhiều sự hoài nghi về động cơ sẽ được sử dụng cho J-20. Nhiều ý kiến cho rằng, J-20 sẽ được sử dụng động cơ nội địa WS-10A hoặc động cơ WS-15, nhưng cả hai động cơ này đều không thể đạt được hiệu suất lực đẩy tối ưu. Thậm chí cả hai động cơ này còn hoạt động không ổn định ngay cả với máy bay thông thường. Khả năng sử dụng động cơ nội địa gần như bằng 0.

Khả năng thứ hai được nhắc đến là sử dụng động cơ mua từ Nga, trong Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải vừa qua, Trung Quốc đã bày tỏ sự quan tâm mua một số lượng lớn động cơ Saturn 117 (AL-41F1A) của Nga. Loại động cơ này sẽ được sử dụng cho PAK F/A T-50. Với động cơ mới này, PAK F/A T-50 sẽ là máy bay thế hệ 5 đầu tiên sử dụng động cơ đẩy vector 3D cung cấp lực đẩy 142kN, mang lại khả năng cơ động tối ưu.

Hiện tại, nguyên mẫu PAK F/A T-50 và Su-35 sử dụng động cơ Saturn 117 (AL-41F). Chiếc F-22 Raptor sử dụng 2 động cơ đẩy vector 2D Pratt & Whitney F119-PW-100 với khả năng chỉnh hướng phụt trong khoảng ±20 độ. Tuy lực đẩy tối đa được bảo mật, song dự đoán khoảng 156kN. Chiếc F-35 sử dụng động cơ Pratt & Whitney F135 hoặc Rolls-Royce F136 với lực đẩy khoảng 124,6kN.

Vấn đề nữa là liệu Nga có liều lĩnh bán động cơ hiện đại nhất của mình cho Trung Quốc hay không? Khi nạn sao chép công nghệ từ Nga vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Kết luận động cơ cho J-20 chưa thực sự sẵn sàng, nếu sử dụng một động cơ khác, máy bay này sẽ không đạt được tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 5.

Đem so sánh 3 yếu tố, khí động học, hệ thống điện tử, động cơ, J-20 chỉ có phần khí động học đạt được các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 5.

So sánh J-20 với F-22, F-35, PAK F/A T-50, tỷ lệ đạt được là 1/3, có thể khẳng định rằng ít nhất 15-20 năm nữa mẫu máy bay này mới có thể cạnh tranh được với các mẫu máy bay hiện tại của Mỹ, Nga.

Khoảng thời gian này cũng đủ để Mỹ, Nga có thể cho ra đời các mẫu máy bay khác tối tân hơn. Liệu Trung Quốc có bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ hàng không của Nga, Mỹ hay không? Câu hỏi này vẫn chưa có lời giải đáp, khi các chế tài hạn chế tiếp cận công nghệ tiên tiến với Trung Quốc vẫn chưa được dỡ bỏ.

Trung Hiếu (theo Defence Aviation)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang