Sai lầm chết người của không quân quân phiệt Nhật


ĐS&PL - Đến năm 1940, Nhật đã chế tạo ra những loại máy bay chiến đấu đẳng cấp vượt xa các nước có lực lượng không quân hùng mạnh khác. Trong đó phải kể đến máy bay tiêm kích Mitsubishi A6M, máy bay ném bom Mitsubishi G4M, máy bay ném bom bổ nhào Aichi D3A, máy bay tiêm kích Zero và máy bay ném bom phóng ngư lôi trong B5N... Các loại máy bay chiến đấu này của Nhật đã từng được mệnh danh là "Viên đạn màu bạc" để minh chứng cho sức mạnh và tốc độ ghê gớm của nó. Nhưng sự cao ngạo, chủ quan, khinh địch đã khiến không quân Nhật phải trả giá đắt trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mỹ bị tổn thất lớn tại Trân Châu Cảng bởi con át chủ bài máy bay tiêm kích Zero của không quân Nhật.

Ưu thế vượt trội

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính phủ Nhật đã tiến hành đầu tư nghiên cứu và chế tạo các loại máy bay chiến đấu với khoảng thời gian lên tới 20 năm. Với tài năng và trí tuệ vốn có, cộng với sức làm việc phi thường, từ một nước được coi là nghèo nàn về mặt kỹ thuật, Nhật Bản đã khiến toàn cầu phải ngưỡng mộ khi họ đã chế tạo ra được những loại máy bay chiến đấu mang tầm cỡ thế giới. Ngày đó, những kỹ sư của Nhật đã phải "cày" cả ngày lẫn đêm để nghiên cứu và chế tạo ra những loại máy bay chiến đấu hội đủ được cái yếu tố kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới khi đó. Hầu hết những loại máy bay mà Nhật đã chế tạo trong thời gian này đều là những loại máy bay tiêm kích và máy bay ném bom có sức huỷ diệt vô cùng ghê gớm.

Ngoài những phi đội bay hùng mạnh, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, lực lượng phi công Nhật Bản cũng được đánh giá là cao cấp đặc biệt bởi sự tinh nhuệ và kinh nghiệm chinh chiến phong phú. Những chiến sỹ trên không này luôn được rèn luyện tính kỷ luật và phối hợp chiến đấu cao, đúng như tinh thần võ sỹ đạo mà người Nhật luôn tự hào.

Trong cuộc chiến với Trung Quốc, những người cầm quân Nhật luôn tin rằng nước này hoàn toàn có thể đánh chiếm được nước láng giềng. Lý do họ đưa ra là Nhật có ưu thế vượt trội so với quân đội Trung Quốc vốn què quặt và thiếu các phương tiện chiến đấu trên không tại thời điểm đó. Vì thế chiến lược mà chỉ huy quân đội Nhật đưa ra khi đó chỉ là phát huy thế mạnh của không quân để giày xéo Trung Quốc trên quy mô rộng nhất có thể. Trong cuộc chiến tại Trung Quốc, lực lượng không quân Nhật đã giành được rất nhiều thắng lợi quan trọng. Tại cuộc chiến này, Nhật đã thực hiện những cuộc ném bom trên quy mô lớn và huy động khá nhiều những loại máy bay được cho là tinh hoa của nước này. Sau những thắng lợi vang dội ở Trung Quốc, lực lượng không quân Nhật lại củng cố thêm vị trí chủ chốt của mình đối với lực lượng hải quân và lục quân.

Còn đối với Mỹ, năm 1941, Nhật đã bất ngờ không kích vào căn cứ hải quân của nước này tại Trân Châu Cảng nhằm giữ Mỹ không can thiệp đến cuộc chiến mà Nhật Bản đang hoạch định nhằm xâm chiếm Đông Nam á.

Một số máy bay tiêm kích của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong trận đánh mang tính quyết định này, những nhà cầm quân của Nhật chỉ sử dụng một số ít những loại máy bay được cho là tinh hoa và kiệt xuất của nước này. Và từ những trận chiến sau đó, các tướng lĩnh Nhật cũng luôn tin rằng: "Với lực lượng không quân hùng mạnh, đế quốc Nhật sẽ chỉ giành chiến thắng". Trong trận Trân Châu Cảng máy bay tiêm kích mang tên Zero của không quân Nhật đã tạo ra thành tích vang dội khi phá hủy 188 máy bay của Mỹ đồng thời cũng góp phần đánh chìm bốn thiết giáp hạm dạng "khủng" của nước này.

"Nội chiến" vì kiêu ngạo

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng: "Một phần nguyên nhân dẫn tới thất bại của quân Nhật chính là sự kiêu ngạo quá đáng của lực lượng không quân nước này. Để dẫn chứng cho nhận định này”, các nhà phân tích đã đưa ra ví dụ việc không quân Nhật đã từ chối chia sẻ những thông tin về kỹ thuật và hệ thống trạm ra đa với lực lượng hải quân.

Thực chất, lực lượng không quân của Nhật chịu ảnh hưởng khá sâu sắc từ lực lượng không quân của Pháp và Đức. Mà đối với chiến lược quân sự của hai nước này, lực lượng không quân mang chức năng hỗ trợ gián tiếp cho lực lượng lục quân dưới mặt đất. Tuy nhiên, quân đội Nhật đã không thực hiện được điều đó. Lãnh đạo của lực lượng này cho rằng, với khả năng tác chiến và kỹ thuật hiện đại, không quân có thể chiến đấu được... một mình mà không cần sự hỗ trợ từ hải quân và lục quân.

Nên biết, trong cuộc chiến với Mỹ, lực lượng hải quân Nhật cũng đã phát huy được thế mạnh khủng khiếp của mình. Từng đi vào lịch sử quân sự khi đã giành thắng lợi tại cuộc Hải chiến Tsushima với Nga vào năm 1905. Trận chiến này đã kết thúc với thắng lợi to lớn của hạm đội Nhật, buộc Nga phải ký Hiệp định Portsmouth, nhượng lại cho Nhật Bản các quyền lợi ở châu á và khẳng định vai trò bá chủ của Nhật Bản ở Đông á. Không những thế, trong trận chiến Trân Châu Cảng, hải quân Nhật còn đánh chìm và phá hoại ba tàu tuần dương, ba tàu khu trục và một tàu thả mìn, gây tổn thất về nhân mạng là 2.402 người tử trận và 1.282 người khác bị thương cho quân Mỹ. Vì thế so về chiến tích, lực lượng hải quân Nhật có bề dày thành tích hơn so với lực lượng không quân.

Và giữa hai kỳ phùng địch thủ chắc chắn sẽ xảy ra những xung đột vì tranh giành ảnh hưởng. Mặc dù biết được những xung đột này, nhưng các nhà lãnh đạo quân đội Nhật khi đó đã không có biện pháp giảng hoà giữa hai lực lượng. Sự cạnh tranh không cần thiết giữa không quân và lục quân của Nhật khi đó đã gây ra những sai lầm rất tệ hại về đối sách của quân Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại thời điểm đó, giữa hai lực lượng này đã không hề tồn tại hai chữ chia sẻ những thông tin kỹ thuật và hệ thống trạm ra đa cho nhau. Trong thời gian này, quân đội Nhật đã gọi sự đối đầu giữa lực lượng không quân và hải quân nước này với cái tên "Nội chiến quân sự".

"Trong một cuộc chiến cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa ba thứ quân: hải quân, lục quân và không quân thì mới có thể giành chiến thắng. Nhưng khi có sự mâu thuẫn giữa hai trong ba thứ quân này thì chắc chắn nội bộ sẽ bị chia cắt, thất bại là điều không thế tránh khỏi”. Nhiều nhà phân tích quân sự đã có quan điểm như vậy khi nói về nguyên nhân thất bại của quân đội Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bại vì chủ quan, khinh địch

Đối với một số lãnh đạo quân sự của Nhật khi đó, tư tưởng cố chấp khinh địch và "luôn cho mình là nhất" đã bám sâu vào suy nghĩ của họ. Nói cách khác, khi có trong tay một lực lượng quân đội hùng mạnh và những trang thiết bị quân sự đỉnh cao, người Nhật đã luôn chủ quan nghĩ rằng: Họ chắc chắn sẽ chiến thắng đối thủ.

Năm 1941, cũng với tư tưởng này, vì quá tự hào với dàn máy bay tiêm kích Zero qua trận thắng vang dội Trân Châu Cảng nên trong các trận đánh tiếp theo với quân đội Mỹ, Nhật chỉ sử dụng loại máy bay này để tấn công kẻ thù. Tuy nhiên, sau trận thua bất ngờ từ Trân Châu Cảng, quân đội Mỹ đã biết cách khống chế chức năng của loại máy bay này. Chính tư tưởng cố chấp của hàng ngũ lãnh đạo không quân Nhật đã gây ra những tổn thất nặng nề cho lực lượng này khi họ không chịu đổi mới tư duy và coi trọng đối phương. Hàng loạt máy bay tiêm kích Zero đã mất đi lợi thế khi bị quân Mỹ tìm ra điểm yếu và tiêu diệt nhanh chóng. Tại thời điểm đó, người ta đã gọi máy bay tiêm kích Zero của Nhật là máy bay đánh bom tự sát và những người lính Nhật mỗi khi bước lên chiếc máy bay này cũng đều hiểu rằng: "Bước lên máy bay là bước chân vào cõi chết".

Hải Hiền (Theo Hoàn cầu)

Xem Video clip máy bay Nhật oach tạc Trân Châu Cảng


Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang