Những biểu tượng của sức mạnh không lực Hoa Kỳ


QDND - Trong các cuộc chiến hiện đại, quân đội Mỹ thường giành lợi thế trên không bằng sức mạnh của các loại máy bay chiến đấu. Dưới đây là một lược sử những biểu tượng của sức mạnh không lực Hoa Kỳ.

F-14 Tomcat

Vào đầu thập niên 60 thế kỷ 20, lực lượng Hải quân Mỹ yêu cầu có máy bay tiêm kích đánh chặn mới khi mà lực lượng Không quân của Hải quân Liên bang Xô Viết đã có máy bay ném bom mang tên lửa Tu-160 trang bị tên lửa có cánh với tầm phóng xa.

Máy bay mới với dạng cánh cụp thay đổi được mang tên Tomcat. Chuyến bay đầu tiên của Tomcat thực hiện vào ngày 21-12-1970. Hai năm sau đó – 31-12-1972 – xê-ri máy bay chiến đấu đầu tiên được chuyển cho hải quân Mỹ. Việc sản xuất xê-ri máy bay F-14 thuộc các phiên bản khác nhau được tiếp tục đến năm 1989. Hải quân Hoa Kỳ đã nhận được hơn 600 chiếc máy bay loại này.

F-14 Tomcat.

F-14 không mang những đặc điểm bay nổi bật. Động cơ TF30-P-414A lắp đặt trên F-14A với tính chất là “phương án tạm thời” rõ ràng yếu hơn và không đủ chắc chắn đối với máy bay siêu thanh nặng 30 tấn. Điều đó đã dẫn đến rất nhiều vụ tai nạn máy bay với F-14. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả những khiếm khuyết, các phi công vẫn yêu thích F-14 vì nó có tầm bay xa và vũ khí mạnh – radar AN/AWG-9 kết hợp với tên lửa AIM-54 Phoenix cho phép bắn đồng thời 4 mục tiêu với cự ly xa hơn 100 km.

Tomcat được sử dụng hiệu quả trong các cuộc xung đột cục bộ khác nhau, chủ yếu ở Địa Trung Hải và Trung Đông. Chúng dùng để xuất khẩu duy nhất một lần vào cuối thập niên 70. I-ran đã mua lô hàng gồm 79 chiếc F-14. Khi đó, I-ran là đồng minh thân cận của Mỹ. Năm 2005-2006, tất cả các phiên bản của F-14 đã rút khỏi lực lượng Hải quân Mỹ. Những máy bay thanh lý bị tiêu hủy để tránh rơi phụ tùng vào I-ran, loại trừ một vài mô hình trưng bày tại viện bảo tàng. Tuy nhiên, I-ran vẫn tiếp tục vận hành những máy bay đã mua thêm nhiều năm nữa.

F-15 – Biểu tượng của Không quân Mỹ những năm 1980-1990

Những nghiên cứu về hình dáng máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư dành cho lực lượng Không quân Mỹ được bắt đầu từ năm 1962 khi F-4 Phantom II và F-105 Thunderchief vừa được đưa vào sản xuất hàng loạt. Khi đó có ý kiến cho rằng, trận chiến cơ động trên không đã đi vào quá khứ và máy bay tương lai “đã được mài nhọn”, trước hết, dưới trận chiến tên lửa ở cự ly xa và trung bình. Sai lầm của quan điểm này đã được chứng minh bằng chính cuộc chiến tranh Việt Nam.

Năm 1967, Không quân Mỹ đã trình bày những yêu cầu đối với máy bay chiến đấu FX – máy bay mới cần phải vượt trội hơn hẳn MiG-21 về tính cơ động và duy trì được khả năng xử lý các trận chiến trên không ở cự ly xa và trung bình.

Trong cuộc tuyển chọn dự án, phương án của hãng McDonnell Douglas, khi đó chưa thuộc tập đoàn Boeing, đã dành chiến thắng. Chuyến bay đầu tiên của mô hình thử nghiệm F-15 Eagle diễn ra vào ngày 27-7-1972. Xê-ri sản xuất máy bay F-15 đầu tiên là F-15A và F-15B (phiên bản máy bay huấn luyện chiến đấu) xuất hiện vào năm 1974, còn việc sản xuất hàng loạt với số lượng lớn bắt đầu hai năm sau đó – 1976. Năm 1979, phiên bản máy bay F-15C đầu tiên đã cất cánh. F-15C có những nét khác biệt so với phương án máy bay F-15 bởi có thiết bị điện đàm hoàn thiện, cấu trúc của bộ gom trên không được tăng cường và những bộ phận khác của máy bay, sức chứa của thùng nhiên liệu bên trong tăng lên…

F-15 được xuất khẩu nhiều hơn so với F-14. I-xra-en đã nhận được một trong số những máy bay mới đầu tiên vào cuối thập niên 70. F-15 cũng được cung cấp cho Nhật Bản, Ả-rập Xê-út và các nước khác. Trong thành phần của lực lượng Không quân I-xra-en và Mỹ, loại máy bay này đã tham gia tích cực trong các cuộc xung đột vùng Trung Đông. Ngoài ra, máy bay chiến đấu F-15 đảm bảo được hệ thống phòng thủ tên lửa vùng Bắc Mỹ. Việc sản xuất F-15C và F-15D dành cho Không quân Mỹ đã bị ngừng lại năm 1992. Hiện nay, Lực lượng Không quân Mỹ có khoảng 450 chiếc máy bay F-15A-D. Có ý kiến cho rằng, chỉ còn lại tối đa 180 chiếc trong số này tồn tại được trước năm 2020.

F-15 đã trở thành “vận động viên lập kỷ lục” trong số các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư về số lượng máy bay bị bắn rơi của kẻ thù. Chỉ trong thời gian chiến tranh tại vịnh Péc-xích, F-15 đã bắn rơi 37 chiếc máy bay đối phương. Những đặc điểm bay vượt trội đã khiến F-15 trở thành biểu tượng của lực lượng Không quân Mỹ những năm 80-90 của thế kỷ trước.

F-16 – Đại bàng chiến đấu

Việc nghiên cứu chế tạo máy bay để đánh chặn MiG-21 phổ biến nhất trên thế giới là máy bay chiến đấu siêu thanh đã được bắt đầu từ cuối những năm 60 và tồn tại sau đó không lâu lắm. Chuyến bay đầu tiên của mô hình máy bay thử nghiệm YF-16 diễn ra vào năm 1973.

Phiên bản hoàn thiện của F-16 được trang bị ra-đa giá trị và vũ khí điều khiển đạt tiêu chuẩn bao gồm tên lửa AIM-120 AMRAAM và bom hàng không điều khiển. Máy bay loại này trên thực tế đã được cung cấp cho tất cả các đồng minh của Mỹ từ Vê-nê-xu-ê-la đến Hàn Quốc, từ Na Uy cho đến Ai Cập.

F-16 Fighting Falcon được sản xuất thành hơn 4000 mẫu khác nhau. Theo số lượng máy bay sản xuất, F-16 vẫn không đuổi kịp MiG-21, tuy nhiên sau đó, những phiên bản cũ của máy bay chiến đấu Xô Viết những năm 80-90 đã “giải nghệ” và F-16 đã trở thành máy bay chiến đấu phổ biến nhất trong số máy bay hiện có trong lực lượng Không quân các nước. F-16 vẫn đang chiếm được vị trí này và hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 3.500 chiếc máy bay loại này trong đó 2000 chiếc nằm trong lực lượng Không quân Mỹ.

F/A-18 hornet - siêu cơ chiến đấu

F/A-18 Hornet được tiếp nhận làm vũ khí cuối cùng trong số những máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ vào cuối những năm 80. F-18 đã lập kỷ lục về thời gian sản xuất – từ đầu dự án của công ty Northrop dành cho máy bay YF-17 đến khi bắt đầu sản xuất xê-ri F/A-18 của công ty McDonnel Duglas. Tất cả là khoảng 17 năm.

Máy bay YF-17 Cobra được sản xuất theo đơn đặt hàng của lực lượng Không quân như là giải pháp thay thế cho F-16. Chuyến bay đầu tiên của máy bay mới diễn ra vào ngày 9-6-1974. Sau đó, lực lượng Không quân đã chọn thiết bị một động cơ, nguy cơ mối đe dọa bí mật đã treo lơ lửng trên dự án, tuy nhiên máy bay chiến đấu hạng nhẹ đã cần phải có để cung cấp cho hạm đội, cần thiết phải có để bổ sung cho máy bay chiến đấu hạng nặng F-14. Theo đơn đặt hàng của lực lượng Hải quân với công ty McDonnell Douglas, phương án máy bay “trên biển” đã được chế tạo. Kế hoạch ban đầu là sản xuất hai phiên bản máy bay chiến đấu F-18A và máy bay cường kích A-18A, tuy nhiên sau đó đã quyết định chế tạo chiếc máy bay mang chỉ số kép F/A-18A. Phiên bản máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi F/A-18B đã được sản xuất song song cùng với F/A-18A.

Khác với F-16, Hornet ngay từ đầu đã có radar hoàn thiện và có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm trung cũng như bom điều khiển không đối đất. Máy bay mới đã được tiếp nhận làm vũ khí năm 1983 và sau đó một năm, bắt đầu thay thế máy bay cường kích A-7 Corsair II chế tạo trong những năm 60 và F-14 Phantom II.

F/A-18 không chỉ được sử dụng trong lực lượng Không quân và còn làm vũ khí của lực lượng lính thủy đánh bộ của Mỹ. Ngay sau đó, phiên bản hoàn thiện của F/A-18C/D đã đi vào sản xuất hàng loạt. Phiên bản hoàn thiện được đặc trưng bởi hệ thống điện tử và vũ khí hoàn thiện. Trong những năm 80 đến cuối thế kỷ 20, Mỹ đã có tất cả hơn 1000 chiếc F/A-18A-D. Số lượng đáng kể máy bay này đã được dùng cho xuất khẩu sang các nước như Ô-xtrây-li-a, Ca-na-đa, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Cô-oét, Phần Lan và các nước khác.

Lockheed Martin F-22 Raptor- niềm tự hào của không quân Mỹ

Chiếc “F-22 Raptor” đầu tiên hoàn thành được đưa ra giới thiệu ngày 9-4-1997 tại Lockheed Martin. Chuyến bay đầu tiên diễn ra ngày 7-9-1997.

F-22 có khả năng hoạt động như một “Hệ thống cảnh báo và kiểm soát trên không” (AWACS) mini. Dù tính năng có bị giảm bớt để ưu tiên cho bộ phận khung như E-3 Sentry, nhưng đối với tính năng xác định mối đe dọa, sự có mặt phía trước của chiếc F-22 luôn là một ưu thế. Hệ thống cho phép chiếc F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.

Chiếc Raptor được thiết kế mang các tên lửa không đối không ở khoang trong nhằm tránh gây ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của nó. Việc bắn tên lửa đòi hỏi mở cửa khoang vũ khí trong thời gian chưa tới một giây, do tên lửa được thả xuống nhờ các cánh tay thủy lực. Máy bay cũng có thể mang các loại bom như bom tấn công ghép nối trực tiếp và loại bom bán kính nhỏ mới. Nó có thể mang các loại vũ khí trên bốn mấu cứng bên ngoài, nhưng điều này khiến khả năng thao diễn, tàng hình, tốc độ và tầm hoạt động của nó giảm đáng kể.

F-117A Nighthawk - “Hạt huyền”

Quyết định sản xuất F-117A được đưa ra năm 1973, và một hợp đồng đã được trao cho Lockheed Advanced Development Projects, thường được gọi là “Skunk Works”. Chuyến bay đầu tiên diễn ra năm 1977. Chiếc F-117A được giao năm 1982, khả năng hoạt động được hoàn thiện vào tháng 10-1983. Không quân Mỹ phủ nhận sự tồn tại của loại máy bay này cho tới tận năm 1988.

F-117 đã được sử dụng nhiều lần trong chiến tranh. Phi vụ đầu tiên của nó diễn ra trong cuộc xâm lược Pa-na-ma của Hoa Kỳ năm 1989. Trong lần đó, hai chiếc F-117A Nighthawk đã ném hai quả bom xuống sân bay Ri-ô Ha-tô. Sau này, trong Chiến tranh Vùng Vịnh, nó đã thực hiện tốt nhiệm vụ ném những quả bom thông minh xuống các mục tiêu quân sự I-rắc. Từ đó nó đã được sử dụng tại Chiến tranh Cô-xô-cô năm 1999, Chiến dịch Tự do Bền vững và trong cuộc xâm lược I-rắc năm 2003.

F-35 Lightning II

F-35 Lightning II được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp (JSF), là loại máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, đa năng, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: Yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. Việc phát triển nó đã được đưa vào kế hoạch tài chính của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh và các chính phủ liên minh khác. Nó được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin dẫn đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman. Máy bay đã được thao diễn vào năm 2000.

Hợp đồng phát triển và trình diễn hệ thống (SDD) được dành cho hãng Lockheed Martin vào ngày 26-10-2001. Các quan chức của Bộ quốc phòng Mỹ và Anh Quốc tuyên bố rằng X-35 vượt trội hơn X-32, mặc dù cả hai đáp ứng và vượt các yêu cầu đặt ra. Tên đặt cho kiểu máy bay chiến đấu mới là “F-35” tạo ra sự ngạc nhiên cho chính hãng Lockheed, vốn thường gọi tên trong nội bộ hãng là “F-24”. Ngày 7-7-2006, Không quân Hoa Kỳ chính thức thông báo tên của F-35 là Lightning II nhằm tôn vinh chiếc máy bay chiến đấu cánh quạt 2 động cơ thời thế chiến thứ II P-38 Lightning và chiếc phản lực thời kỳ chiến tranh lạnh English Electric Lightning của Anh quốc.

F-35 có một vài điểm cải tiến so với thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại. Kỹ thuật tàng hình bền bỉ và bảo trì ít tốn kém hơn. Hệ thống ra-đa và cảm biến tích hợp phối hợp thông tin trên máy bay và từ mặt đất nhằm tăng cường khả năng nhận biết tình huống của phi công, nhận biết địch thủ và sử dụng vũ khí, cũng như chuyển tiếp thông tin nhanh chóng đến các nút chỉ huy và điều khiển khác. Đặc biệt, vũ khí năng lượng định hướng có thể gắn được trên phiên bản F-35A CTOL (cất cánh và hạ cánh thông thường). Một số khái niệm vũ khí mới, bao gồm vũ khí la-de bán dẫn và vũ khí chùm sóng ngắn năng lượng cao, cũng sắp được đưa ra sử dụng.

Đức Thành
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang