Hệ lụy từ những hợp đồng cung cấp vũ khí của Mỹ


BEE - Sau cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, quốc vương Shah (đồng minh thân cận của Mỹ) bị lật đổ và chế độ chống Mỹ của Giáo chủ Ayatollah Khomeini lên nắm quyền đã thừa hưởng lực lượng quân sự rất mạnh, bao gồm các loại vũ khí hiện đại nhất có giá trị lên tới nhiều tỷ USD mà Mỹ từng cung cấp cho vua Shah trước đó.

Trong kho vũ khí của Iran lúc đó, kỹ thuật quân sự tiên tiến nhất là từ Mỹ, bao gồm các loại máy bay tiêm kích và máy bay do thám hiện đại nhất thời bấy giờ như Fantom F-4D và F-4E của Tập đoàn McDonnell Douglas, F-14A Tomcat của Tập đoàn Grumman, P-3F Orion của Tập đoàn Lockheed, cũng như tên lửa Sidewinder và Harpoon, xe tăng M47 Patton và M60.

Chính quyền Mỹ mới đây đã thông qua quyết định cung cấp vũ khí trị giá nhiều tỷ USD cho các nước vùng Vịnh, trong đó có Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Oman, Kuwait, Qatar và Bahrain. Do vậy đã xuất hiện những lo ngại cho rằng, nếu lịch sử 30 năm trước lặp lại thì nước Mỹ có thể sẽ bị đe dọa trước mối quy hiểm nghiêm trọng.

Ảnh: InoSmi

Khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Mỹ với giá trị hợp đồng lên tới 60 tỷ USD là Saudi Arabia. Hợp đồng này được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Theo số liệu của Tổng cục tài chính Mỹ (cơ quan điều tra độc lập của Quốc hội), tính từ năm 2005 đến 2009 Mỹ đã cấp phép xuất khẩu vũ khí sang 6 nước vùng Vịnh với tổng trị giá hợp đồng gần 40 tỷ USD, trong đó khách hàng lớn nhất là Saudi Arabia và UAE.

Trưởng nhóm nghiên cứu về chương trình cung cấp vũ khí thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Stokholm (SIPRI) ông Pieter Wezeman cho biết, có một số vấn đề còn tồn tại mà trước hết là liên quan đến Saudi Arabia.

Ông nói: "Thực sự rất khó để đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến khả năng có thể xảy ra sự sụp đổ của hoàng gia Saudi Arabia và một chế độ chống Mỹ hoặc phương Tây lên nắm quyền". Ông cũng thêm rằng, không loại trừ khả năng xảy ra trường hợp như ở Iran và trong tương lai có thể là Iraq.

"Iran từ trước đến nay vẫn sử dụng khí tài quân sự do Mỹ cung cấp. Kỹ thuật quân sự của Mỹ vẫn là chủ yếu trong lực lượng vũ trang của nước này", - Wezeman cho hay.

Với trường hợp như ở Iran, ông nhận định rằng, những hợp đồng lớn cung cấp vũ khí đắt đỏ của Mỹ đã trở thành biểu tượng cho sự ủng hộ của Mỹ đối với chế độ chuyên chế, và phe đối lập đã sử dụng đó để chống lại chế độ.

Nhà khoa học này nói: "Không biết người dân các nước vùng Vịnh cảm thấy thế nào về khoản chi phí khổng lồ cho việc mua vũ khí này". Bởi mặc dù một số lượng lớn các loại vũ khí được xuất sang Iraq vào những năm 1980, nhưng Pháp và Nga 10 năm sau đó vẫn không có ảnh hưởng đặc biệt nào đối với cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Việc không có ảnh hưởng chính trị như vậy đối nghịch với những lập luận được sử dụng như chứng cứ biện hộ cho việc cung cấp vũ khí. Những nhà phân tích chính trị đưa ra những lập luận đó khẳng định rằng, bất kỳ lúc nào nhà cung cấp vũ khí cũng có thể siết chặt khách hàng bằng cách từ chối cung cấp phụ tùng thay thế và dịch vụ sửa chữa.

Bà Natalie J. Goldring, chuyên gia cấp cao của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề an ninh thuộc Trường Đại học Georgetown cho biết, việc tiếp tục chạy đua vũ trang tại khu vực vùng Vịnh thực sự ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm. Bà nói: "Một trong những vấn đề quan trọng là sự ổn định của Vương quốc Saudi Arabia. Nếu chế độ này sụp đổ thì đây sẽ là sự nguy hiểm khi các thế lực thù địch có thể tiếp cận vũ khí hiện đại nhất của Mỹ".

Bà Goldring cũng đã chỉ trích về sự vội vàng và thiếu suy nghĩ của Mỹ trong việc ký kết các hợp đồng quân sự mới với các nước Trung Đông, bao gồm cả Israel. Bà nói: "Dường như trong vấn đề cung cấp vũ khí, chính quyền Tổng thống Barack Obama đang tiến một bước rồi sau đó lùi hai bước".

Năm 2009 chính quyền Mỹ đã tuyên bố tham gia đàm phán nhằm ký kết hợp đồng cung cấp vũ khí. Mục đích của hợp đồng này là quy định các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế về cung cấp khí tài quân sự. Theo bà Goldring, quyết định này đã tạo ra sự phản ứng dễ chịu hơn so với chính sách của chính quyền cựu Tổng thống George Bush.

Nhưng hiện nay Saudi Arabia có thể mua toàn bộ những lô hàng gồm máy bay chiến đấu, tên lửa, bom và các loại vũ khí hiện đại khác với giá trị hợp đồng lên tới 60 tỷ USD. Bà Goldring cho rằng, quyết định đó đang bật tín hiệu hoàn toàn sai lầm cho khu vực này.

Bà nhận định: "Việc cung cấp vũ khí này cho thấy rằng, tại khu vực Trung Đông vẫn còn tồn tại vòng luẩn quẩn của một cuộc chạy đua vũ khí trong khu vực".

Bản chào hàng về việc cung cấp vũ khí cho Saudi Arabia đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông. Trong chừng mực nào đó, điều này đã được lý giải thông qua giá trị lớn của bản hợp đồng.

Tuy nhiên, theo nhận định của bà Goldring, người ta lại ít quan tâm hơn nhiều so với việc mới đây chính phủ Israel đã ký bản hợp đồng mua máy bay tiêm kích mới F-35 Joint Strike Fighter.

Giá trị của bản hợp đồng mua máy bay F-35 chưa đến 3 tỷ USD, và đây là một số tiền tương đối nhỏ so với bản hợp đồng mà người Saudi Arabia ký với Mỹ, nhưng F-35 là loại máy bay tiêm kích thế hệ mới và nó thậm chí còn không được trang bị trong quân đội Mỹ, - bà Goldring nhấn mạnh.

Bà Goldring nói rằng, nếu sơ đồ hoạt động những năm qua còn lưu giữ thì việc cung cấp máy bay F-35 cho Israel cùng với việc quân đội Mỹ tiếp nhận loại máy bay này vào kho vũ khí của mình sẽ tạo ra sự cần thiết phải thiết kế loại máy bay tiêm kích thế hệ tiếp theo. Điều này sẽ càng tiếp tục làm tăng chi phí về quân sự cũng như chạy đua vũ trang tại khu vực Trung Đông.

Trưởng nhóm nghiên cứu SIPRI Pieter Wezeman cho biết, các khoản chi phí khổng lồ cho vũ trang của một số nước vùng Vịnh có thể sẽ trở thành nguy cơ cho những tổn thất to lớn sau này.

Ông nhận định rằng, những chi phí như vậy nên cần có những cơ chế báo cáo kèm theo để chứng tỏ rằng, các khoản tiền bỏ ra là nhằm thực hiện những mục tiêu rõ ràng và để không cho phép hoang phí các khoản chi cho vũ khí không cần thiết, cũng như để loại trừ nạn tham nhũng và không cho phép coi thường những lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có sự minh bạch về việc mua vũ khí trong khu vực.

Khi chuẩn bị những hợp đồng cung cấp vũ khí có giá trị lớn, Mỹ đã ám chỉ rằng, những hợp đồng đó về cơ bản là để tăng cường sức mạnh quốc phòng của các nước này đối phó với láng giềng Iran, nước có thể sẽ có vũ khí hạt nhân.

Theo ông Wezeman, vấn đề then chốt hiện nay là việc các quốc gia cung cấp vũ khí đã có phân tích như thế nào về những rủi ro liên quan đến việc cung cấp vũ khí cho các nước vùng Vịnh.

Những rủi ro này có thể là việc vô ý sử dụng số vũ khí được cung cấp trong nội bộ các nước mua vũ khí hoặc sử dụng chúng để chống lại nhau, dư luận các nước vùng Vịnh về chi phí khổng lồ cho quân sự và việc bớt xén tiền đầu tư từ các lĩnh vực khác, cũng như những hành động có thể xảy ra từ phía Iran, nước vẫn đang dõi theo việc cung cấp vũ khí cho các nước láng giềng.

Wezeman khẳng định rằng, Iran có thể quan ngại nhưng cũng có thể cho rằng, Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại vùng Vịnh đang đe dọa Iran. Do vậy, Iran có thể dành nhiều chi phí hơn cho quân sự để bảo vệ đất nước.

Theo bà Goldring, Tổng cục tài chính Mỹ mới đây đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc kiểm soát các hợp đồng cung cấp vũ khí của Mỹ. Không phải Bộ ngoại giao, không phải Bộ quốc phòng Mỹ có thể chứng minh xác đáng được rằng, các hợp đồng cung cấp vũ khí sang các nước vùng Vịnh giúp thực hiện các mục tiêu đối ngoại và bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ bằng cách nào.

Để lý giải về những hợp đồng cung cấp vũ khí lớn như vậy, trong khi lại không có câu trả lời cho vấn đề này và chưa tháo gỡ được những vướng mắc khác, chính quyền Tổng thống Barack Obama hiện không tính hết được những hậu quả của việc bán vũ khí trong kế hoạch chạy đua vũ trang và bất ổn trong khu vực, - bà Goldring nhận định.

Q.Khánh (Theo Asia Times)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang