Sức mạnh tên lửa chống tàu "Chim Cánh Cụt" của Na Uy


BEE - Đầu những năm 1970, Công ty Kongsberg Vapenfrabrikk của Na Uy đã chế tạo thành công tên lửa chống tàu có cánh tầm gần “Chim Cánh cụt” dùng để bảo vệ các khu đảo gần bờ.

Tên lửa chim cánh cụt có ba biến thể. Các biến thể Mk1 và Mk2 dùng để trang bị cho các tàu nổi và các đơn vị phòng thủ bờ biển. Biến thể Mk1 được đưa vào trang bị năm 1972, còn Mk2 được đưa vào trang bị năm 1975. Hiện nay, “Chim Cánh cụt” với các biến thể khác nhau được đưa vào trang bị cho hải quân Mỹ, Ấn Độ, Na Uy, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và hàng loạt các nước khác trên thế giới.

Một vụ thử nghiệm tên lửa Chim Cánh cụt từ máy chiến đấu

Tên lửa Mk2 Mod 7 và tên lửa Mk3 thế hệ thứ ba khác các thế hệ trước bởi nó được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số. Biến thể Mk3 (Mỹ gọi là AGM-119A) dùng để trang bị cho các máy bay, được đưa vào trang bị năm 1987. Nó được tích hợp với thiết bị chỉ thị mục tiêu của máy bay tiêm kích F-16.

Biến thể Mk2 Mod 7 (AGM-119B) được trang bị cho trực thăng, khác các biến thể khác ở động cơ 2 tầng. Nó thường được trang bị cho trực thăng loại SH-60B "Seahawk" của hải quân Mỹ, trực thăng S-70B của hải quân Hy Lạp.

Tên lửa Chim Cánh cụt tiêu diệt mục tiêu

Tên lửa “Chim Cánh cụt” Mk3 và Mk2 Mod được chế tạo theo sơ đồ khí động lực học theo kiểu con vịt và thiết kế dưới dạng kết cấu module. Ở phần mũi tên lửa bố trí đầu tự dẫn hồng ngoại chống nhiều hạot động độc lập, thiết bị đo độ cao vô tuyến, máy lái tự động và cơ cấu trợ dẫn của hệ thống điều khiển dẫn đường.

Ở giữa tên lửa bố trí đầu đạn tác chiến và đầu nổ chậm tiếp xúc. Phần đuôi tên lửa lắp đặt động cơ nhiên liệu rắn một tầng và cơ cấu thực hiện bảo vệ. Ngoài vỏ tên lửa, gia cố các cánh chính và cánh phụ.

Mô hình Mk2 Mod7 (N)

Mô hình Mk3

Việc sử dụng tên lửa “Chim Cánh cụt” chiến đấu được thiết lập theo nguyên tắc “bắn - quên”. Tuỳ thuộc vào vị trí mục tiêu, tên lửa đối hạm “Chim Cánh cụt” có thể thay đổi hướng bay trong phạm vị ±180° theo chương trình cho trước. Sau khi phóng, tên lửa bay thấp dưới độ cao kiểm soát và lựa chọn cho trước, trong quá trình bay việc dẫn hướng tên lửa vào mục tiêu được thực hiện dưới sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường quán tính.

Sơ đồ hướng bay của tên lửa

Sau khi đạt được cự ly đã lập trình đến mục tiêu, tên lửa bắt đầu chuyển sang chế độ bay thấp hoặc cực thấp. Khi đầu tự dẫn được kích hoạt để tăng khả năng tìm kiếm và đánh chặn mục tiêu, độ cao hành trình của tên lửa lại được nâng lên. Hệ thống điều khiển cho phép tên lửa hoạt động bên ngoài khu vực nhìn thẳng, tránh các chướng ngại vật trên địa hình và tấn công mục tiêu ở khu vực dễ bị tổn thương nhất.

Tên lửa “Chim Cánh cụt” sử dụng bảo vệ các quần đảo

Khi phóng một vài tên lửa vào một mục tiêu, tên lửa có thể bay theo quỹ đạo khác nhau và tấn công đồng thời. Đầu tự dẫn hồng ngoại có khả năng chọn lọc, có thể sử dụng để tiêu diệt mục tiêu trong diện rộng trong điều kiện bị chế áp mạnh. Tên lửa “Chim Cánh cụt” với các biến thể khác nhau được sử dụng trong các tổ hợp tên lửa chống hạm bờ biển, có thể lắp đặt trên cơ sở xe bọc thép bánh xích và bánh hơi.

Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đã có
1
nhận xét:

Nặc danh nói...

công nhận dân bắc âu dù toàn các nước trung lập nhưng nước nào cũng đều có kĩ thuật quân sự kinh khủng thật , chẳng bù cho thụy sĩ ..

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang