Sát thủ bầu trời thế hệ 5 của các cường quốc


BEE - Đầu tháng 10 vừa qua, Ấn Độ tuyên bố phát triển dự án hợp tác với Nga chế tạo máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 5 với giá trị hợp đồng lên đến 25 tỷ USD. Đây là cường quốc vũ khí tiếp theo muốn sở hữu các "siêu máy bay chiến đấu" loại này.

Hiện nay, các cường quốc đang chú ý phát triển loại máy bay này như là một trong các vũ khí tiến công chiến lược. Xin điểm mặt 3 "siêu chiến đấu cơ" của các cường quốc.

1. F-22 Raptor của Mỹ

Đây là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 do hãng Lockheed Martin sản xuất. Máy bay tiêm kích đa năng này được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát vô tuyến điện. Nguyên mẫu loại máy bay này là YF-22, và F/A-22 sau đó được đưa vào trang bị cho Không quân Mỹ vào tháng 12 năm 2005 với tên chính thức F-22A.

Lockheed Martin là nhà thầu chính và chịu trách nhiệm chính về khung, các hệ thống vũ khí, và lắp ráp hoàn thành chiếc F-22. Boeing cung cấp cánh, khung đuôi và các hệ thống điện tử tích hợp.

F-22 có khả năng hoạt động như một "Hệ thống Cảnh báo và Kiểm soát trên Không"

Các hệ thống điện tử gồm hệ thống cảnh báo radar (RWR) AN/ALR-94 của BAE Systems E&IS, ra-đa AN/APG-77. Ra-đa AN/APG-77 thay đổi tần số hơn 1.000 lần mỗi giây để giảm khả năng bị ngăn chặn.

Loại ra đa này cũng có thể tập trung luồng phát làm quá tải các cảm biến của đối phương, khiến máy bay có khả năng tấn công điện tử. Mạng ăngten điện tử quét chủ động (AESA) của Raytheon và Northrop Grumman, là loại ra-đa quét tích cực có tính năng tốt nhất hiện nay. Loại ra đa này có khả năng bắt được các mục tiêu từ xa mà tín hiệu ra đa ít bị máy bay đối phương phát hiện.

Thông tin của ra đa được hai bộ xử lý tích hợp chung do Raytheon chế tạo xử lý. Mỗi bộ xủ lý chung xử lý 10.5 tỷ lệnh trên giây và có 300 megabyte bộ nhớ. Thông tin có thể được thu thập từ ra-đa và các hệ thống trên máy bay cũng như hệ thống khác ngoài máy bay, cung cấp ở dạng phân loại trên nhiều màn hình hiển thị trong buồng lái, cho phép phi công luôn chủ động trong mọi tình huống.

F-22 có khả năng hoạt động như một "Hệ thống Cảnh báo và Kiểm soát trên Không" (AWACS) mini. Hệ thống cho phép chiếc F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.

Buồng lái chiếc F-22 Raptor

F-22 có khả năng ngăn cản sóng ra-đa thấp nhờ tính năng truyền tải dữ liệu băng thông rộng, cho phép nó đóng vai trò một "dải băng rộng" có thể truyền dữ liệu tốc độ cao giữa các trạm phát và thu nhận đồng minh trong khu vực. Máy bay này cũng có thể chuyển dữ liệu sang những chiếc F-22 khác, nhờ vậy làm giảm đáng kể hiệu ứng "nhiễu" sóng vô tuyến.

Chiếc Raptor được thiết kế mang các tên lửa không đối không ở khoang trong nhằm tránh gây ảnh hưởng tới khả năng tàng hình của nó. Việc bắn tên lửa đòi hỏi mở cửa khoang vũ khí trong thời gian chưa tới một giây nhờ các cánh tay thủy lực. Máy bay cũng có thể mang các loại bom như Bom tấn công ghép nối trực tiếp và Bom bán kính nhỏ mới.

Raptor được trang bị một pháo quay M61A2 Vulcan 20 mm với cửa lật ở đuôi cánh phải. M61A2 là vũ khí sử dụng cuối cùng, và chỉ có 480 viên đạn, đủ bắn trong khoảng 5 giây liên tục. Ngoài ra, đã có một số cuộc nghiên cứu thiết kế lắp đặt vũ khí laze bên trong khoang vũ khí.Chiếc F-22 vẫn có thể mang thêm vũ khí. Hai cánh của nó có nhiều mấu treo cứng. mỗi mấu cứng trên lý thuyết có thể mang 5.000 lb vũ khí

Các thông số kỹ thuật của F-22 Raptor
Đội bay: 1 người.
Chiều dài: 18.90 m
Sải cánh: 13.56 m
Chiều cao: 5.08 m
Diện tích cánh: 78.04 m²
Trọng lượng rỗng: 14.366 kg
Trọng lượng toàn tải: 25.107 kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: 36.288 kg.
Tốc độ tối đa: ≈ 2.42 Mach (1.600 mph, 2.600 km/h).
Siêu tốc: >Mach 1.72 (1.140 mph, 1.830 km/h).
Tầm hoạt động: 3.200 km
Trần bay: 20.000 m
Vũ khí: 1 súng máy 20 mm M61A2 Hỏa thần ở mạn phải cánh, 480 viên.
6 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM
2 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder
2 tên lửa không đối đất AIM-120 AMRAAM và
2 tên lửa không đối đất AIM-9 Sidewinder và một trong những thứ sau:
2 Bom tấn công ghép nối trực tiếp hay
8 Bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB
Ngoài ra chiếc F22 còn có thể được lắp các vũ khí tối mật khác
Ra-đa: tầm phát hiện mục tiêu 200-240 km với các mục tiêu 1 m²

2. F-35 Lightning II do liên doanh Mỹ/Anh sản xuất

Được phát triển từ máy bay X-35 theo dự án máy bay tiêm kích tấn công kết hợp(JSF), là loại máy bay tiêm kích đa năng một chỗ ngồi, có khả năng tàng hình, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. Mỹ, Anh và các nước đồng minh khác đều đã có kế hoạch phát triển loại máy bay này.

F35 được thiết kế và xây dựng bởi một tổ hợp công nghiệp hàng không do Lockheed Martin đứng đầu và các thành viên khác là BAE Systems và Northrop Grumman. Máy bay đã được thử nghiệm lần đầu vào ngày 15-12-2006.

Máy bay F-35 Lightning II đang đực rất nhiều nước Tây Âu đặt hàng

Trong thân máy bay, tối đa 4 tên lửa đối không AIM-120 AMRAAM, AIM-9X Sidewinder hay AIM-132 ASRAAM hoặc 2 tên lửa đối không và 2 tên lửa đối đất (tối đa 2 vũ khí nặng đến 2.000 lbs trên các kiểu A và C; 2 vũ khí nặng đến 1.000 lbs trên kiểu B ) trong khoang chứa bom. Chúng có thể là kiểu AMRAAM, Joint Direct Attack Munition (JDAM) — cho đến 910 kg, Joint Standoff Weapon Small Diameter Bombs— tối đa 4 đơn vị vũ khí cho mỗi khoang, tên lửa chống tăng Brimstone, Cluster Munitions (WCMD) và High Speed Anti-Radiation Missiles (HARM). Tên lửa đối không MBDA Meteor đang được cải biến để lắp vừa bên trong và có thể trang bị cho F-35.

Bằng cách đánh đổi tính năng tàng hình nhiều tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ có thể gắn trên 4 đế dưới cánh và 2 vị trí đầu chót cánh. Vị trí đầu chót cánh chỉ mang được tên lửa đối không tầm ngắn (AIM-9), trong khi Storm Shadow và tên lửa hành trình JASSM có thể được mang bổ sung ở các vị trí khác. Vũ khí đối không có thể mang (cả trong và ngoài thân) gồm 12 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9; hoặc 6 bom 2.000 lb, 2 tên lửa AIM-120 và 2 tên lửa AIM-9.

Một số khái niệm vũ khí mới, bao gồm vũ khí laser bán dẫn và vũ khí chùm sóng ngắn năng lượng cao, sắp được đưa ra sử dụng gắn cho máy bay này.

Các thông số kỹ thuật chính
Đội bay: 01 người
Chiều dài: 15,37 m
Sải cánh: 10,65 m
Chiều cao: 5,28 m
Diện tích bề mặt cánh: 42,7 m²
Trọng lượng không tải: 12.000 kg
Trọng lượng có tải: 20.100 kg
Trọng lượng cất cánh lớn nhất: 27.200 kg
Động cơ: Động cơ ban đầu: 01 động cơ Pratt & Whitney F135, lực đẩy 128 kN ,lực đẩy khi có đốt sau 191 kN.
Động cơ thế hệ sau (đang phát triển): 01 động cơ General Electric/Rolls-Royce F136 có đốt sau, lực đẩy > 178 kN
Động cơ nâng (STOVL): 01 hệ thống nâng Rolls-Royce kết hợp với cả 2 loại động cơ F135 hay F136, lực nâng 80 kN
Tốc độ lớn nhất: 1,8 Mach (1.930 km/h ; 1.200 mph)
Tầm bay tối đa: 2.200 km
Bán kính chiến đấu: 1.100 km
Lực nâng của cánh: 446 kg/m²
Vũ khí: 1 pháo GAU-12/U 25 mm gắn trong thân F-35A với 180 quả đạn hoặc gắn bên ngoài cánh F-35B và F-35C với 220 quả đạn.

3. PAK FA (Nga)

Là máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm của Nga do hãng Sukhoi sản xuất. Nguyên mẫu hiện tại là T-50 của Sukhoi. PAK FA khi được phát triển đầy đủ được dự định thay thế những chiếc MiG-29 Fulcrum và Su-27 Flanker trong kho vũ khí của Nga và là nền tảng cho dự án Sukhoi/HAL FGFA đang được phát triển với Ấn Độ.

PAK FA được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp với chiếc F-22 Raptor của Mỹ và chiếc F-35 Lightning II liên doanh Mỹ/Anh. Chiếc T-50 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình ngày 29/1/2010. Máy bay này sẽ được đưa vào trang bị cho Không quân Nga vào năm 2015.

Các thông số kỹ thuật của PAK FA vẫn đang được giữ kín

Dù chưa có những thông tin đáng tin cậy về các đặc điểm kỹ thuật của PAK-FA, nhưng qua những cuộc phỏng vấn với các nhân vật trong Không quân Nga, mọi người cho rằng đó sẽ là một chiếc máy bay tàng hình, có khả năng bay siêu tốc, được trang bị các loại tên lửa không đối không, không đối đất, và chống tàu thế hệ mới nhất. Máy bay này cũng như sử dụng radar AESA và được trang bị động cơ AL-41F hay một biến thế hiện đại của loại này.

Hiện chưa rõ F-22 hay F-35 là đối thủ của PAK-FA. Vì chưa có những thông tin chính thức nào khác, hiện không thể kết luận chắc chắn về vấn đề này. Các nhà phân tích sẽ phải đợi tới khi những đặc điểm kỹ thuật của nó được công bố. Họ dự đoán tốc độ tối đa của nó sẽ gần mức Mach 2.83 (3.255 km/h); và chờ đợi xem làm thế nào chiếc máy bay có thể đạt tới tốc độ đó. Liên bang Nga đã phê chuẩn bản thiết kế cuối cùng của PAK FA và vẫn bảo mật thiết kế này.

Nguyên mẫu hiện tại của PAK FA là T-50 của Sukhoi.

Thông số kỹ thuật
Phi đội: 1
Chiều dài: 22 m
Sải cánh: 14.2 m
Chiều cao: 6.05 m
Diện tích cánh: 78.8 m²
Trọng lượng rỗng: 18,500 kg
Trọng lượng chất tải: 26,000 kg
Trọng tải chiến đấu: 7,500 kg
Trọng lượng cất cánh tối đa: 37,000 kg
Động cơ: 2 động cơ mới chưa được đặt tên của NPO Saturn với công suất 175 KN mỗi chiếc
Tính năng hoạt động
Tốc độ tối đa: 2,600 km/h (Mach 2.45) (ở độ cao 17,000 m) (1,615 mph)
Tốc độ bay tuần tra: 300 - 1,800 km/h
Tầm hoạt động: 4,000-5,500 km
Trần bay: 20,000 m
Tốc độ lên: 350 m/giây
Chất tải cánh: 330 (thông thường) – 470 (tối đa) kg/m²
Lực đẩy/trọng lượng: 1.4
Trang bị vũ khí
Súng: 1x30mm
Mấu cứng: 10 bên trong, 6 bên ngoài cho các tên lửa R-74M Archer và R-77M Adder
Hệ thống điện tử: N050 BRLS AFAR/AESA

Hoàng Minh (Tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang