Những vụ nổ hạt nhân chấn động lịch sử


VNE - Năm 1945, lần đầu tiên con người biết đến sức mạnh kinh hoàng của loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khi Mỹ thử nghiệm thành công bom nguyên tử.

Hình ảnh vụ nổ Trinity. Ảnh: Atomicarchive.com.

Vụ thử được gọi tên là Trinity diễn ra ở gần thành phố San Antonio, bang New Mexico, hôm 16/7/1945. Quả bom có tên gọi không chính thức là The Gadget này có sức công phá tương đương với 20.000 tấn chất nổ TNT.

Vụ thử tên lửa là kết quả của Dự án Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II, Wikipedia cho biết. Bắt đầu từ một chương trình nhỏ năm 1939, dự án này đã huy động hơn 130.000 người và tiêu tốn gần 2 tỷ USD (tương đương 20 tỷ USD tính tại năm 2004).

Ngày 17/7/1945, giữa cuộc họp của lãnh đạo Đồng minh trong Thế chiến II ở Potsdam, Đức, Tổng thống Mỹ lúc đó là Harry Truman nhận được tờ giấy có dòng chữ "đứa bé đã chào đời", hàm chỉ vụ thử hạt nhân của họ đã thành công. Truman sau đó nói với lãnh đạo Liên Xô - Joseph Stalin - rằng Mỹ đang sở hữu một loại vũ khí mới, có khả năng hủy diệt bất thường, RIA Novosti cho biết.

Không lâu sau, ngày 6/8/1945, Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật, theo sau nó là một quả nữa phát nổ tại thành phố Nagasaki hôm 9/8. Hơn 200.000 dân thường chết ngay lập tức sau hai vụ đánh bom này. Phần lớn những người sống sót sau đó cũng bỏ mạng vì nhiễm phóng xạ.

Giới chức Liên Xô nhận thấy họ cần phát triển vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt để chấm dứt thế độc quyền của Mỹ. Một nhóm các nhà khoa học, đứng đầu là nhà vật lý Igor Kurchatov, đã nghiên cứu về hạt nhân thành công. Họ làm việc trong điều kiện bí mật hoàn toàn và được giám sát bởi người đứng đầu cơ quan an ninh lúc đó là Lavrenti Pavlovich Beria.

Liên Xô thử bom hạt nhân. Ảnh: RIA Novosti.

7h sáng 29/8/1949, Liên Xô tiến hành vụ thử bom hạt nhân đầu tiên và thành công, trở thành quốc gia thứ hai có vũ khí nguyên tử sau Mỹ. Quả bom plutonium này, mang mã số RDS-1, được chế tạo tại thành phố hạt nhân Ozersk và thử tại bãi thử Semipalatinsk (Kazakhstan). Nó phát nổ với sức mạnh tương đương 22.000 tấn TNT.

Nhà hóa học từng đoạt giải Nobel năm 1944 Otto Hahn nhận định việc Liên Xô có vũ khí hạt nhân là một điều tốt bởi nó tạo một thế cân bằng tương đối về tiềm lực hạt nhân trong thời kỳ sau Thế chiến II, RIA dẫn lời ông.

Hải Ninh
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang