Cuộc chơi quyền lực ở Biển Đông


TVN - Khi sự hoài nghi ngày một gia tăng tại Đông Nam Á về những dụng ý của Trung Quốc ở Biển Đông, sự hiện diện của Mỹ đích thực là một nhà hoà giải tự nhiên.

Người ta từng chứng kiến việc Trung Quốc với mạng lưới đường sắt mới được thiết lập ở các vùng nội địa xa xôi hay khắp nơi là công xưởng. Giữa bối cảnh "nhà nhà làm thép, người người làm thép", khái niệm nhận dạng mới về một quốc gia đã được tôi luyện trong một đất nước muốn nắm giữ vị trí hàng đầu trong thế giới.

Giờ đây, trong bối cảnh hiện tại, ở nhiều phần châu Á, người ta đang chứng kiến một cuộc đua không chỉ có Trung Quốc mà cả Ấn Độ, Hàn Quốc và Australia đều đầu tư mạnh vào hải quân, xây dựng những hạm đội biển khơi mới để nắm giữ các đại dương. Chính sách ngoại giao khu vực - nơi Mỹ từng chiếm ưu thế thời hậu chiến - ngày một quan ngại về một sự cân bằng quyền lực mỏng manh.

Nổi lên trong đó là tuyên bố nóng hổi tại Hà Nội vào cuối tháng trước của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Tại một cuộc gặp khu vực, bà nói, Mỹ sẵn sàng hành động như một nhà trung gian trong các cuộc đối thoại về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Trung Quốc và nhiều nước liên quan.

Nhiều đảo ở Biển Đông tuy có thể không giàu tài nguyên nhưng lại ở vị trí gần gũi với các tuyến đường biển quan trọng trong lộ trình hàng hải thế giới, nên đóng vai trò chiến lược lớn. Vì thế, bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Clinton được coi là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến ngoại giao sẽ định dạng châu Á trong vài thập niên tới - cuộc tranh giành giữa Mỹ và Trung Quốc để trở thành tiếng nói chủ chốt.

Phát biểu của bà Clinton có hai mục đích. Một là nhấn mạnh rằng, trong ngoại giao châu Á, Mỹ đã trở lại. Thời kỳ cầm quyền của George W. Bush, một số chính phủ châu Á đã cảm thấy Mỹ đã mất đi lợi ích trong khu vực.

Khi sự hoài nghi ngày một gia tăng tại Đông Nam Á về những dụng ý của Trung Quốc ở Biển Đông, sự hiện diện của Mỹ đích thực là một nhà hoà giải tự nhiên. Ảnh AP.

Hơn thế nữa, bài phát biểu là một thông điệp gửi tới khu vực về một Trung Quốc với sự trỗi dậy khó phủ nhận. Kể từ vụ chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3, Washington đã "tận dụng" việc Bắc Kinh miễn cưỡng chỉ trích Triều Tiên để thúc đẩy quan hệ với Seoul và tạo ra chỗ trống trong quan hệ Trung - Hàn. Khi sự hoài nghi ngày một gia tăng tại Đông Nam Á về những dụng ý của Trung Quốc ở Biển Đông, sự hiện diện của Mỹ đích thực là một nhà hoà giải tự nhiên.

Phác thảo rõ ràng chiến lược này không còn là điều mới mẻ. Nhưng chính quyền của Obama cũng không ngừng "tận dụng" khoảng thời gian đã mất. Trong thập niên qua hay nhiều hơn thế, Trung Quốc đã chiếm mất tấm bản đồ ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á. Những cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq lại trở thành món quà chiến lược với Bắc Kinh. Trong khi Mỹ mải mê truy lùng al-Qaeda và vũ khí huỷ diệt, Trung Quốc đã giải quyết các tranh chấp biên giới với nước láng giềng từ Nga ở phía bắc đến Việt Nam ở phía nam (mặc dù không gồm Ấn Độ).

Một thập niên tăng trưởng hai con số đã giúp Trung Quốc tạo ra thay đổi trong trục kinh tế của châu Á, Bắc Kinh thiết lập đường ống dẫn tới Trung Á, đầu tư vào các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Myanmar, Indonesia và Philippines, hỗ trợ tài chính cho xây dựng những hải cảng mới tại Ấn Độ Dương.

Trung Quốc cũng vui vẻ tiếp cận với Mỹ về các vấn đề kinh tế, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và tích trữ trái phiếu Mỹ, nhưng Bắc Kinh cũng không ngừng gia tăng sức mạnh quân sự. Hơn cả việc chuẩn bị cho một cuộc chiến với Mỹ, các nhà hoạch định Trung Quốc cuối cùng còn muốn "hất cẳng" Mỹ ra khỏi các vị trí mà nước này chiếm ưu thế tại vùng biển châu Á bằng việc phát triển hàng loạt hệ thống tên lửa mà họ mô tả là những vũ khí "chống tiếp cận".

Trong năm ngoái, sự "gây hấn" của Trung Quốc tại châu Á đã làm nảy sinh vấn đề, ít nhất là tại Biển Đông - nơi nhiều quốc gia châu Á coi là "phong vũ biểu" về cách "đối đãi" của Trung Quốc đối với họ.

Giữa lúc căng thẳng gia tăng, Trung Quốc lại đưa ra tuyên bố Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của họ giống như Đài Loan và Tây Tạng. Ngay lập tức, các nước châu Á, đặc biệt là những quốc gia tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đặc biệt thận trọng theo dõi động thái của Trung Quốc và mong muốn Mỹ "tái lập" vị thế. Thậm chí cả Lý Quang Diệu của Singapore - người trong thập niên trước từng nhiều lần ca ngợi Bắc Kinh, năm ngoái đã thúc giục Mỹ duy trì thế "siêu cường" của Thái Bình Dương.

Trong bối cảnh hiện tại, quả bóng quyền lực đang ở sân của Trung Quốc hay Mỹ? Nếu Trung Quốc ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ trong khu vực thì sẽ phải đối đầu với nguy cơ khiến các nước láng giềng lo ngại mà đứng về phía Mỹ. Các quốc gia châu Á càng phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc lại càng bất an về sức mạnh của nước này. Còn với Mỹ, đất nước đang oằn mình với gánh nặng thâm hụt ngân sách, gánh nặng nợ nần khổng lồ và sự suy giảm rõ ràng vì cuộc khủng hoảng tài chính, cuộc tái tạo cân bằng sức mạnh ở châu Á cũng là một thách thức.

Thuỵ Phương (Theo FT)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang