"Con rồng" Trung Quốc làm Mỹ sợ hãi?


VIT - Mỹ và Trung Quốc đã có những tuyên bố chỉ trích tương đối gay gắt lẫn nhau. Căng thẳng hai nước gia tăng thêm khi ngày 16/8 Lầu Năm Góc công bố báo cáo hàng năm về sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Trong bản báo cáo thường niên, chậm 5,5 tháng so với dự kiến, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc “chưa đủ minh bạch trong hệ thống quân sự của mình”, hạ thấp ngân sách quốc phòng so với thực tế và tích cực tăng cường tiềm năng vũ khí tấn công.

Các chuyên gia Mỹ đặc biệt lo ngại về việc Trung Quốc phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm dùng để tấn công các tàu nổi (tầm hoạt động của tên lửa này là 500km). Tên lửa này được chế tạo dựa trên tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-21”.

Tuy nhiên, những lo lắng của Mỹ không chỉ hạn chế ở vấn đề này. Lầu Năm Góc còn lộ rõ lo lắng từ việc Trung Quốc đang đóng tàu sân bay. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có thể sẽ có tàu sân bay đầu tiên vào cuối năm nay. Trung Quốc đang đóng tàu sân bay dựa trên tàu sân bay Varyag thời Liên Xô mà Trung Quốc mua lại của Ukraine từ năm 1998.

Các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo những thành công của Trung Quốc trong việc chế tạo các loại tên lửa khác nhau, máy bay chiến lược cũng như trong việc nghiên cứu và sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử.

Mỹ không hài lòng về việc Trung Quốc tăng cường sự hiện diện quân sự ở vịnh Aden. Mỹ không những không vui mừng khi Trung Quốc giúp sức chống cướp biển Somali, mà còn cảm thấy khó chịu khi Hải quân Trung Quốc hoạt động quá gần mình.

Té ra là, sự hiện diện quân sự của Trung Quốc trên vịnh Aden nói lên rằng Bắc Kinh có khả năng thực hiện hiệu quả các chiến dịch ở xa lãnh thổ của mình. Những người viết các báo cáo trước đây đã đánh giá sai lầm về sự gia tăng phát triển sức mạnh hải quân của Trung Quốc. Còn nhớ, năm 2009 Mỹ còn dự báo rằng, Trung Quốc chỉ có thể tiến hành các chiến dịch hải quân tầm xa sau năm 2020.

Bản báo cáo lần này cũng thể hiện sự lo ngại của Mỹ về việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự sẽ tạo điều kiện cho nước này có khả năng gây ảnh hưởng mạnh hơn đến các vùng lãnh thổ đang tranh cãi trong khu vực (trong đó có Đài Loan và vùng đang tranh chấp với Nhật Bản), cũng như việc Trung Quốc sẽ mở rộng vùng lãnh hải của mình không đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, Mỹ lo ngại Trung Quốc độc chiếm các nguồn tài nguyên trên vùng Biển Đông (trước hết là nguồn năng lượng).

Kết luận cuối cùng của các tác giả báo cáo là: tất cả những điều trên gây nghi ngờ về ưu thế quân sự của Mỹ tại châu Á và vùng Tây Thái Bình Dương.

Ngay lập tức Trung Quốc đã có phản ứng về bản báo cáo của Mỹ. Ngày 17/8, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ bản báo cáo trên. Phát ngôn viên Cảnh Nhạn Sinh Bộ Quốc phòng cho biết, bản báo cáo của Lầu Năm Góc là “không khách quan” và không thúc đẩy sự phát triển quan hệ quân sự hai nước”. Phát ngôn viên nhấn mạnh: “Chúng tôi (Trung Quốc) yêu cầu phía Mỹ xem xét trung thực và khách quan về chính sách xây dựng quốc phòng và quân sự của Trung Quốc, ngừng những hành động và các tuyên bố làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương và quan hệ quân sự nói riêng”.

“Trung Quốc luôn theo đuổi con đường phát triển hoà bình, thực hiện chính sách quân sự phòng thủ, không tham gia chạy đua vũ trang, không đe doạ quốc gia nào trên thế giới”, ông Cảnh Nhạn Sinh tổng kết.

Còn nhớ, quan hệ Mỹ-Trung thực sự xấu đi khi hồi tháng 1/2010 Mỹ tuyên bố bán một lượng vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD.

Tàu sân bay là ước mơ từ từ lâu của Trung Quốc. Tất nhiên, hiện Trung Quốc đang bắt đầu thành lập hạm đội tàu sân bay riêng của mình. Theo thông tin của báo chí Nhật dựa trên những tài liệu tình báo của Mỹ, Trung Quốc dự định đến năm 2020 sẽ hạ thuỷ 6 tàu sân bay có độ choán nước từ 40-70 nghìn tấn, với động cơ nhiên liệu hạt nhân hoặc “nhiên liệu thông thường”.

Một “người khổng lồ công nghiệp” như Trung Quốc có thể đóng được tàu sân bay là điều không phải bàn cãi nữa. Nhưng gần đây các nhà quân sự phương Tây lại cho rằng, vấn đề mà Trung Quốc đang gặp phải là không quân sử dụng trên hạm. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng giải quyết được vấn đề này. Tháng 7 vừa qua, tạp chí Kanwa Defense Review của Canada đã đăng tải tài liệu về cuộc thử nghiệm máy bay tiêm kích trên hạm J-15 của Trung Quốc – rất giống với Su-33 của Nga. Trong bất kỳ trường hợp nào, những chiếc máy bay tiêm kích trên hạm sẽ được bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2013.

Tại sao Trung Quốc lại cần có tàu sân bay để tiến hành các hoạt động xa bờ? Cựu uỷ viên chính trị của Đại học Quốc phòng Trung Quốc Li Dianzhen cho biết, “các nước lớn đều có tàu sân bay. Và Trung Quốc là nước lớn, Trung Quốc cũng phải có tàu sân bay”.

Tàu sân bay là một trong những biểu tượng của một siêu cường và cũng là để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình nằm cách xa bờ biển nước mình hàng nghìn ki-lô-mét. Chính vì vậy, những năm gần đây Trung Quốc đã phát triển lực lượng hải quân của mình rất nhanh.

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc đã sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu cách xa lãnh thổ của mình. Tất cả thêm 1 lần nữa khẳng định, 10 năm gần đây là 10 năm nỗ lực không ngừng của Lực lượng Vũ trang Trung Quốc. Tất nhiên việc phát triể vũ khí tấn công phải luôn đi cùng với quá trình hiện đại hoá lực lượng vũ trang. Không phải ai cũng đồng ý với quan điểm của Mỹ khi đưa ra những phán quyết về Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu vào năm 2020 Trung Quốc có hạm đội tàu sân bay gồm 6 chiếc thì sức mạnh của Trung Quốc dù sao vẫn thua kém sức mạnh của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có những vấn đề đối với sự chuẩn bị quân sự của Mỹ ở Viễn Đông. Trong đó có việc như, Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Nhật Bản và Hàn Quốc là nhằm vào ai?

Vậy Mỹ lo ngại điều gì trong quan hệ với “con rồng Trung Quốc” khi ngân sách quốc phòng của Mỹ gấp hơn 3 lần so với Trung Quốc? Phó Giám đốc ViệnViễn Đông của Nga Sergei Luzianin, chuyên gia về Trung Quốc nhận định: Nếu năm 2009 Trung Quốc chi cho ngân sách quốc phòng là 150 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều so với những năm trước đó thì những năm sau sẽ lớn hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Nhưng cũng trong năm 2009 Mỹ đã chi đến 500 tỷ USD cho quốc phòng.

“Chính vì vậy tôi sẽ không nói đến sự tồn tại ‘mối đe doạ quân sự Trung Quốc”, Phó giám đốc Viện Viễn Đông nhận định và chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến các nhà quân sự và công nghiệp Mỹ đưa ra lời chỉ trích công khai đối với Trung Quốc là họ muốn nhận thêm các nguồn tài chính bổ sung từ chính phủ Mỹ.

Vì vậy, về bản chất, những đề xuất của Mỹ đã đưa đến sự tham gia của Trung Quốc vào những khu vực “có vấn đề” của thế giới – nơi chính Mỹ cũng cảm thấy bất lực khi thiết lập trật tự và cố gắng chia sẻ trách nhiệm với ai đó”.

Tóm lại, Mỹ và Trung Quốc đang có một cuộc chạy đua tranh giành quyền ảnh hưởng địa chính trị. Mỹ đang cố gắng hạn chế quyền của Trung Quốc tham gia giải quyết các vấn đề trong khu vực. Câu hỏi ở đây là cuộc tranh giành ảnh hưởng này sẽ kéo dài đến đâu?

Trần Lợi (Theo Pravda)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang