Nga: Mỹ muốn “rèn” Ấn Độ trở thành “NATO Phương Đông”


VIT - Website của Quỹ văn hóa chiến lược Nga hôm 5/7 có đăng một bài viết với tiêu đề “Ấn Độ sẽ đi theo hướng nào”. Bài viết cho rằng, mối quan hệ đặc biệt giữa Mỹ và Ấn Độ đã giúp mở rộng tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, thúc đẩy quốc gia này thực thi các kế hoạch của một “cường quốc kinh tế”.

Đối với các chính trị gia Ấn Độ, vấn đề chủ yếu cần suy nghĩ gồm có: Nên theo đuổi chiến lược ngoại giao nào để thay thế “Phương châm Nehru” đã quá lỗi thời, không ăn khớp với “hiện thực quốc tế mới”? Con đường ngoại giao mới liệu có khiến Ấn Độ từ bỏ nguyên tắc kinh tế chính trị chủ quyền vốn “không thể lung lay” hay không?

Hơn 60 năm qua, nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao trong nước đã trở thành nhân tố chính của sự đoàn kết quốc gia. Những nguyên tắc này đã giúp Ấn Độ không ngừng củng cố địa vị độc lập của mình trên chính trường thế giới. Việc nghiêng về một quốc gia hay một nhóm các quốc gia sẽ không có tương lai cho lợi ích chiến lược của quốc gia này.

Các nhà ủng hộ chủ quyền Ấn Độ cho rằng, nền độc lập chủ quyền của New Delhi trên thế giới đang gặp bất trắc – Điều này ám chỉ “địa vị đặc biệt” của quan hệ Ấn Độ – Mỹ. Gần đây, Mỹ ngày càng tích cực tăng cường các hoạt động tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ấn Độ được ban tặng vai trò quan trọng trong chiến lược châu Á Thái Bình Dương, để Washington tích cực đưa quốc gia này gia nhập vào kế hoạch dài hạn của chính họ.

Nhìn chung, tham vọng chính trị của các chiến lược gia Mỹ là do 3 tình hình chủ yếu dưới đây quyết định. Thứ nhất, “trọng tâm” hoạt động ngoại giao Mỹ đang chuyển sang châu Á Thái Bình Dương. Trung tâm kinh tế thế giới cũng được chuyển dịch sang khu vực này, do phạm vi của khu vực châu Á Thái Bình Dương rộng lớn, nên lợi ích của Mỹ ở nơi này cũng cần “bảo vệ đặc biệt”. Thứ hai, nhiệm vụ chiến lược chủ yếu của Mỹ đó là kiểm soát hiệu quả thế giới và phát triển mạnh mẽ tại các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương trong bối cảnh thực lực kinh tế và chính trị quân sự của Mỹ suy yếu đáng kể. Thứ ba, “Mỹ cần phải cụ thể hóa nhiệm vụ “kiềm chế sự mở rộng kinh tế và chính trị của Trung Quốc”; Do tình hình kinh tế của các quốc gia Đông Bắc Á phụ thuộc vào quan hệ kinh tế mật thiết với Trung Quốc, nên nhiệm vụ này ngày càng khó khăn hơn.

Trong tình cảnh nói trên, chính phủ Obama buộc phải hoạch định lại chiến lược “gần gũi với Ấn Độ để kiềm chế Trung Quốc”. Phương châm của Mỹ trong thời cựu TT G. Bush đã nhận được sự hoan nghênh của 3 lực lượng chính trị lớn tại Ấn Độ. Họ là nhóm các doanh nghiệp tư nhân. Đối với nhóm này, quan hệ “đồng minh chiến lược” với Mỹ đến năm 2030 – 2035 sẽ trở thành một kế hoạch của “cường quốc kinh tế”; Với tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng (trước tiên là nhóm giàu có nhất trong đó) – họ momg muốn Mỹ đóng vai trò “người bảo đảm bên ngoài”; Còn với các tướng lĩnh và quan chức lãnh đạo quân đội – đại đa số trong số họ đã coi Mỹ trở thành “người cung cấp đáng tin cậy” công nghệ quân sự và hệ thống tác chiến hiện đại hóa” cho Ấn Độ , đại diện của giai cấp này đang kiểm soát hầu hết tầng lớp lãnh đạo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, do đó họ kiên quyết dùng Mỹ để thay Nga trở thành nước cung ứng chủ yếu các sản phẩm quân sự.

Việc Mỹ và Ấn Độ vừa thành công trong kinh tế, vừa sôi nổi trên chính trường đã trở thành sợi dây liên kết giữa Washington và New Delhi. Ngoài ra, việc Mỹ truyền lại tư tương và quan niệm về công nghệ và hệ thống giáo dục cho Ấn Độ nhằm mục đích tạo ra một thế hệ Ấn Độ mới thân Mỹ về lý thuyết và giá trị quan.

Cuối cùng, Mỹ đã khôi phục sự hứng thú đối với kế hoạch “Đồng minh 4 nước dân chủ (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ)” đồng thời còn hy vọng từng bước lôi kéo Hàn Quốc gia nhập vào “NATO phương Đông”. Điều này đánh dấu việc Washington đưa New Delhi tham gia vào các kế hoạch chính trị của họ. Đồng thời, xu thế “Mỹ hóa” của nền ngoại giao Ấn Độ cũng trở nên rõ ràng hơn.

T.H (Theo CE)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang