Tìm hiểu về lực lượng hải quân Malaysia


VIT - Trong những năm gần đây, chính phủ Malaysia quan tâm đặc biệt vào việc hiện đại hóa lực lượng hải quân, nhằm trở thành một cường quốc hải quân trong khu vực, đủ khả năng bảo vệ vùng lãnh hải rộng lớn của mình.

Trước nhiều yếu tố tác động cả về vị trí địa lý, tôn giáo, sắc tộc, kinh tế-xã hội và thể chế chính trị-quân sự, trong những năm qua, lực lượng hải quân Malaysia (viết tắt TLDM hay RMN) có những nỗ lực riêng nhằm đạt được một sức mạnh nhất định đủ khả năng phòng thủ an ninh chủ quyền quốc gia. Hoạt động tăng cường sức mạnh cho hải quân nói riêng và cho cả quân đội nói chung đều căn cứ vào những tác động khách quan, đặc điểm tình hình hay vị trí địa lý của quốc gia, trong đó vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của Malaysia là lo ngại trước sự tham vọng phát triển hướng Nam của Trung Quốc.

Về thực lực, hiện nay hải quân Malaysia được biên chế và bố trí một lực lượng khá mạnh và rất khoa học trên suốt chiều dài đường bờ biển, bao trùm lực lượng cân bằng và phù hợp trên toàn bộ lãnh hải của mình. Trong đó có một lực lượng khá lớn chiếm khoảng 75% được bố trí trên biển Đông, số còn lại có nhiệm vụ tuần tra kiểm soát ở eo biển Malacca, vùng biển Sulu và Sulawesi.

Hải quân Malaysia được tổ chức thành một Bộ Tư lệnh Hạm đội với 3 vùng hải quân riêng biệt gồm: Hải quân vùng 1 có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển phía Đông bán đảo Malay (giáp vịnh Thái Lan thuộc biển Đông), Hải quân vùng 2 đảm trách nhiệm vụ bảo vệ khu vực phía Nam biển Đông (tiếp giáp với quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Hải quân vùng 3 bảo vệ khu vực eo biển Malacca.

Malaysia có 8 căn cứ hải quân chính gồm: Căn cứ Lumut, sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Hải quân và Bộ Tư lệnh Hạm đội; căn cứ Tanjung Gelang, sở chỉ huy vùng 1; căn cứ Tanjung Pengelih, Trung tâm Huấn luyện; căn cứ Sepanggar, sở chỉ huy vùng 2; căn cứ Sandakan; căn cứ Sermporna; căn cứ KD Sultan Abdul Aziz Shah, Trung tâm Thủy văn Quốc gia; căn cứ Bukit Malut thuộc đảo Langkawi, sở chỉ huy vùng 3.

Cả 3 vùng hải quân được biên chế đồng đều với các hải đội tàu chiến khác nhau và 1 đội tàu ngầm tấn công gồm:

Đội tàu ngầm có căn cứ tại vịnh Sepanggar thuộc thành phố Kota Kinabalu, cửa ngõ nhìn ra biển Đông và Trường Sa. Đây được coi là vị trí chiến lược trọng yếu của hải quân. Hiện nay, đội tàu đã được biên chế đầy đủ 02 tàu ngầm lớp Scorpene gồm: KD Tunku Abdul Rahman và KD Tun Abdul Razak.

Đội tàu tấn công nhanh số 1 (Fast Attack Craft), biên chế các tàu KD Handalan (3511), KD Perdana (3501), KD Ganyang (3504), KD Gempita (3514), KD Perkasa (3512) và KD Pendekar (3513); đội tàu tấn công nhanh số 6 (Fast Attack Craft) căn cứ tại Labuan, bang Sabah biên chế tàu KD Serang (3502), KD Ganas (3503), KD Jerong (3505), KD Todak (3506), KD Yu (3508), KD Paus (3507), KD Baung (3509) và KD Pari (3510).

Đội tàu tuần tiễu số 13 (Patrol Craft) có căn cứ tại Sandakan, được biên chế tàu KD Renchong (38), KD Lembing (40), KD Kerambit (43), KD Rentaka (46), KD Sri Perlis (47) và KD Sri Johor (49); đội tàu vận tải và triển khai quân nhanh (FTV) biên chế 02 tàu KD Sri Tiga (331) và KD Sri Gaya (332).

Đội tàu khinh hạm số 21 (Frigate) được biên chế tàu KD Hang Tuah (76); đội tàu khinh hạm số 23 (Frigate) được biên chế tàu KD Jebat (29) và KD Lekiu (30).

Đội tàu hộ tống số 22 (Corvette) được biên chế KD Kasturi (25) và KD Lekir (26); đội tàu hộ tống số 24 (Corvette) được biên chế tàu KD Laksamana Hang Nadim (134), KD Laksamana Tun Abdul Jamil (135), KD Laksamana Muhamad Amin (136) và KD Laksamana Tan Pusmah (137).

Đội tàu tuần dương số 17 (offshore patrol vessel) gồm các tàu KD Kedah (171), KD Pahang (172), KD Perak (173), KD Terengganu (174), KD Kelantan (175) và KD Selangor (176). Đây là những chiếc mới nhất thuộc lớp Kedah của Malaysia, chiếc cuối cùng KD Selangor (176) đã được hạ thủy ngày 23/7/2009 và sẽ đưa vào hoạt động sau khi kết thúc đợt thử nghiệm cuối năm 2010 đầu năm 2011.

Đội tàu quét lôi số 26 (Mine Counter Measure Vessel) gồm các tàu KD Jerai (12), KD Kinabalu (14), KD Mahamirru (11) và KD Ledang (13).

Đội tàu yểm trợ đa chức năng số 31 (Multi Purpose Combat Support Ships) được biên chế KD Sri Inderasakti (1503), KD Mahawangsa (1504) và KD Sri Inderapura (1505) (tàu này bị hỏa hoạn tháng 8/2009); đội tàu vận tải số 32 (Sealift) được biên chế các tàu KD Sri Banggi (AOR 1501) và KD Rajah Jarom (AOR 1502); đội tàu hỗ trợ nghiên cứu thủy văn số 36 (Hydro) biên chế KD Mutiara (151) và KD Perantau (255); đội tàu kéo KTD Kepah (8), BOT Tunda Satu (1), KTD Penyu (4) và KTD Sotong (6); tàu tiếp liệu KTD Penyu (4).

Tàu nghi lễ của Hoàng gia có mật danh A-13 (Layar Diraja Tunas Samudera - A13); hai tàu huấn luyện MV Fajar Samudra và MV Mahsuri.

Hiện nay, Hải quân Malaysia đang nghiên cứu các yêu cầu đối với chương trình mua 6 tàu cỡ lớn thế hệ mới và được trang bị vũ khí mạnh thuộc dự án NGPV dự kiến được đóng trong kế hoạch quốc phòng lần thứ 10 giai đoạn 2011-2015. Trong thời gian tới, chính phủ cần xem xét và tán thành dự án này.

Ngoài các tàu, hải quân Malaysia được biên chế một lực lượng Không quân hải quân khá mạnh gồm: 02 phi đội trực thăng "Chim ưng" số 499 với 06 máy bay SuperLynx 300 và phi đội số 500 với 6 chiếc AS 550 Fennec. Ngoài ra, còn một số máy bay khác như B-200T (trinh sát đường dài), một số loại máy bay trinh sát và vận tải khác.

Hiện nay, Malaysia đã tiếp tục nghiên cứu và tự chế tạo các máy bay không người lái, với mục đích tăng cường khả năng hoạt động tình báo, trinh sát, do thám và chiến đấu cho cả hải quân. Đầu năm 2010, quân đội nước này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay không người lái (UAV) loại Aludr mà quân đội Malaysia đã triển khai tại khu vực bờ biển Pandanan và Sipadan.

Trong những năm tới, lực lượng hải quân Malaysia có chủ trương sẽ tiếp tục hiện đại hóa, thay thế hàng loạt các tàu chiến đã quá hạn sử dụng, đóng thêm các tàu ngầm, mua thêm các máy bay và nhiều vũ khí khác. Điều này khẳng định, Malaysia đang tăng cường hải quân, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh hải, sẵn sàng đáp trả mọi đe dọa, tương tự như vụ tàu chiến số 3503 và máy bay chiến đấu của Malaysia đối đầu với tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc trên biển Đông hôm 29-30/4/2010 vừa qua.

Thanh Mai - Tổng hợp
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang