Tìm hiểu khả năng chiến đấu của tàu sân bay USS George Washington


BEE - USS Geogre Washington là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp tàu Nimitz. Tàu được đóng mới bởi nhà máy Newport News từ năm 1986, tới năm 1992 thì đưa vào biên chế trong hải quân Mỹ.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về sức mạnh siêu hàng không mẫu hạm USS Geoge Washington:

Thông số kỹ thuật “khủng”

USS Geogre Washington có lượng choán nước 104.000 tấn, tổng chiều dài 333m, rộng 78m, cao 74m tương đương tòa nhà 24 tầng.

Boong cất hạ cánh máy bay rộng khoảng 18.000 mét vuông, bố trí bốn thang máy đưa máy bay từ khoang chứa lên boong tàu. Và trong tàu còn lắp đặt bốn thùng chưng cất cung cấp 1,5 triệu lít nước mỗi ngày, nhà bếp phục vụ 18.000 suất ăn mỗi ngày cho gần 6.000 người (3.200 thủy thủ và 2.480 phi công).

Hệ thống động lực gồm hai lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A4W, bốn tuốc bin khí, bốn trục, bốn chân vịt năm lá (mỗi chân vịt nặng trên 30 tấn), cho phép Geogre Washington chạy tốc độ 30 hải lý/h (56km/h), hoạt động liên tục trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu. USS Geogre Washington di chuyển tới bất kỳ nơi nào trên thế giới không kể khoảng cách.

USS Geogre Washington là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp tàu Nimitz.

Hệ thống điện tử đồ sộ

Siêu hàng không mẫu hạm của hải quân Mỹ sở hữu hệ thống điện tử thông tin rất lớn hỗ trợ hoạt động phòng vệ, tác chiến phi đội chiến đấu cơ trên tàu.

Hệ thống radar tìm kiếm trên không AN/SPS – 48E hoạt động trên dải tần sô E và F, tầm hoạt động 410km, độ cao tìm kiếm 30.000m. AN/SPS – 48E cung cấp thông tin cự ly, phương hướng, độ cao mục tiêu.

Hệ thống radar tìm kiếm trên không tầm xa AN/SPS – 49(V)5 hoạt động trên dải tần số L, tự động theo dõi mục tiêu với cự ly 460km, độ cao 45.720m.

Radar đa chế độ AN/SPQ – 9B được thiết kế hỗ trợ phòng vệ trước tên lửa chống hạm với chức năng cảnh báo sớm.

Hệ thống trợ giúp máy bay trên tàu gồm: radar kiểm soát đường không AN/SPN – 46, AN/SPN – 43C và radar hỗ trợ máy bay hạ cánh trên tàu sân bay AN/SPN – 41.

Hệ thống điều khiển hỏa lực Mk 91 gồm radar Mk 95, hệ thống bám bắt Mk 23 và radar AN/SPQ – 9. Mk 91 được dùng dẫn đường cho tổ hợp tên lửa phòng không RIM – 7 SeaSparrow.

Ngoài ra, để đối phó các loại tên lửa diệt hạm đặc biệt nguy hiểm, USS Geogre Washington lắp đặt hệ thống đối phó trả đũa điện tử SLQ – 32A(V)4 và hệ thống đối phó ngư lôi SLQ – 25A thiết kế chuyên dò tìm chủ động/bị động, xác định vị trí, nhận diện các loại ngư lôi.

Vũ khí phòng vệ hạng nhẹ

Một điểm khác biệt lớn giữa tàu sân bay Mỹ và Liên Xô là ở hệ thống vũ khí trang bị. Các tàu sân bay do Liên Xô chế tạo được vũ trang hạng nặng đủ sức đảm nhiệm tác chiến phòng không, chống hạm, săn ngầm và khi cần thiết có thể hoạt động độc lập không cần đội tàu hộ tống đi kèm.

Tuy nhiên, tàu sân bay Mỹ ngược lại hoàn toàn. Mỹ chỉ lắp một vài tổ hợp phòng không hạng nhẹ, tầm ngắn trên tàu. Còn lại, nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tàu sân bay trước máy bay, tàu chiến, tên lửa đối hạm, tàu ngầm đối phương do đội tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển đảm trách hộ tống.

Các tổ hợp tên lửa phòng không trên tàu USS Geogre Washington gồm:

- Tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn RIM – 7 SeaSparrow (chim sẻ biển) phát triển từ tên lửa không đối không AIM – 7. RIM – 7 thiết kế chủ yếu phá hủy tên lửa đối hạm, máy bay tầm thấp. Tên lửa RIM – 7 mang đầu đạn 40kg chứa thuốc nổ phá mảnh, tầm bắn 19km, dẫn đường bằng radar bán chủ động.

- Tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn RIM – 116 Rolling Airframe (thân quay) thiết kế với mục đích tiêu diệt tên lửa đối hạm, máy bay. Tên lửa được chứa trong hệ thống ống phóng Mk 49. Tên lửa RIM – 116 mang đầu đạn 11kg nổ phá mảnh, tầm bắn 7,5km, dẫn đường tầm nhiệt.


- Tổ hợp phòng không tầm cực gần (CIWS) Phalanx trang bị một pháo sáu nòng M61 20mm, tầm bắn 10km, tốc độ bắn 2.000 viên/phút chuyên dùng chống tên lửa đối hạm, máy bay.
Liên đội hàng không số 5 (CVW 5)

Các tàu sân bay thuộc lớp Nimitz đều có khả năng mang 85 – 90 máy bay chiến đấu, trinh sát, trực thăng. Các đơn vị không quân trên mỗi con tàu đều được tổ chức thành các liên đội hàng không.

USS Geogre Washington sở hữu liên đội hàng không số 5 gồm: hai phi đội chiến đấu cơ F/A – 18E, một phi đội chiến đấu cơ F/A – 18F, một phi đội F/A – 18C, một phi đội máy bay cảnh báo sớm trên không E – 2C, một phi đội máy bay tác chiến điện tử E/A – 6B, một phi đội máy bay vận tải C – 2A và phi đội trực thăng săn ngầm/cứu nạn SH – 60/HH – 60.

Trong đó: F/A – 18C là phiên bản nâng cấp từ chiến đấu cơ đa năng F/A – 18 từ năm 1987. Gói nâng cấp trang bị thêm khả năng không kích ban đêm với thiết bị định vị nhiệt ảnh Hughes AN/AAR – 50, thiết bị ngoại vị định vị mục tiêu Loral AN/AAS – 38, kính ngắm nhìn đêm, hai màn hình màu MFD.

Ngoài ra, F/A -18C khi đó đã có thể mang tên lửa không đối không AIM – 120, tên lửa không đối đất AGM – 65 và không đối hạm AGM – 84.

F/A -18C khi đó đã có thể mang tên lửa không đối không AIM – 120, tên lửa không đối đất AGM – 65 và không đối hạm AGM – 84.

F/A – 18E/F là phiên bản nâng cấp toàn diện đưa vào sử dụng năm 1999. F/A – 18E/F được đánh giá tương đương chiến đấu cơ thế hệ 4,5. F/A – 18E/F chỉ sử dụng 42% cấu trúc thân F/A – 18, trang bị hai động cơ General Electric F414 công suất mạnh hơn F404 của phiên bản trước đó.

F/A – 18E/F lắp radar quét tương phản tích cực APG – 79, thiết bị ngoại vi định vị mục tiêu tiến tiến hơn AN/ASQ – 228, hệ thống đối phó phòng thủ hợp thành (gồm hệ thống đối phó trả đũa điện tử ALE – 47, ALE – 50, radar cảnh báo sớm AN/ALR – 67(V)3, hệ thống gây nhiễu ALQ – 165.

Đặc biệt, F/A – 18E/F có thể đóng vai trò như một máy bay tiếp liệu cho các máy bay khác. Điểm khác biệt giữa hai phiên bản này, F/A – 18E do một phi công điều khiển còn F/A – 18F do hai phi công điều khiển.

E/A – 6B là máy bay tác chiến điện tử phát triển từ cường kích cơ A – 6. Loại máy bay này sử dụng từ năm 1971, tham gia vào các cuộc không kích miền bắc Việt Nam năm 1972. E/A – 6B lắp hệ thống gây nhiễu điện tử chiến thuật ALQ – 99, gây nhiễu thông tin liên lạc USQ – 113, có khả năng bắn tên lửa chống radar AGM – 88 Harm.

E/A – 6B luôn là những người đến trước và rút đi sau cùng trong các chiến dịch không kích, đơn giản đóng vai trò yểm hộ cho các đơn vị máy bay ném bom trước hệ thống tên lửa phòng không đối phương.

E/A – 6B là máy bay tác chiến điện tử phát triển từ cường kích cơ A – 6.

E – 2C là máy bay cảnh báo sớm trên không chuyên dùng để phát hiện máy bay đối phương. E – 2C lắp đặt radar tìm kiếm trên không AN/APS – 139 hoặc AN/APS – 145. Radar cho phép dò tìm mục tiêu ở cự ly tối đa 407 km. E – 2C hoạt động liên tục 6 tiếng trên không, tốc độ tối đa 626 km/h.

E – 2C là máy bay cảnh báo sớm trên không chuyên dùng để phát hiện máy bay đối phương.

SH – 60F là trực thăng săn ngầm kiêm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Trong tác chiến chống ngầm, SH – 60F trang bị hệ thống định vị siêu âm AN/ASQ – 13F và 14 phao âm. SH – 60F có thể mang ngư lôi Mk 46, Mk 50, Mk 54 và súng máy.

HH – 60H là trực thăng tìm kiếm cứu nạn kiêm các nhiệm vụ săn ngầm, chiến dịch đặc biệt của hải quân. HH – 60H mang theo cảm biến tấn công và phòng thủ, được đánh giá là một trong những loại trực thăng có khả năng sống sót cao nhất trong chiến đấu.

HH – 60H là trực thăng tìm kiếm cứu nạn kiêm các nhiệm vụ săn ngầm, chiến dịch đặc biệt của hải quân.

Cảm biến gồm tháp FLIR với laze chỉ thị mục tiêu và gói trang bị nâng cao sống sót gồm thiết bị gây nhiễu ALQ – 144, dò tìm laze AVR – 2, radar tìm kiếm APR – 39(V)2, hệ thống cảnh báo sớm tên lửa AAR – 47, pháo sáng ALE – 47. Thêm vào đó, bộ phận động cơ cải tiến giảm nguồn nhiệt để tránh các tên lửa đối không tầm nhiệt. HH – 60H mang bốn tên lửa AGM – 114 “lửa địa ngục”.

C -2A là vận tải cơ hai động cơ tuốc bin cánh quạt chuyển dùng vận chuyển thư từ, hàng hóa hoặc hành khách từ đất liền lên tàu sân bay. C – 2A có trọng tải 4.500 kg.

C -2A là vận tải cơ hai động cơ tuốc bin cánh quạt chuyển dùng vận chuyển thư từ, hàng hóa hoặc hành khách từ đất liền lên tàu sân bay.

N.Hoàng (Tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang