Cuộc đua tên lửa phòng thủ giữa Nga và Mỹ


DATVIET - Mặc dù mới chỉ bắt đầu xây dựng từ năm 2008 nhưng hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga đã từng bước chứng tỏ được tiềm lực và thực lực to lớn của mình.

Hệ thống phòng không phiên bản S-300 V của Nga. (Ảnh minh hoạ).

Theo lời tư lệnh Không quân Nga, thượng tướng Alexander Zelin, đến năm 2020 lực lượng phòng không Nga sẽ nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-400 và S-500. Đây chính là các nhân tố chủ chốt trong hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa trong tương lai của Nga.

S-400 "Triumf" trình diễn trong ngày chiến thắng tại Quảng trường Đỏ.

Các thông tin có liên quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa mới này vẫn chưa được tiết lộ, chỉ biết là nó sẽ gọn nhẹ hơn của Mỹ và hạt nhân nòng cốt sẽ là hệ thống phòng không siêu hiện đại S-500 do Tập đoàn phòng không “Almaz-Antey” chế tạo, và hiện nay hệ thống này vẫn đang được hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào thử nghiệm.

Tổ hợp tên lửa S-400.

Đặc tính kỹ-chiến thuật của hệ thống phòng không siêu hiện đại này đến nay vẫn còn là “ẩn số”. Tất cả các thông tin có được về hệ thống này chỉ là khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 600-750 km và có thể tiêu diệt đồng thời hàng chục tên lửa đạn đạo siêu thanh, thậm chí là cả mục tiêu hoạt động ở tốc độ từ 5.000 - 7.000 m/s, đặc biệt nó không hoàn toàn kế thừa hệ thống phòng không S-400.

Tên lửa giành cho hệ thống phòng không S-400.

Theo lời Tổng Giám đốc Tập đoàn phòng không “Almaz-Antey” Igor Ashurbeylii, Nga sẽ bắt đầu đưa hệ thống S-500 vào trang bị sau năm 2015 ngay khi hoàn thiện nó, đồng thời cũng vào thời điểm này Nga sẽ xây dựng thêm 2 nhà máy mới chuyên sản xuất tên lửa và phương tiện phòng không mặt đất.

S-400 khai hỏa.

Trước đó, cũng đã có thông tin cho rằng, cùng nghiên cứu, chế tạo với hệ thống phòng không S-500, Nga còn thiết kế, sản xuất cả tổ hợp tên lửa phòng không S-1000. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về dự án này cũng như sự khác biệt giữa S-500 và S-1000.

S-500 trong một vài năm tới sẽ trở thành hạt nhân nòng cốt trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga.

Hiện nay, các binh đoàn và các đơn vị phòng không của Lục quân và Không quân Nga đang là lực lượng chủ lực trong hệ thống phòng không của Nga. Vũ khí, trang bị chủ yếu trong biên chế của các đơn vị này là tổ hợp phòng không S-300 với các biến thể khác nhau, S-400, Buk-M1, Top-M1, Osa-AKM và Tunguska-M1.

Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M1.

Tuy nhiên, Nga mới chỉ đưa hai tiểu đoàn phòng không S-400 cung cấp cho quân đội từ năm 2007 vào trực chiến. Dự kiến vào cuối năm nay Nga sẽ triển khai thêm 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 nữa tại vùng Viễn Đông. Cũng trong năm nay Nga sẽ biên chế thêm 1 tổ hợp tên lửa phòng không S-400 nữa nhưng chưa biết nó sẽ được triển khai ở khu vực nào.

Tổ hợp tên lửa phòng không Osa-AKM.

Đầu năm 2009 Tổng Giám đốc “Almaz-Antey” Vladislav Menshchikov đã từng tuyên bố, S-400 phiên bản cải tiến và nâng cấp sẽ là thành phần chủ chốt trong hệ thống phòng không-vũ trụ của Nga trong một vài năm tới nhờ áp dụng các thiết bị mới công nghệ cao, kỹ thuật máy tính, cơ sở dữ liệu, mạng an-ten xoay tích cực và chuyển tiếp sang xử lý tín hiệu số, đồng thời hệ thống phòng không S-500 tiên tiến sẽ là nền tảng chủ đạo cho hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai của Nga.

Tổ hợp tên lửa phòng không "Pantsir" biên chế cho cả Hải quân và Lục quân Nga.

Bổ sung thêm cho tuyên bố này, đến cuối năm 2009, Phó Tổng Tư lệnh Không quân Nga phụ trách phòng không, trung tướng Sergey Pazygraev cho biết, hệ thống phòng không S-500 sẽ có thể tiêu diệt cả tên lửa tầm trung, tên lửa chiến thuật-chiến dịch, thậm chí là cả tên lửa hoạt động ở khoảng không vũ trụ gần trái đất. Do đó, nó sẽ trở thành thành tố quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Nga trong thời gian tới.

Tổ hợp tên lửa phòng không Top-M1.

Cùng nhận định này, một số chuyên gia phân tích cho rằng, xét về đặc tính kỹ-chiến thuật, hệ thống phòng không S-500 tương lai của Nga vượt trội hơn hẳn tổ hợp tên lửa phòng không Patriot Advanced Capability 3 (PAC-3) hiện đại của Mỹ.

Tổ hợp tên lửa phòng không "Tungaska" tích hợp trên xe bánh xích.

Để tiện so sánh, các chuyên gia phân tích đưa ra một số đặc tính kỹ-chiến thuật của hai tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga và PAC-3 của Mỹ. Tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 hiện đang được biên chế trong lực lượng vũ trang Mỹ có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 180 km, có thể theo dõi đồng thời 125 mục tiêu khác nhau, trong đó có thể ngắm bắn vào 6 mục tiêu nguy hại nhất bay ở độ cao từ 60 m đến 24 km và ở tốc độ gần 2.000 m/s.

Tên lửa SM-3 trang bị trên tàu khu trục của Mỹ.

Trong khi đó, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 hiện đang có trong biên chế của quân đội Nga có khả năng phát hiện mục tiêu trong cự ly gần 600 km, có thể ngắm bắn đồng thời vào 36 mục tiêu khác nhau bằng 72 quả tên lửa. S-400 có thể tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 5m đến 30 km, hoạt động ở tốc độ 4.800 m/s.

Rõ ràng là hệ thống phòng không S-400 của Nga đã vượt trội hơn hẳn tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 của Mỹ về một số đặc tính kỹ-chiến thuật, trong khi đó S-500 lại được đánh giá là hiện đại hơn S-400 rất nhiều.

Sơ đồ thế bố trí tác chiến liên hoàn của tổ hợp tên lửa phòng không PAC-3 của Mỹ.

Phát biểu trước báo giới, Tư lệnh Alexander Zelin không muốn so sánh hệ thống phòng không tương lai S-500 của Nga với hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vì cho rằng các tham số kỹ thuật của chúng hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, có thể so sánh hệ thống phòng thủ tên lửa của hai cường quốc này trên một số điểm để có thể thấy được sự khác biệt về quan điểm cũng như cách bố trí lực lượng, phương tiện và các trang thiết bị kỹ thuật của hai nước trong hiện tại cũng như tương lai một vài năm tới.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là hệ thống phòng thủ đa tầng, nhiều lớp, được triển khai tại nhiều khu vực khác nhau. Hệ thống này hiện nay được cấu thành từ một vài trạm radar cảnh báo sớm triển khai tại California, Anh, Greenland, Đan Mạch và trên đảo Aleutian.

Ngoài ra, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ còn có thể tích hợp với trạm radar bố trí trên bán đảo Alaska, đảo Honsu, các thành tố phòng thủ mặt đất trên bán đảo Alaska và California, hệ thống Aegis mang tên lửa đánh chặn SM-3 và PAC-3 trên tuần dương hạm và khu trục hạm.

Tên lửa của tổ hợp PAC-3.

Trong tương lai gần, các trạm radar thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ phủ sóng khắp bán cầu Bắc, đồng thời sử dụng thêm nhiều biến thể tên lửa khác nhau, trong đó có SM-3 Block IB, SM-3 Block IIA và SM-3 Block IIB và PAC-3 cải tiến.

Các thàn tố của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trong tương lai sẽ không chỉ được bố trí trên lãnh thổ của Mỹ mà còn triển khai trên một số quốc gia khác ở châu Âu, trên Thái Bình Dương và ở Nhật Bản.

Tên lửa của tổ hợp PAC-3 rời bệ phóng.

Không chỉ có vậy, sắp tới Mỹ sẽ tích hợp cả hệ thống phòng thủ tên lửa với hệ thống cảnh báo tên lửa bằng vệ tinh được thành lập từ một vài vệ tinh địa tĩnh và vệ tinh ở quỹ đạo gần trái đất. Rất có thể, trong hệ thống phòng thủ tên lửa tương lai của Mỹ sẽ có cả tên lửa đánh chặn PAC-3 phiên bản trên không và vũ khí laser.

Trong khi có rất nhiều thông tin nói về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ thì với Nga lại hoàn toàn ngược lại. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga không mấy khi được nhắc tới bởi vì Nga mới bắt đầu xây dựng hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa riêng từ năm 2008.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga mới chỉ được thành lập từ năm 2008.

Theo quan điểm của Chính phủ Nga, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa riêng của nước này phải bảo đảm “bảo vệ quân đội, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của quốc gia trước các đòn tấn công bằng đường không của đối phương”.

Theo đó, trong hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa riêng của Nga sẽ bao gồm các phương tiện phòng không, tác chiến điện tử, phòng thủ tên lửa-vũ trụ và hệ thống phòng không-vũ trụ.

Liên quan đến chương trình này, ngày 3/7 vừa qua Nga đã cho thành lập Bộ Chỉ huy chiến lược thống nhất chỉ đạo hoạt động phòng không-vũ trụ sau khi ra quyết định giải tán Bộ Chỉ huy phòng không đặc biệt ở Moscow và hàng loạt các đơn vị phòng không, bộ đội vũ trụ khác.

Trạm radar "Don-2H" thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược A-135 của Nga.

Hiện nay, hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga đang sử dụng tổ hợp tên lửa phòng không “Tunguska”, “Top”, “Pantsir-C1”, S-300, S-400, hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược A-135 phụ trách bảo vệ Moscow và khu công nghiệp trung tâm.

Trong biên chế của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược A-135 bao gồm: trạm radar “Don-2H”, tên lửa 53T6 và 51T6 cùng sở chỉ huy đóng tại Solnechnogorsk. Nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược này là đánh chặn và tiêu diệt các đợt tấn công hạt nhân của đối phương vào lãnh thổ quốc gia.

Phục vụ cho hệ thống phòng thủ tên lửa của mình, Nga cũng đã thành lập được hệ thống cảnh báo sớm sự tấn công của tên lửa bằng cụm vệ tinh trên quỹ đạo. Không loại trừ khả năng trong tương lai gần Nga sẽ thành lập cả hệ thống phòng thủ vũ trụ để theo dõi các đợt phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa tại bất cứ điểm nào trên thế giới.

Một phần của hệ thống phòng không chung khu vực.

Ngoài ra, từ năm 2007 Nga và một số quốc gia thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG cũng đã thành lập hệ thống phòng không chung khu vực trong khuôn khổ dự án hệ thống phòng không chung duy nhất và bước đầu đã hình thành được 3 khu vực phòng thủ: Đông Âu, Kavkaz và Trung Á, đồng thời điều chỉnh lại hoạt động của tất cả các hệ thống phòng không trong khu vực, thống nhất kế hoạch trực chiến cũng như cơ chế trao đổi thông tin giữa các bên.

Nhìn chung khi xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa, Nga và Mỹ đều đặt ra những mục tiêu và mục đích khác nhau, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy nỗ lực giành ưu thế vượt trội trội về mặt quân sự của mỗi nước trước nước kia. Xét trên khía cạnh nào đó thì đây không chỉ đơn thuần là cuộc chạy đua vũ trang thông thường mà là cuộc chạy đua “lá chắn phòng thủ” giữa hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, Nga và Mỹ.

Hữu Kỷ - Nhật Minh (Theo Flot)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đã có
6
nhận xét:

dich vu seo on 19:45 1/8/10 nói...

Nhìn thấy phát ham, Việt Nam mình mà có mấy chiếc này là vô đối !

tham tu on 19:46 1/8/10 nói...

Uhm, nhiều khi Việt Nam có rùi mà im lặng hok chừng, kẻ vô đối luôn ẩn danh !

Jack on 22:49 1/8/10 nói...

Không biết Việt NAm mình có hay không nữa, có thì đỡ biết mấy, nếu mà xảy ra chiến tranh chắc VN đi lun quá... vũ khí nó hiện đại quó mình chịu không nổi... hjc hjc

Nặc danh nói...

Mình đã có S-300PMU (mới nâng cấp), Buk và Tor thì cũng có luôn rồi

Khanh Nguyen on 15:06 18/9/10 nói...

Vậy hả bạn? Sao bạn không cho cái link để tiện mọi người cung tham khảo nhỉ!! :)

Khánh Trắng® on 10:04 13/6/11 nói...

Vậy hả bạn? Sao bạn không cho cái link để tiện mọi người cung tham khảo nhỉ!! :)

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang