Bùng nổ ‘cuộc chiến’ hạt nhân Mỹ - Hàn Quốc


DATVIET - Trong khi căng thẳng về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” thì cũng tại bán đảo Triều Tiên này, một cuộc xung đột hạt nhân khác đang nổ ra giữa hai nước đồng minh Mỹ - Hàn.

Dù các lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc có thể cung cấp 40% lượng điện tiêu thụ trong nước nhưng quốc gia này lại không được phép tái chế những nhiên liệu qua sử dụng này do giới hạn của thỏa thuận 1974 dự kiến sẽ hết hạn năm 2014.

Trong bối cảnh Washington và Seoul khởi động các vòng đàm phán về việc gia hạn thỏa thuận này, Hàn Quốc không ngần ngại bày tỏ nguyện vọng được tái chế những nhiên liệu này với lý do không còn đất để chôn chúng. Tuy nhiên, dù Seoul một mực khẳng định chỉ sử dụng lượng plutonium qua tái chế này cho ngành công nghiệp điện hạt nhân song Washington kiên quyết từ chối bởi ranh giới giữa việc sử dụng plutonium qua tái chế để sản xuất điện hay bom nguyên tử rất mong manh. Chính phủ Mỹ rất lo ngại việc Hàn Quốc tái xử lý nhiên liệu qua sử dụng có thể hủy hoại nỗ lực giải giáp vũ khí hủy diệt hàng loạt trên toàn cầu. Nguy hiểm hơn, nó có thể thôi thúc Triều Tiên, tiếp đến là Nhật Bản phát triển vũ khí hạt nhân, khiến tình hình an ninh tại khu vực Đông Bắc Á thêm bất ổn.

“Giới chức Mỹ kiên quyết nói không với tái xử lý nguyên liệu hạt nhân. Họ cho rằng căng thẳng với Triều Tiên sẽ khiến chúng tôi đổi ý mà phát triển vũ khí hạt nhân. Nói tóm lại họ không tin tưởng chúng tôi. Sự thật đó thật đáng buồn. Vì vậy, chúng tôi không còn cách nào khác là phải đấu tranh”, ông Lee Un-chul, một chuyên gia hạt nhân tại ĐH Seoul nhấn mạnh.

Hàn Quốc đề nghị được trao quyền tái xử lý nhiên liệu hạt nhân qua sử dụng.

Không chỉ vậy, Hàn Quốc còn cảm thấy niềm tự hào dân tộc bị “đụng chạm” bởi trong khi “thờ ơ” với khao khát của đồng minh thì Mỹ lại trao quyền tái chế nhiên liệu hạt nhân cho Ấn Độ, một quốc gia thậm chí không phải thành viên của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Đối với Hàn Quốc, đó là sự bất công không đáng có Mỹ dành cho đồng minh thân cận của mình. Nhiều chuyên gia nhận định, sự ‘ấm ức” này của Hàn Quốc có lẽ sẽ là “chướng ngại vật” không nhỏ cho các nhà ngoại giao hai bên.

Ông Cheon Seong-whun, chuyên gia phân tích tại Viện nghiên cứu Thống nhất ỏ Seoul thậm chí tỏ ra rất cực đoan khi cho rằng, Hàn Quốc nên “dẹp những quy định cấm đó sang một bên”. Theo ông, dù Triều Tiên cam kết trong tuyên bố chung với Hàn Quốc năm 1992 rằng sẽ không làm giàu uranium ở cấp độ sản xuất vũ khí nhưng rốt cuộc Bình Nhưỡng vấn hành động theo cách họ muốn. Do đó, Seoul cũng có thể vi phạm thỏa thuận với Mỹ. Tuy nhiên, quan điểm này ngay lập tức bị ông Lee Byong-chul, chuyên gia tại Viên nghiên cứu Hòa bình và hợp tác khu vực phản bác khi cho rằng, hậu quả sẽ khôn lường nếu Hàn Quốc cương quyết làm theo ý mình.

Về phần mình, giới chức Mỹ khẳng định, họ không thể cho phép Hàn Quốc tái chế nhiên liệu hạt nhân. Chính Washington cũng thừa nhận, Seoul là “người tiên phong” trong công nghệ tái chế này nên việc trao quyền này vô cùng nguy hiểm bởi với đội ngũ chuyên gia hạt nhân đầy kinh nghiệm của Hàn Quốc, nước này hoàn toàn có thể biến plutonium qua xử lý thành nguyên liệu cho vũ khí hạt nhân.

Washington cũng chưa thể quên tham vọng hạt nhân của Hàn Quốc hồi những năm 1970, khi Tổng thống President Richard M. Nixon giảm số quân Mỹ tại Hàn Quốc từ 60.000 xuống 40,000. Khi đó, Seoul nhanh chóng bắt tay vào xây dựng chương trình hạt nhân. Sau đó mãi đến năm 2004, Hàn Quốc mới tiết lộ với IAEA rằng, các nhà khoa học của họ có khả năng tái chế nhiên liệu hạt nhân qua sử dụng và biến chúng thành nguyên liệu cho bom nguyên tử. Do đó, Thứ trưởng Ngoại giao chuyên trách các vấn đề an ninh quốc tế và kiểm soát vũ khí Mỹ, ông Ellen Tauscher khẳng định, chính quyền của Tổng thống Obama không thể trao quyền tái chế cho những quốc gia như Hàn Quốc.

Tuy nhiên, một số chuyên gia Mỹ cho rằng, Washington có thể giải quyết cuộc xung đột này bằng cách yêu cầu Seoul chuyển số nhiên liệu qua sử dụng sang một nước khác, ví dụ như Pháp, để thực hiện quá trình tái chế hoặc xây dựng nhà máy tái chế ngay tại Hàn Quốc nhưng phải hoạt động dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của một số quốc gia.

“Chúng ta nên phối hợp cùng một số quốc gia khác tìm cách giải quyết cụ thể để có thể giúp Hàn Quốc phát triển chương trình hạt nhân vì mục đích hòa bình”, Daniel B. Poneman, Thứ trưởng Năng lượng Mỹ nhấn mạnh.

Trà My (theo Globalpolicy)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang