Su-30MKI + tên lửa siêu âm BrahMos: Cặp bài trùng lợi hại


VNDF - Su-30MKI, một trong những tiêm kích tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới kết hợp với tên lửa BrahMos có tốc độ cao nhất thế giới tạo thành một cặp bài trùng lợi hại trong tác chiến đối đất và đối hạm. BrahMos cũng có thể được trang bị cho Su-30MKM của Malaysia.

Tạp chí India Today số tháng 6.2010 đưa tin Nga đã ký hợp đồng nâng cấp 40 tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ theo chương trình Super 30 mà nội dung chủ yếu là tích hợp tên lửa BrahMos cho máy bay này.

Theo dự án Super 30, 40 chiếc máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn Độ sẽ được lắp radar mới, máy tính trên khoang, các hệ thống điện tử tác chiến và tên lửa siêu âm BrahMos.

Trong đó, Viện thiết kế Sukhoi sẽ bắt đầu nâng cấp 2 chiếc Su-30MKI đầu tiên ngay trong năm 2010 và hoàn thành năm 2012; 38 chiếc còn lại sẽ do nhà sản xuất là tập đoàn quốc doanh Hindustan Aeronautics (HAL) của Ấn Độ tiến hành nâng cấp từ năm 2015.

Su-30MKI và BraMos

Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI (Flanker-H):

Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKI là biến thể xuất khẩu của Su-30MK do Viện thiết kế Sukhoi (Nga) phát triển cho Không quân Ấn Độ.

Su30MKI do hãng chế tạo máy bay Irkutsk (Nga) sản xuất, hãng Hindustan Aeronautics Ltd (Ấn Độ) sản xuất theo giấy phép.

Máy bay thực hiện chuyến bay đầu ngày 1.7.1997 và bắt đầu được sản xuất vào năm 2000. Tính đến tháng 9.2009, đã có hơn 120 chiếc được sản xuất. Đơn giá Su-30MKI 40 triệu USD.

Không quân Ấn Độ hiện đang khai thác gần 100 chiếc Su-30MKI. Ấn Độ dự định sản xuất theo giấy phép của Nga thêm 170 chiếc nữa trong 10 năm tới tại nhà máy của HAL tại thành phố Nashik, bang Maharashtra.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ dự kiến sẽ có 230 Su-30MKI vào năm 2015.

Tạp chí Flight của Anh năm 2008 bầu chọn Su-30MKI là loại tiêm kích xuất khẩu tốt nhất hiện nay, hơn cả máy bay tiêm kích thế hệ 4 F-15 và máy bay tiêm kích thế hệ 5 duy nhất hiện nay F-22 khi giành được 59% số phiếu bầu; so với 37% của F-22 và 4% của F-15.

Su-30MKI trong các cuộc tập trận đã đánh bại thuyết phục các át chủ bài của F-16, F-15 của Không quân Mỹ và Không quân Singapore.

Ngoài ra, Ấn Độ dự định trang bị tên lửa hành trình chiến lược tiên tiến Nirbhay tầm bắn 800-1.000 km, có thể mang đầu đạn thông thường và hạt nhân cho Su-30MKI, biến máy bay này thành phương tiện tiến công chiến lược.

Tính năng kỹ-chiến thuật:

Chiều dài, m: 21,9

Chiều cao, m: 6,4

Sải cánh, m: 14,7

Trọng lượng cất cánh, có tải / tối đa, kg: 24.900 / 38.800

Tốc độ tối đa, bay thấp / bay cao, km/h: 1.350 / 2.400

Tầm bay không tiếp dầu trên không, km: 3.000

Khả năng chịu quá tải vận hành tối đa, g: 9

Động cơ: 2 x AL-31FP

Tổ lái, người: 2

Vũ khí:

- 1 pháo 30 mm GSh-301 lắp trong, cơ số đạn 150 viên

- đến 6 tên lửa không-đối-không có điều khiển

- đến 6 bom điều khiển bằng laser

- đến 8.500 kg bom chùm

- đến 80 rocket không điều khiển

Tải trọng chiến đấu, kg: đến 8.000



Những ưu thế của tên lửa siêu âm BrahMos:


Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos (ghép từ tên 2 con sông nổi tiếng Brahmaputra của Ấn Độ và Moskva của Nga) do BrahMos Airspace Ltd, liên doanh giữa NPO Mashinostroenie (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu-Phát triển Quốc phòng DRDO của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thành lập năm 1998, phát triển dựa trên tên lửa chống hạm Yakhont, biến thể xuất khẩu của tên lửa hành trình chống hạm Oniks của Nga mà Hải quân Nga đưa vào trang bị năm 2002.

BrahMos là vũ khí tiến công chủ yếu của Hải, Lục và Không quân Ấn Độ.

Tên lửa BrahMos có 4 biến thể: phóng từ tàu nổi, bệ phóng mặt đất (chống hạm và chống mục tiêu mặt đất), tàu ngầm và máy bay. Hai biến thể đầu đã được nhận vào trang bị cho tương ứng Hải quân và Lục quân Ấn Độ, 2 biến thể sau đang được phát triển. Trong 10 năm tới, Ấn Độ có thể mua đến 1.000 tên lửa BrahMos và xuất khẩu khoảng 500 quả.

BrahMos được phóng thử ngày 12.6.2001 từ bệ phóng trên bờ, song Hải quân Ấn Độ là quân chủng đầu tiên đưa vào trang bị tên lửa này cho tàu khu trục lớp Project 61ME Rajput, biến thể cải tiến của tên lửa chống ngầm cỡ lớn của Liên Xô cùng lớp. Tàu được trang bị 2 bệ phóng kép BrahMos ở mũi thay cho bệ phóng tên lửa chống hạm cũ Termit.

Sau khi tất cả các vụ thử nghiệm bệ phóng và hệ thống tên lửa mới đều thành công, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã quyết định trang bị hệ thống BrahMos cho toàn bộ 5 tàu khu trục Project 61ME.

BrahMos cũng là vũ khí chống hạm chủ yếu của các tàu khu trục tên lửa mới lớp Project 15А (lớp Bangalore), frigate tên lửa Project 17 và frigate lớp Talwar Projekt 11356 do Nga đóng.

Biến thể trang bị cho Su-30MKI là BrahMos-A có trọng lượng nhỏ hơn và độ ổn định khí động cao hơn đang được phát triển. Tên lửa BrahMos-A bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2011 và đưa vào trang bị năm 2012.

Liên doanh Nga-Ấn BrahMos Aerospace Ltd dự kiến cũng sẽ cung cấp tên lửa BrahMos để trang bị cho các máy bay Su-30MKM của Malaysia.


Tên lửa BrahMos trang bị cho hải quân và lục quân được để trong contenơ phóng, có thể phóng thẳng đứng hoặc phóng nghiêng, góc hướng 360 độ, lắp đầu đạn nặng đến 300 kg, tầm bắn 290 km, độ cao bay 10-14.000 m, uy lực sát thương cao nhờ động năng lớn khi va chạm mục tiêu. BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất hoặc trên biển theo nhiều quỹ đạo khác nhau.

Ưu điểm của tên lửa BrahMos:

- Tầm bắn xa với tốc độ bay siêu âm trên toàn quỹ đạo.

- Thời gian bay ngắn nên các mục tiêu cơ động ít có cơ hội cơ động phân tán và cho phép tấn công mục tiêu nhanh hơn.

- Nguyên lý bắn-quên.

- Đột phá hiệu quả hệ thống phòng không của hạm tàu mục tiêu.

- Sử dụng contenơ để vận chuyển, cất giữ và phóng tên lửa.

BrahMos Aerospace Ltd cũng đang ráo riết phát triển biến thể tên lửa siêu vượt âm BraMos-II (BrahMos Block-2).

Tên lửa này có thể đạt tốc độ tối đa trên 5M, khiến nó trở nên hầu như không thể đánh chặn và có thể tác chiến hiệu quả các mục tiêu mặt đất có độ bộc lộ thấp.

BrahMos-II được thiết kế chủ yếu cho nhu cầu của Lục quân Ấn Độ, dự kiến đưa vào trang bị vào năm 2015.

Tài liệu tham khảo: RIAN, 3.7.2006, 5.11.2009, 2.2.2010, 30.5.10.

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang