Sát thủ diệt tàu ngầm của hải quân Nga


BEE - Đầu năm 1982, hải quân Liên Xô đã đưa vào sử dụng khu trục hạm cỡ lớn lớp Udaloy. Được đánh giá là không mạnh về khả năng chống hạm và phòng không nhưng Udaloy lại trở thành sát thủ săn ngầm nhờ trang bị tổ hợp tên lửa SS-N-14.

Chương trình nghiên cứu và phát triển Udaloy bắt đầu từ năm 1972 (thuộc dự án 1155 Fregat). Mười năm sau, hai chiếc đầu tiên thuộc lớp Udaloy được đưa vào sử dụng.


Khu trục hạm lớp Udaloy thiết kế dựa trên tàu săn ngầm lớp Krivak. Chức năng chính của Udaloy là chống tàu ngầm, tính năng chống hạm và phòng không được trang bị hạn chế hơn. Tàu có lượng choán nước lên tới 6.200 tấn, chiều dài 163m.

Hệ thống điện tử đồ sộ

Các loại rađa thông thường trên tàu bao gồm: rađa tìm kiếm trên không MR-760MA Fregat-MA/Top plate-3D, rađa tìm kiếm trên không và trên biển MR-320M Topaz-V/Strut Pair.

Các thiết bị điều khiển hỏa lực gồm: hệ thống chiến đấu Lesorub-5, hai rađa kiểm soát bắn MR-360 Podkat/Cross Sword dành cho SA-N-9.

Để hỗ trợ săn tìm tàu ngầm, Udaloy lắp đặt một loạt thiết bị định vị gồm: bộ thiết bị định vị thủy âm MGK-355 Polinom với định vị thủy âm đặt ở mũi tàu Orion/Horse Jaw Bow và định vị Horse Tail.

Ngoài ra, Udaloy còn trang bị hệ thống giàn phóng mồi bẫy PK-2. PK-2 gồm các ống phóng mồi bẫy, rocket mồi bẫy và rađa điều khiển.

Vũ khí săn ngầm uy lực

Tổ hợp tên lửa SS-N-14 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, được dùng cho cả hai nhiệm vụ chống ngầm và chống hạm. Tên lửa thiết kế dựa trên tên lửa SS-N-9 (hay còn gọi là P-120 Malakhit), đạn tên lửa SS-N-14 có trọng lượng gần 4 tấn và dài 7,2m. Tên lửa SS-N-14 trang bị một động cơ rocket nhiên liệu rắn, mang được các loại đầu đạn khác nhau phù hợp cho từng nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm.

Nếu được sử dụng chống ngầm, tên lửa mang ngư lôi chống ngầm hoặc bom phá tàu ngầm. Trong giai đoạn hành trình nó bay cách mặt biển 400m, xác định được cự ly khoảng cách mục tiêu, tên lửa “nhả” ngư lôi hoặc bom phá để oanh kích tàu ngầm. Tầm bắn trong tác chiến chống ngầm từ 5 tới 50km.

Còn khi dùng chống hạm, tên lửa mang đầu đạn nặng 185kg, bay cách mặt biển 15m. Tầm bắn khoảng 10-50km.

Tên lửa SS-N-14 được điều khiển theo phương thức dẫn đường vô tuyến. Tốc độ tối đa đạt được trong hành trình bay là Mach 0,95.

Trên tàu khu trục lớp Udaloy vũ trang tám tên lửa SS-N-14 được coi là “nỗi khiếp sợ” của tàu ngầm.

Giàn phóng rocket chống ngầm (ASWRL) RBU-6000 do Liên Xô phát triển cũng từ thời điểm năm 1960.
RBU-6000 thiết kế với 12 ống phóng cỡ 213mm, đạn rocket không điều khiển RGB-60 và hệ thống kiểm soát bắn Burya. Thông thường một loạt bắn của RBU-6000 từ 1, 2, 4, 8 hoặc 12 quả cùng lúc. Sau khi bắn hết nó được nạp từng viên đạn thông qua thiết bị nạp đạn tự động 60UP. Kho đạn dữ trữ chứa khoảng 72 tới 96 quả đạn Rocket.

Đạn rocket RGB-6000 mang đầu đạn nặng 25kg. Đạn rocket có tầm bắn từ 350m tới 5.800m, xuyên sâu xuống mặt nước tới 500m.

Nửa thế kỷ trôi qua, RBU-6000 vẫn còn đang được ưa chuộng dùng trên nhiều tàu chiến cỡ lớn, cỡ trung của hải quân Nga.

Hai cụm máy phóng ngư lôi cỡ 533mm sử dụng ngư lôi chống ngầm Type 53.

Hệ thống phòng không hiệu quả

Trách nhiệm chính của Udaloy là đảm bảo an toàn cho các hạm đội tàu nổi trước những kẻ thù dưới biển sâu. Tuy nhiên, Udaloy cũng cần phải tự phòng vệ trước các loại tên lửa diệt hạm hay máy bay nên những nhà thiết kế cố gắng vũ trang cho nó một vài loại tên lửa, pháo để tự hộ thân trước các sự đe dọa thường trực này.

Tổ hợp tên lửa đối không SA-N-9 “bàn tay sắt” (Nga gọi là 3K95 Kinzhal) phát triển dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn tự hành Tor.

Đạn tên lửa SA-N-9 chứa trong bốn mô đun ống phóng thẳng đứng, mỗi một mô đun chứa tám quả tên lửa trong “tư thế sẵn sàng bắn”. SA-N-9 được dẫn đường bằng hệ thống kiểm soát hỏa lực đa kênh 3R95 gồm hai loại rađa khác nhau kết hợp.

Tầm bắn hiệu quả của SA-N-9 từ 1.500m tới 2000m, trần bay 5m – 6.000m.

Tổ hợp pháo/tên lửa phòng không tầm ngắn CADS-N-1 Kashtan. Kashtan cấu thành từ một mô đun chỉ huy và hai mô đun chiến đấu.

Mô đun chỉ huy chịu trách nhiệm dò tìm và theo dõi các mục tiêu sau đó phân phối dữ liệu tới mô đun chiến đấu.

Mô đun chiến đấu trang bị hai pháo GSh-30K sáu nòng cỡ 30mm và hai bệ phóng tên lửa SA-N-11 lắp bốn quả đạn (đạn dữ trữ có 24 quả). Sau khi tiếp nhận thông tin từ mô đun chỉ huy thì mô đun chiến đấu tự lựa chọn vũ khí để tiêu diệt, Kashtan có thể bắn hạ được nhiều mục tiêu cùng lúc.

Hai pháo GSh-30k có tốc độ bắn “khủng khiếp” 10.000 viên/phút, tầm bắn 500-4.000m, tiêu diệt máy bay ở độ cao tối đa 3.000m.

Tên lửa SA-N-11 có tầm bắn 1.500-10.000m, trần bay 6.000m. Thời gian tái nạp đạn bốn tên lửa hết 90 giây sau mỗi lần bắn.

Tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Ak-630 sáu nòng cỡ 30mm (Udaloy trang bị bốn cụm) có tốc độ bắn 5.000 viên/phút. Ak-630 có thể tiếp nhận thông tin từ hệ thống kiểm soát 3R95 của SA-N-9.

Cuối cùng, ngoài các tên lửa và pháo phòng không, Udaloy vũ trang hai pháo hạm cỡ 100mm dùng để tiêu diệt tàu thuyền cỡ nhỏ hoặc oanh kích bờ biển.

Trực thăng săn ngầm hiện đại

Phía boong tàu phái sau khu trục hạm lớp Udaloy có hai khoang chứa đủ cung cấp cho hai trực thăng săn ngầm Ka-27. Mỗi trực thăng này mang một ngư lôi hoặc 36 phao âm phát hiện tàu ngầm RGB-NM và RGB-NM-1.

Động cơ cực khỏe

Khu trục hạm 6.000 tấn Udaloy sử dụng hệ thống động cơ kết hợp (COGAG) cung cấp 60.000 mã lực cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 29 hải lý/giờ. Nếu chỉ chạy tốc độ 14 hải lý/giờ thì tầm hoạt động khoảng 10.500 dặm.

Hiện nay, trong hải quân Nga đang biên chế bảy tàu khu trục lớp Udaloy. Dự kiến, trong năm 2010 nước Nga sẽ tái trang bị chiếc Udaloy thứ tám mang tên “đô đốc Kharlamov” sau thời gian dài trải qua quá trình đại tu sửa chữa.

Ngoài ra, năm 1982 Liên Xô đã phát triển tiếp dự án 1155.1 lớp Udaloy II có vài biến đổi nhỏ trong hệ thống vũ khí. Điểm đáng lưu ý nhất họ thay thế tổ hợp SS-N-14 bằng tên lửa chống hạm SS-N-22 Sunburn. Chỉ có một chiếc duy nhất thuộc dự án này còn hoạt động.

Trực thăng săn ngầm Ka-27 chuẩn bị hạ cánh trên boong tàu khu trục lớp Udaloy.


Trực thăng Ka-27 đang được đưa vào trong khoang chứa.


Cụm bốn hệ thống ống phóng thẳng đứng trang bị tên lửa đối không SA-N-9 đặt ở phía mũi tàu ngay trước pháo hạm 100mm.


Hai pháo hạm 100mm.


Tám tên lửa chống ngầm SA-N-4 nằm trong ống phóng bố trí ngay phía sau pháo hạm 100mm.


Trên hình có hai cụm máy phóng ngư lôi cỡ 533mm (tám ống phóng), hai cụm RBU-6000 và hai cụm pháo phòng thủ tầm cực gần Ak-630 (CIWS).

N.Hoàng
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang