Điểm mặt các "sát thủ vô hình dưới biển"


BEE - Trong chiến tranh hiện đại ngày nay, đặc biệt là những cuộc chiến trên biển, việc ưu tiên sử dụng ngư lôi tác chiến ngày càng phổ biến hơn.

Vụ đánh chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc vừa qua là một minh chứng hiện hữu chứng tỏ nhận định trên và khẳng định uy lực hết sức đáng gờm của loại vũ khí được mệnh danh là “sát thủ vô hình dưới biển”.

Dưới đây là một số loại ngư lôi của các cường quốc thế giới hiện nay đang sử dụng.

Ngư lôi hàng không TT-4 của Nga


Ngư lôi tự dẫn nhiệt hàng không TT-4 của Nga dùng để tiêu diệt các loại tàu ngầm hiện đại bất kỳ lớp nào trong tất cả các dải độ sâu và khi đang hành trình ở mọi nơi trên Đại Dương Thế giới.

Thiết bị mang ngư lôi TT-4 có thể là máy bay và trực thăng do Nga hoặc nước ngoài sản xuất. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng như là một thành phần tác chiến của các tổ hợp tên lửa đối hạm, sử dụng chế độ tự động theo nguyên tắc “bắn - quên”.

Thành phần của ngư lôi tác chiến TT-4 gồm 1 modul chiến đấu với thuốc nổ và hệ thống đầu nổ tiếp xúc, phi tiếp xúc; trạm nhiệt điện 2 chế độ làm việc bằng nhiên liệu đơn với động cơ pít-tông trục dọc và chân vịt; thiết bị vô tuyến điện trên khoang.

Ngư lôi có độ tin cậy cao, thời hạn làm việc lâu và giá thành thấp, được trang bị hệ thống kiểm soát tự động bên trong. Thiết bị trên khoang có vai trò như hệ thống thích ứng thống nhất liên kết với hệ thống dẫn đường chủ động - thụ động bảo đảm xử lý các tín hiệu thuỷ âm theo nhiều cấp với việc lựa chọn dạng phát xạ tối ưu và xử lý tín hiệu phụ thuộc vào thông tin đầu vào và đánh giá tình hình tín hiệu - nhiễu.

Nguyên tắc kết cấu modul, hệ thống phần mềm linh hoạt nên ngư lôi có nhiều khả năng được hiện đại hoá thành các phiên bản ngư lôi khác. Khi sử dụng tác chiến, có thể sử dụng cả 1 nhóm TT-4 với xác suất tiêu diệt tàu ngầm cao kể cả trong điều kiện bị chế áp tích cực.

Chiều dài 2,7m, đường kính 324mm, trọng lượng 215kg, đầu đạn 34kg, động cơ điện, cự ly 6km, vận tốc 30 hải lý/h, hệ thống dẫn đường thuỷ âm chủ - thụ động. Thiết bị mang Alouette 3, Dauphin, Bell 206, AB 212, Sea King, Wasp, Lynx, Мi-24, Ка-27, Ка-29, Sa-319B, AS-550, ASH-3D, S-2E, EH-101.

Ngư lôi chống ngầm thuỷ âm hạng nhẹ Yu-7 của Trung Quốc

Năm 1990, Trung Quốc đã đưa vào trang bị ngư lôi chống ngầm thuỷ âm hạng nhẹ Yu-7. Ngư lôi này là phiên bản copy từ ngư lôi chống ngầm Mk.46 mod 1 của Mỹ. Ngư lôi có thể sử dụng trên trực thăng hải quân Z-9C, trực thăng săn ngầm Z-8ASW, khu trục hạm loại mới (Luda-III, Luhu, Luhai) và chiến hạm Jiangwei.


Kích cỡ của ngư lôi 324mm, dài 7.800mm, trọng lượng đầu đạn tác chiến của tên lửa 700kg, động cơ OTTO, vận tốc 43 hải lý/h, cự ly – 15km, hệ thống dẫn đường thuỷ âm chủ động/ thụ động.

Ngư lôi hàng không chống ngầm hạng nhẹ A244 của Italia

Để chống lại tàu ngầm của địch, hải quân Italia đã mua của Mỹ các ngư lôi Mk 44 mod 2. Vào năm 1968, các chuyên gia hải quân Italia tìm kiếm công nghệ chế tạo ngư lôi để thay ngư lôi Mk 44. Năm 1971, hải quân Italia đã trang bị ngư lôi hạng nhẹ A244 do công ty Whitehead Motofies sản xuất.

Đến năm 1975, loại ngư lôi này được sản xuất hàng loạt. Thực tế, ngay sau khi chế tạo A244, nhà sản xuất đã bắt tay vào chế tạo ngư lôi cải tiến A244/S nhưng hải quân Italia lại ưu chuộng Mk 46 của Mỹ.

Tuy nhiên, công ty Whitehead tiếp tục chế tạo và trong giai đoạn những năm 1982 – 1983, công ty đã bán ngư lôi A244/S cho 10 nước trên thế giới. Thiết bị mang A244 có thể là các tàu nổi, máy bay và trực thăng. Ngư lôi được trang bị 2 chân vịt quay ngược nhau.

Trên phần đầu bố trí đầu đạn 34kg, phía sau – 9kg thuốc nổ NVX3 (HBX3). Đầu đạn tác chiến được kích nổ bằng đầu nổ tiếp xúc hoặc từ tính. Ở phần giữa và sau của ngư lôi bố trí ắc quy điện kẽm - bạc và động cơ điện công suất 35 mã lực.

Đầu tự dẫn thuỷ âm chủ động - thụ động SEPA AG 70 trong ngư lôi A244/S thay cho đầu tự dẫn CIACIO-S được trang bị bộ xử lý kỹ thuật số của công ty Alenia. Việc chế tạo đầu tự dẫn CIACIO được bắt đầu vào năm 1964, năm 1966 đã chế tạo đầu tự dẫn CIACIO-60 làm việc trong dải 60KHz, sau đó vào năm 1968 chế tạo đầu tự dẫn CIACIO-30 (dải 30KHz).


Năm 5 sau đó bắt đầu thử nghiệm CIACIO-S với kết quả hết sức thành công. CIACIO-S có khả năng làm việc trong chế độ chủ động và thụ động khi tìm kiếm mục tiêu và trong chế độ hỗn hợp khi tiếp cận mục tiêu, cũng như có khả năng xác định các mục tiêu giả và tiếng ồn (tạp). Trong bộ nhớ của bộ xử lý kỹ thuật số được cài các thuật toán tìm kiếm và cơ động chiến thuật (bao gồm cơ động tấn công lại). Trong các điều kiện thuỷ âm tốt, đầu tự dẫn có khả năng phát hiện các mục tiêu với độ ồn – 5dB.

Phần mềm của đầu tự dẫn có thể thay thế được để giải quyết các nhiệm vụ tác chiến một cách hiệu quả hơn. Hiện nay, ngư lôi A244/S vẫn đang tiếp tục được sản xuất hàng loạt (năm 1980, А244 đã không được sản xuất). Cho đến thời điểm này đã sản xuất tất cả gần 12.000 quả ngư lôi А244.

Ngư lôi A244 và A244/S đã được trang bị cho Arghentina, Chile, Ercuado, Hy Lạp, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Litvia, Marok, Nigieria, Pakistan, Peru, Singapor, Thuỵ Điển, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela, Coroatia và Nam Tư.

Chiều dài 2,7m, đường kính 324mm, trọng lượng 215kg, đầu đạn 34kg, động cơ điện, cự ly 6km, vận tốc hành trình 30 hải lý/h, hệ thống dẫn đường thuỷ âm chủ - thụ động, thiết bị mang Alouette 3, Dauphin, Bell 206, AB 212, Sea King, Wasp, Lynx, Ми-24, Ка-27, Ка-29, Sa-319B, AS-550, ASH-3D, S-2E, EH-101.

Ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ L4 của Pháp

Ngư lôi chống ngầm hạn nhẹ L4 được chế tạo để trang bị cho máy bay hải quân của Pháp. Các mục tiêu chính của L4 là tàu ngầm cơ động với vận tốc không quá 20 hải lý/h (37km/h). Ngư lôi này được Pháp chế tạo theo hai phương án để sử dụng tại những khu nước nông.


Thiết bị mang Br.1050, Atlantic, Alize, chiều dài 3,003 – 3,13m, đường kính 0,533m, trọng lượng 540kg, đầu đạn nổ mảnh 104kg, đầu nổ tiếp xúc và không tiếp xúc, hệ thống dẫn đường âm học chủ động, động cơ điện, vận tốc 56km/h, cự ly hành trình 5.500m, khả năng lặn sâu 300m.

Ngư lôi hàng không chống ngầm hạng nhẹ Mk 46 của Mỹ

Chương trình chế tạo ngư lôi Mk 46 được bắt đầu vào năm 1960 nhằm thay thế cho ngư lôi Mk-44 lạc hậu. Ngư lôi Mk 46 được sản xuất có đặc tính về vận tốc cao hơn Mk-44, và vào năm 1967 ngư lôi Mk 46 Mod 0 đã được đưa vào trang bị.

Các ngư lôi Mk 46 Mod 0 khác các phương án cũ bởi ở nó được trang bị động cơ nhiên liệu rắn, chiều dài lớn (2,667m) và trọng lượng (257,6kg). Sau khi phóng, ngư lôi được thả bằng dù và bắn sau khi lao xuống nước. Sau đó, Mk 46 bắt đầu tìm kiếm mục tiêu và cơ động theo đường ốc xoắn.


Hệ thống dẫn đường có khả năng phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 595m. Sau khi phát hiện mục tiêu, ngư lôi bắt đầu lao đến mục tiêu với vận tốc rất nhanh.

Trong trường hợp tấn công không thành công, hệ thống dẫn đường cho phép tiến hành tấn công lại. Vào năm 1976, nhà sản xuất đã bắt đầu công việc cải tiến. Ngư lôi Mk 46 Mod 1 được trang bị động cơ một thành phần do công ty Otto sản xuất. Việc trang bị Mk 46 Mod 1 được đưa vào trang bị năm 1972. Tất cả các ngư lôi Mk 46 Mod 0 được cải tiến thành phương án Mod 1 vào năm 1972.

Ngư lôi Mk 46 Mod 4 được sử dụng trong mìn Mk 60 CAPTOR. Ngư lôi Mk 46 có chiều dài 2,591m, đường kính 0,324m, trọng lượng 230,4kg, vận tốc hành trình 45 hải lý (83,4 km/h), cự ly hành trình 5485-10975m, khả năng lặn sâu 455m, hệ thống dẫn đường âm học chủ động - thụ động, đầu đạn nổ phá 43,1kg, đầu nổ tiếp xúc, động cơ 1 thành phần nhiệt – hoá học.

Ngư lôi hàng không bay thấp L19 của Đức

Việc chế tạo ngư lôi bay thấp được bắt đầu tại Đức vào năm 1940. Ngư lôi của công ty Braunschweig Voelkenrode là ngư lôi bay thấp đầu tiên được sản xuất. Trong số đó phải kể đến ngư lôi cơ sở LT 5F và ngư lôi LT 9.2 Frosch. Ngư lôi LT 9.2 Frosch được lắp đặt cánh liền với thiết bị ổn định ở đuôi và đã trải qua quá trình thử nghiệm ở Deutsche Versuchanstalt fur Luftfahrt (DVL). Phương án ngư lôi thế hệ hai là L10 Friedensengel của công ty Blohm und Voss.

Sau khi so sánh các phương án, Đức đã lựa chọn ngư lôi cải tiến L10. L10 được thiết kế theo kiểu tàu lượn trên đó gia cố ngư lôi LT 950S. Độ cao thả L10 là 2.500m. Cự ly sử dụng tối đa đến 9.000m.


Khi L10 cách mặt nước 10m bộ cảm biến sẽ đưa ra mệnh lệnh tách ngư lôi ra khỏi tàu lượn với sự hỗ trợ của gói thuốc nổ không lớn. Sau khi lặn xuống nước, ngư lôi lao đến mục tiêu đã lựa chọn. 54 ngư lôi L10 đầu tiên được đưa vào thử nghiệm tháng 9/1942 tại KG 26.

Ngày 21/12/1943, đã tiến hành thử nghiệm thành công các ngư lôi đầu tiên. Sau khi thả từ He 111H-6, ngư lôi đã tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.448m, mục tiêu thứ hai bị tiêu diệt sau khi thả ngư lôi từ He.111 ở cự ly 3.276m. Ngoài He.111, dự kiến sử dụng các ngư lôi từ Ar.234, Fi 176, Fw.190F, He.111H/ J, He 177, Ju 88A-4, Ju 188E, Ju 388 L-0 và Me.410.

Trong thời gian chiến tranh đã tiến hành sản xuất tất cả 270 quả ngư lôi L10. Tất cả số lượng ngư lôi sử dụng trong các chiến dịch tác chiến đều thành công. Trên cơ sở ngư lôi L10 đã sản xuất các phương án ngư lôi cải tiến L11 Schneewittchen và L50.

Tuy nhiên, trước khi kết thúc chiến tranh công việc này đã không được hoàn tất. Chiều dài 3.898m, đường kính 440m, sải cánh 2.500mm, diện tích cánh 2.06m2, trọng lượng 218kg, vận tốc 238m/s, cự ly 9.000m.

Ngư lôi hàng không Type 91 của Nhật

Trước khi bắt đầu cuộc chiến tại Thái Bình Dương, ngư lôi loại 91 mod 2 là ngư lôi hàng không hiện đại nhất. Ngư lôi này đã được đưa vào trang bị tháng 4/1941, nó khác các loại ngư lôi khác ở đầu đạn tác chiến nặng hơn, bình chứa không khí nhẹ hơn và kết cấu của thiết bị ổn định.

Tuy nhiên, đối với đa số các tàu mang ngư lôi – máy bay ném bom, ngư lôi loại 91 mod 1 vẫn là loại vũ khí chống ngầm chủ lực. Các ngư lôi này được trang bị cho máy bay G3M của quân đoàn không quân Hải quân Mikhoro và Genzan.


G3M đã tấn công và đánh chìm tàu chiến “Hoàng thân Uelski” và tàu tuần tiễu “Ripals” tại bờ biển Malai. Tham gia vào trong trận chiến này còn có máy bay ném bom G4M của quân đoàn không quân Hải quân Kanoia mang các tên lửa mới loại 91 mod 2.

Việc cải tiến ngư lôi loại 91 mod 2 để tấn công Pirl-Kharbor là một hiện tượng lịch sử riêng. Các bản báo cáo của sỹ quan Nhật ở Taranto sau khi không quân Anh bay qua là sự khởi đầu cho công cuộc cải tiến ngư lôi trong khu vũ khí hải quân ở Yokosuk. Những thiết kế đầu tiên đã không thành công, nhưng sau đó người Nhật đã đạt được những thành tựu nhất định.

Để tấn công ở vùng nước nông, phần đuôi ngư lôi được trang bị hai bộ ổn định bằng gỗ không cho phép ngư lôi chíu mũi xuống đáy khi phóng, cũng như máy đo sâu mới bảo đảm giảm khả năng lặn sâu đến 2m của ngư lôi. Thiết kế đầu tiên thành công của bộ ổn định xuất hiện vào cuối tháng 9/1941.

Ngư lôi đầu tiên được trang bị bộ ổn định này vào tháng 10/1941. Nhưng chỉ đến cuối tháng 10, kho vũ khí tại Yokosuk có thể cung cấp đủ số lượng ngư lôi để tấn công. Đồng thời, việc hoàn thiện các phương pháp đưa ngư lôi vào tấn công được nghiên cứu giành riêng cho những điều kiện Pirl-Kharbor và các thủ pháp không nên sử dụng ngư lôi ở đâu cũng được nghiên cứu. Nhưng cuối cùng, người Nhật đã quyết định dừng phóng ngư lôi từ độ cao 10m với vận tốc 185km/h và góc bổ nhào 1,50. Sau khi áp dụng các phương thức này đã cho thấy 80% số lần phóng đều trúng đích.

Cuối những năm 1942, đã bắt đầu đưa vào trang bị ngư lôi mới loại 91 mod 3 với đầu đạn tác chiến tăng và áp suất khí cầu lớn khi tính toán. Các thành phần bằng đồng của nó được thay thế bằng thép và trong một vài mô hình được sử dụng 8 bộ phận ổn định.

Sau đó, ngư lôi hàng không của Nhật Bản được cải tiến theo hai hướng: tăng kết cấu để tăng vận tốc phóng tối đa – đây là điều kiện để các loại tàu mang ngư lôi mới ra đời, tăng trọng lượng đầu đạn tác chiến, sức phá huỷ của ngư lôi nhờ việc giảm thiểu cự ly hành trình.

Vào năm 1943 xuất hiện biến thể ngư lôi mod 3 với việc tăng kết cấu. Mod 3 khác bởi tiết diện hình chữ T của đuôi và khoang động cơ. Điều này cho phép tăng vận tốc phóng đến 555km/h. Trong mô hình, tăng việc sử dụng tiết diện hình chữ I thay cho chữ T.

Ngoài ra, không chỉ phần đuôi được tăng mà còn tăng cả trọng lượng đầu đạn tác chiến, bình khí nén giảm áp suất và giảm cự ly hành trình. Kết cấu của biến thể ngư lôi này có vận tốc phóng đến 648km/h. Vào năm 1944, ngư lôi loại 91 mod 4 đã được đưa vào trang bị.

Mô hình này được chế tạo trên cơ sở mod 3 cải tiến với việc tăng trọng lượng đầu đạn tác chiến. Sau đó không lâu cũng xuất hiện mod 7 với đầu đạn tác chiến lớn hơn.

Ngoài ngư lôi khí hàng không thông thường, Nhật còn tiến hành chế tạo ngư lôi oxi 533mm loại 94. Mô hình 1 của ngư lôi này đã được tiến hành thử nghiệm nhưng không được tiến hành thử nghiệm hàng loạt. Còn mô hình 2 được sản xuất với số lượng không đáng kể, hiện nay vẫn chưa có thông tin chính xác về việc sử dụng nó.

Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang