ASBM Trung Quốc có thể kết liễu tàu sân bay Ấn Độ INS Vikramaditya khi lâm chiến


VNDF - Sự tăng cường hải quân tại Ấn Độ Dương và chương trình tên lửa đường đạn chống hạm của Trung Quốc làm cho Ấn Độ ngày càng lo ngại. Trong khi đó, có ý kiến cho rằng, Nga chậm bàn giao tàu sân bay cho Ấn Độ là vì áp lực của Trung Quốc.

Đầu tháng 6.2010, một đoàn quan chức Ấn Độ do một phó cố vấn Thủ tướng Ấn Độ về các vấn đề an ninh quốc gia dẫn đầu đã đến Moskva bàn thảo vấn đề này.

Ấn Độ đang rất lo lắng cho số phận tàu sân bay Đô đốc Gorshov đang được hãng đóng tàu Sevmash của Nga nâng cấp toàn bộ tại Severodvinsk. Tàu này sẽ có tên mới là INS Vikramaditya khi được đưa vào biên chế Hải quân Ấn Độ.

Tàu sân bay Đô đốc Gorshkov (8ak.in)

Trong các cuộc trao đổi kín, phía Ấn Độ đề cập đến việc giới lãnh đạo chính trị và quân sự nước này rất lo lắng về sự chậm trễ đưa tàu sân bay Đô đốc Gorshkov vào sử dụng. Tại Dehli thậm chí có ý kiến ngày càng gia tăng cho rằng, Nga chậm trễ nâng cấp và bàn giao tàu sân bay cho Ấn Độ là do áp lực của Trung Quốc, bởi vì phụ trách ngành đóng tàu chiến trong chính phủ Nga là những người thân Bắc Kinh.

Phía Ấn Độ cũng công khai bày tỏ sự lo ngại và ngạc nhiên là Nga không nhận thấy sự nguy hiểm ở sự tăng cường quân sự của Trung Quốc và không có chính sách thận trọng về vấn đề này. Đa phần giới lãnh đạo chính trị và quân sự Ấn Độ cũng có thái độ tiêu cực đối với nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) vì cho rằng, hoạt động của câu lạc bộ này ngày càng phục tùng lợi ích của Trung Quốc.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, chương trình phát triển tên lửa đường đạn chống tàu sân bay ASBM (Anti-Ship Ballistic Missile) đang tiến triển nhanh. Tháng 3.2010, Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) nói với Quốc hội Mỹ rằng, Trung Quốc đang phát triển và thử nghiệm một loại tên lửa đường đạn chống hạm dựa trên tên lửa đường đạn đạo tầm trung DF-21/CSS-5 chuyên dùng để đánh tàu sân bay. Ông Willard khẳng định, loại ASBM này được phát triển từ thập kỷ 1990 và hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm.

Tên lửa đường đạn tầm trung DF-21 (ausairpower.net)

Công nghệ tiên tiến của ASBM khiến cho ngay cả Mỹ cũng không thể có công nghệ để bảo vệ các tàu sân bay của mình chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa này, tức là các tàu sân bay Mỹ có thể trở thành mồi ngon cho tên lửa Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Robert Gates tháng 4.2010 cũng xác nhận rằng, việc đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc vào khả năng chống hạm sẽ làm cho các tàu sân bay trở nên lỗi thời.

Theo các nguồn tin hiện có, ASBM của Trung Quốc là biến thể của tên lửa đường đạn Dong Feng (Đông Phong) 21, tức DF-21, được cho là có tầm bắn gần 2.000 km, có thể vượt qua khoảng cách này trong 12 phút. Tầm bắn này cho phép quân đội Trung Quốc kiểm soát các khu vực có thể xảy ra đối đấu Trung-Mỹ.

Nhờ có kích thước lớn, tên lửa có thể mang đầu đạn có khả năng gây tổn hại nặng cho các tàu lớn. Vũ khí này được cho là có thể tiêu diệt cả tàu sân bay lớn nhất của Mỹ bằng quả đạn đầu.

Tên lửa có thể dẫn bằng vệ tinh, radar và máy bay không người lái, có thể tấn công tiêu diệt cả mục tiêu động. ASBM cũng được trang bị hệ dẫn phức tạp.

Tên lửa này có độ bộc lộ thấp với radar và có khả năng cơ động, khiến cho đường bay của nó trở nên khó dự đoán.

Nếu DF-21 cải tiến thực sự có các phẩm chất đó thì nó sẽ là tên lửa đường đạn đầu tiên có khả năng tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên biển. Trong khi đó, các hạm tàu không có các phương tiện để bảo vệ hiệu quả trước vũ khí này. ASBM có thể buộc Hải quân Mỹ thay đổi chiến lược hoạt động trên đại dương thế giới và tập trung vào phát triển phòng thủ tên lửa đường đạn cho hạm tàu.

Hiện Trung Quốc chưa tiết lộ thông tin chính thức nào về loại tên lửa này.

Tại Ấn Độ có ý kiến cho rằng, ASBM của Trung Quốc có thể kết liễu tàu sân bay INS Vikramaditya một khi lâm chiến và Hải quân Ấn Độ đang phớt lờ mối đe dọa từ các ASBM Trung Quốc.

Ấn Độ đang cần đưa gấp tàu sân bay INS Vikramaditya vào biên chế vì Hải quân Ấn Độ sẽ không còn tàu sân bay thường trực nào sau khi loại bỏ các máy bay Sea Harrier vốn triển khai trên tàu sân bay INS Viraat, trong khi các máy bay MiG-29K mới đưa vào trang bị lại không thể triển khai trên tàu Viraat. Ấn Độ lâm vào tình trạng lưỡng nan khi mà họ có tàu sân bay nhưng không có máy bay phù hợp và có máy bay trên hạm song lại không tương thích với tàu sân bay, hơn nữa, tàu sân bay tự đóng cũng bị chậm trễ.

Tàu sân bay Gorshkov trở thành vấn đề tranh cãi giữa Ấn Độ và Nga sau khi Nga đòi thêm 1,5 tỷ USD cho việc nâng cấp, ngoài số tiền ban đầu 974 triệu USD. Sau nhiều vòng đàm phán căng thẳng, vấn đề đã được giải quyết trong năm nay với giá con tàu được xác định là 2,3 tỷ USD. Dự kiến tàu này sẽ được chuyển giao vào năm 2012 và sẽ phục vụ trong 30 năm.

Nguồn: lenta, 1.4.09; 8ak.in, 2.6.10; AN, N.23(213), 17.6.10.

Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang