Tiềm lực công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc


VIT - Theo kế hoạch từ 2007 đến 2011, 20% chi phí quốc phòng sẽ được dùng cho nghiên cứu phát triển, kinh phí quốc phòng sẽ tăng lên từ 2,57% cho tới 2,89% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - đạt tổng mức chi phí trong 4 năm này là 156 tỷ đôla.

Năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã xúc tiên việc hình thành một ngành công nghiệp quốc phòng bản địa. Ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đuợc hình thành dựa trên ba nghị định của chính phủ: Luật "Công nghiệp quốc phòng" năm 1973, Kế hoạch nâng cấp quốc phòng năm 1974, và Luật "Thuế quốc phòng" năm 1975 - được thiết kế để tài trợ cho sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng. Ngoài ra chính phủ Hàn Quốc cũng chủ động định hướng nền kinh tế để hỗ trợ cho công nghiệp quốc phòng như đầu tư vào công nghiệp đóng tàu, thép, và các ngành công nghiệp điện tử.

Năm 1990 ngành công nghiệp Hàn Quốc cung cấp khoảng 70% trang bị vũ khí, đạn dược, truyền thông và các loại thiết bị như xe cộ, quần áo và vật tư cần thiết khác của quân đội. Cơ quan Quốc phòng chịu trách nhiệm mua sắm (DPA) thuộc Bộ Quốc phòng (MND) chịu trách nhiệm mua hơn 95% tất cả các hoạt động mua sắm quốc phòng ở Hàn Quốc. DPA xử lý mọi thứ từ các công việc đặc tả yêu cầu kỹ thuật cho đến việc thanh toán cho nhà thầu. Chức năng chính của DPA bao gồm: mua sắm vật tư quốc phòng cho các lực lượng quân sự Hàn Quốc; xây dựng cơ sở quân sự; quản lý nguồn cung cấp; kiểm sóat thông tin về giá và quản lý chi phí; đàm phán chi tiết và quản lý quá trình thực hiên; đặc tả các đặc điểm kỹ thuật quân sự và quản lý tiêu chuẩn hóa chúng.

Cho mãi đến giữa thập niên 1960, Hàn Quốc phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ quân sự và thiết bị từ Hoa Kỳ. Năm 1971, Bộ Quốc phòng thành lập DPA như là một đại lý mua sắm tích hợp. Thông qua việc tinh giản quá trình mua sắm, DPA đã góp phần vào việc hiện đại hóa trang thiết bị quân sự tăng cường khả năng quốc phòng. DPA hiện đang quản lý một ngân sách quốc phòng 4000 tỷ won.

Hàn Quốc bắt đầu sản xuất vũ khí cho quân đội vào năm 1971. Bộ Quốc phòng cho xây dựng một nhà máy lắp ráp súng trường M-16 do Mỹ thiết kế. Hàn Quốc chỉ được phép sản xuất súng trường M-16 đủ để cung cấp các đơn vị quân đội của mình. Đến giữa thập niên 1970, Hàn Quốc đã được Mỹ cấp phép sản xuất nhiều loại vũ khí bao gồm cả lựu đạn, súng cối, mìn, và súng trường recoilless, với các quy định như đối với các súng trường M-16. Hàn Quốc cũng bắt đầu sản xuất đạn dược cho các loại vũ khí nói trên.

Năm 1990, các công ty Hàn Quốc đã nhận được hợp đồng của quân đội để sản xuất xe tăng, pháp tự hành, hai loại xe bọc thép, và hai loại máy bay trực thăng. Một bộ phận của Hyundai sản xuất các xe tăng 88 (thường được gọi là xe tăng K-1) tại Changwon. K-1 là kết quả của một thiết kế chung của Hàn Quốc và Mỹ. Pháo 105mm trên tăng K-1 là phiên bản cải tiến đã được tiêu chuẩn hóa và dùng cho xe tăng M-48A5.

M48

Mặc dù một vài phần điều khiển hỏa lực của xe tăng và hệ thống truyền tải được nhập khẩu, nhưng Hyundai và các nhà thầu phụ Hàn Quốc đã sản xuất hầu hết tất cả. Samsung sản xuất pháo tự hành 155mm, M-109. KIA sản xuất KH-178 105mm và KH-179 155mm pháo. Pháo tự hành KH-178 và KH179 có xuất xứ là một loại pháo cố định của Mỹ, Daewoo đã liên kết với Italia thiết kế bánh xe bọc thép để chúng trở thành pháo tự hành.

Pháo tự hành M109A6 Howitzer

Hãng Bell Textron của Mỹ kết hợp Samsung chế tạo máy bay trực thăng UH-1. Hãng Sikorsky Aircraft Corporation, cũng của Mỹ, kết hợp với Daewoo để chế tạo ra máy bay trực thăng H-76. Ngoài ra, Không quân Mỹ ký hợp đồng với Hàn Quốc bảo dưỡng cho các chủng loại máy bay F-4, F-15, A-10, và C-130 đồn trú ở Hàn Quốc, Nhật Bản, và Philippines.

Trong thập niên 1970 và thập niên 1980, ngành đóng tầu Hàn Quốc đã trở thành một nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới. Các tầu được đóng ở Hàn Quốc bao gồm tàu chở dầu dầu, dàn khoan dầu. Hyundai là hãng đóng tầu lớn nhất của Hàn Quốc đơn đặt hàng cho năm 1988 đạt 3 triệu tấn, tổng trị giá 1,9tỷ USD.

Năm 1990 Hàn Quốc đã thiết kế và đóng 2 chiếc tầu chiến, ngoài ra còn hợp tác với Mỹ, Ý, đóng số tầu loại hình khác. Trong thập niên 1980, đóng tầu tuần tiễu và tầu đổ bộ. Trong cuối những năm 1980, hợp tác với Đức đóng tầu ngầm. Công ty Howaldswerke của Hàn Quốc đã thiết kế 3 chiếc tầu ngầm 150 tấn, và năm 1990 đã bàn giao cho hải quân Hàn Quốc để đưa vào sử dụng. Trong những năm cuối 1980 Howaldswerke có kế hoạch tìm hỗ trợ kỹ thuật để đóng 3 tàu ngầm Type 209, khoảng 1.400 tấn. Vào những năm cuối 1990 Hàn Quốc sở hữu một trong những ngành công nghiệp quốc phòng phục vụ nhu cầu nội địa lớn nhất trên thế giới, nó phục vụ nhu cầu quốc phòng với chi phí vượt 14 tỷ đô la một năm.

Sự thành công của kinh tế Hàn Quốc là bắt nguồn từ việc tái cơ cấu hệ thống quan hệ sản xuất và công cụ tài chính. Theo thỏa thuận IMF từ năm 1998, Hàn Quốc mở cửa cho đầu tư nước ngoài, cũng như xuất khẩu vốn ra nước ngoài. Tổng thống Kims kiên trì đường lối cải cách và mở cửa nền kinh tế miền Triều Tiên cho các nguồn đầu tư nước ngoài, hủy bỏ các rào cản thương mại. Tái cơ cấu lĩnh vực tài chính và các liên doanh từ chỗ mọi hoạt động đều phải tuân thủ theo kế hoạch mệnh lệnh nhà nước sang cơ cấu mới thích nghi với thị trường tự do. Khoảng một nửa trong số 30 siêu tập đoàn như Hanbo, Daewoo, Dong-A, Haitai, và Sammi vẫn được giữ nguyên.

Khoảng thời gian từ 1999 đến 2001, việc nhiều tập đoàn lớn, trong đó có tập đoàn Daewoo, rơi vào phá sản đã đặt ra những thách thức đáng kể cho chương trình cải cách của chính phủ. Với khoảng 80 tỷ USD nợ, Daewoos là doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử bị phá sản. Sự phá sản của nó đã đặt dấu chấm hết cho huyền thoại cho rằng các công ty "quá lớn thì không thể bị phá sản". Chính phủ Hàn Quỗc đã kịp thời sửa đổi quy định và yêu cầu tất cả các hợp đồng ngoại phải có bảo lãnh.

Năm 2007, công nghiệp quốc phòng Hợp Quốc đã có khả năng cung cấp tất cả các loại vũ khí thông thường cần thiết cho quốc phòng của chính mình, và trở thành nhà cung cấp vũ khí trên thế giới. Tháng 6/2007 Hàn Quốc đã giành được hợp đồng 450 triệu USD với Thổ Nhĩ Kỳ để cung cấp máy bay phản lực KT-1. Máy bay KT-1 cũng đã được đã được bán cho Indonesia. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã quyết định mua của Hàn Quốc xe tăng lội nước có trang bị pháo 120-mm tự động nạp đạn.

Hàn Quốc còn xuất khẩu cối tự hành K-9 155-mm có tầm bắn tới khoảng hơn 40 km, máy bay huấn luyện phản lực siêu âm T-50 có thể được chuyển đổi thành máy bay ném bom hạng nhẹ.

Cơ quan Phát triển quốc phòng tuyên bố phát triển thành công xe chiến đấu bộ binh "K21" nặng 26 tấn được trang bị pháo tự động nạp đạn 40-mm, súng máy 7,63 mm và tên lửa chống tăng. K21 có khả năng vượt sông tuyệt vời, tốc độ lên tới 70 km/giờ trên đất liền, và 7,8 km/giờ trong nước. Hàn Quốc cũng giới thiệu khả năng sản xuất các loại tên lửa tầu-đối-tầu, tên lửa xách tay bắn máy. Đến nay tên lửa Haeseong và Singung của Hàn Quốc đã hoàn toàn thay thế tên lửa Harpoon và tên lửa Stinger của Mỹ.

Theo Global Security
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang