Bí mật các phi vụ hợp tác sản xuất vũ khí của Triều Tiên với một số quốc gia


DS&PL - Ngay từ thời chiến tranh Iran - Iraq, Israel- Ai Cập, các vũ khí hiện đại của CHDCND Triều Tiên đã được mua và sử dụng. Pakistan cũng từng là đối tác mua nhiều vũ khí của Bình Nhưỡng. Nhờ đâu mà một quốc gia nghèo như CHDCND Triều Tiên lại có thể chế tạo được nhiều loại bom nguy hiểm và mang đầu đạn hạt nhân? Công thức phát triển và tài chính lấy từ đâu? Những khách hàng sộp của CHDCND Triều Tiên là ai? Dưới đây là những tiết lộ của tờ Thời báo Châu Á mới đây.

CHDCND Triều Tiên cũng như nhiều quốc gia khác, trước tiên đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Liên Xô cũ, họ đã nhập tên lửa Scud B từ những năm 1960-1970, qua thập niên 80 thì nước này bắt đầu học cách chế tạo. Hoả tiễn mà mọi người thấy trên bầu trời Iran - Iraq trong cuộc chiến giữa hai bên vào thập niên 80 chính là của CHDCND Triều Tiên do Iran đặt mua. Do vậy mà CHDCND Triều Tiên rất có kinh nghiệm trong chế tạo tên lửa. Cho đến đầu thập niên 1990, họ chủ yếu sao chép hoả tiễn của Liên Xô thì sau đó nước này đã bắt đầu chế tạo hoả tiễn riêng cho mình, họ đã cộng tác với Iran, Pakistan với tư cách vừa là bạn hàng vừa là đối tác trên mặt công nghệ học. Ba nước này thường xuyên trao đổi công nghệ với nhau để cùng hợp sức chế tạo vũ khí.

Khách hàng đầu tiên mua vũ khí của CHDCND Triều Tiên là Ai Cập. Để cám ơn, CHDCND Triều Tiên đã đưa phi công sang giúp đỡ Ai Cập trong cuộc chiến chống Israel vào năm 1973, chính quyền Cairo cũng chuyển một số hoả tiễn FROG -7B, tên lửa và giàn phóng mà Liên Xô đã trang bị cho mình sang CHDCND Triều Tiên. Đầu thập niên 80, Ai Cập lại cung cấp cho Bắc Triều Tiên hoả tiễn có khả năng mang đầu đạn 200 kg và bắn xa hơn 290km. Sau khi nghiên cứu về loại hoả tiễn này, CHDCND Triều Tiên đã phát hiện ra nhiều điều mới và phát triển thành hoả tiễn riêng biệt cho mình. Tên lửa đầu tiên được hoàn thành là vào năm 1984 và mang tên là Hwasong 5, sau đó Bình Nhưỡng đã hợp tác chặt chẽ với Cairo và sản xuất loại tên lửa này tại Ai Cập và chính vụ hợp tác này mà CHDCND Triều Tiên đã thấy nó có thể mang lại lợi ích kinh tế hái ra tiền từ món hàng cải tiến của họ.

Khách hàng lớn nhất của CHDCND Triều Tiên là Iran, vào tháng 6/1987, Iran cần loại vũ khí này để đối phó với Iraq, do vậy mà hai nước đã kí một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 500 triệu USD, bao gồm cả 100 hoả tiễn Hwasong 5, sau đó nước này mua thêm cả hoả tiễn Hwasong 6. Các hoả tiễn này đều được Iran đổi tên thành Shehab1 và Shehab2. Năm 1993, CHDCND Triều Tiên đã thử nghiệm một loại hoả tiễn mới có tên gọi là Rodong với khả năng mang đầu đạn nặng 1, 2 tấn và bay xa 1.300 km hoặc đầu đạn 1 tấn và bay xa 1.500 km, nói cách khác là chúng có khả năng bay xa tới những thành phố lớn của Nhật Bản. Hôm thử nghiệm, thiếu tướng Hossein Mantequei, người chỉ huy Lực lượng bảo vệ cách mạng Iran đã đến Bình Nhưỡng để quan sát. Hossein đã rất hài lòng và liền kí kết mua 150 hoả tiễn Rodong và khi về đến Iran nó được đặt lại tên thành Shehab 3. Cuối thập niên 80, Bình Nhưỡng ngoài chiêu dụ được nhiều khách hàng mới như Syri, Liby, nước này còn xuất khẩu sang cả Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất 25 tên lửa Hwasong 5 và nhiều pháo đài quân sự và tên lửa có khả năng bắn nhiều mục tiêu. Bên cạnh các quốc gia Trung Đông, một khách hàng thâm niên khác mua vũ khí của CHDCND Triều Tiên là Pakistan. Từ khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1972 thì Bình Nhưỡng đã bán vũ khí, đạn pháo, giàn phóng, linh kiện thiết bị hoả tiễn. Pakistan cũng đã mua thiết bị hoả tiễn tầm trung Rodong của Bình Nhưỡng.

Loạt bắn thử hoả tiễn Teapodong 2 mới đây không thành công đã gây ra mối nghi ngờ về khả năng chế tạo tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Taepodong là loại hoả tiễn tầm xa đời mới của những năm cuối thập niên 90. Vào năm 1998, CHDCND Triều Tiên đã cho thử hoả tiễn Taepodong 1 và xem như đã thành công về mặt đạn đạo nhưng Taepodong 2 thì có tầm bắn xa hơn. Việc bắn thử đã thất bại nhưng theo các chuyên gia phân tích thì không nên vội vã kết luận về khả năng hoả tiễn của CHDCND Triều Tiên. Vả lại, hoả tiễn từng được Pakistan và Iran thử nghiệm dù mang tên khác nhau như Shehab ở Iran hay Ghaury ở Pakistan nhưng vẫn là cùng cỡ với CHDCND Triều Tiên. Trong trường hợp Pakistan, các cuộc thử nghiệm phần lớn là thành công, ở Iran là 50%. Người ta nghĩ rằng, cả ba quốc gia này trao đổi công nghệ học, trang thiết bị cũng như kĩ thuật viên. Hiển nhiên, họ cũng trao đổi dữ liệu về cách tính toạ độ phù hợp với các hoả tiễn bắn thử và công cuộc thử nghiệm của một đối tác sẽ được các bên còn lại rút kinh nghiệm. Đó là trên mặt hoả tiễn, còn trên mặt hạt nhân thì không đơn giản, và rõ ràng như thế ai cũng biết có sự chuyển giao công nghệ học từ Pakistan đến CHDCND Triều Tiên nhưng không chắc là có sự chuyển giao ngược lại và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sự trao đổi công nghệ giữa Iran và CHDCND Triều Tiên.

Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây khác lo ngại việc xuất khẩu vũ khí là nguồn thu chính cho chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và do đó cũng muốn ngăn chặn chương trình này. Tuy nhiên, về khả năng của CHDCND Triều Tiên, nhiều người tỏ ra dè dặt. Họ có thể có một khả năng nhất định, CHDCND Triều Tiên vào đầu thập niên 1990 đã tự trang bị cho mình những kĩ thuật cơ bản, cho phép chế tạo bom plutonium, cho nên có thể nói là Bình Nhưỡng có thể chế tạo một hoặc hai quả bom plutonium. Hiện nay, Tây phương lo ngại là Bình Nhưỡng có thể gắn đầu đạn hạt nhân vào các hoả tiễn Taepodong 2 hay Taepodong 3 mà nước này đang thử nghiệm và Bình Nhưỡng thực sự đang chơi trên khả năng này. Bình Nhưỡng sẽ thử hoả tiễn Taepodong 3 mang đầu đạn từ 500-1000kg và bay xa khoảng 10.000-12.000 km, tức có thể bắn tới bất kì mục tiêu nào ở Mỹ. Đối với CHDCND Triều Tiên, phát triển vũ khí là cách duy trì chế độ để làm cho Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc chú ý đến mình và buộc phải giúp đỡ nước này. Cũng phải nói rằng, việc xuất khẩu vũ khí của Bình Nhưỡng không còn được thu lợi như trước, hợp tác giữa CHDCND Triều Tiên và Pakistan đã tạm ngừng. Từ năm 2001, Pakistan đã trở thành đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, hiện nay chỉ còn Iran là đối tác chính, cho nên Bình Nhưỡng đã khó khăn hơn, mất đi một phần thu nhập không nhỏ.

Văn Nguyễn (Theo Atimes/Newsweek/BBC)
Nhận bài viết mới qua E-mail:
*Vui lòng click vào Link được gửi vào hộp thư của bạn để xác nhận*

Đăng Nhận xét của bạn!

Bạn có thể để lại nhận xét của mình và tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
» Nội dung nhận xét phải nghiêm túc, không dung tục và không Spam.
» Bạn có thể sử dụng các tài khoản: Google, WordPress, AIM, Liveournal ... để viết nhận xét.
» Nếu không có tài khoản, bạn vẫn có thể viết nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL hay Ẩn danh.
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

 
Đối tác | Phong thuy | Tài Chính - Kế Toán | Truyện Tranh Online | Code1k.com | Movang.info | Quần Áo Rẻ Đẹp | 123 Mua Nhanh | SucManhSEO™ | Dịch Thuật Việt |

Hot Defence | ©2008 - 2010 All Rights Reserved by Khanh Nguyen | Website được xây dựng trên nền Blogspot | Xem tốt nhất trên trình duyệt FireFox.

Xin liên hệ Khanh Nguyen qua số ĐT: 016.93.94.95.96
Lượt khách : xxxxx Lượt truy cập : xxxxx
Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang